I – Mục tiêu :
Sau khi học xong bài học, hs có khả năng :
- Biết được Trái Đất rất lớn và có hình cầu .
- Biết cấu tạo của quả địa cầu .
-K-G: Quan sát và chỉ được trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, Bắc bán cầu, Nam bán cầu, đường xích đạo.
II- Đồ dùng dạy học :
- Các hình trong sgk trang 112-113 .
- 2 hình phóng to như hình 2 sgk /112, không có phần chữ .
- 2 bộ bìa, mỗi bộ gồm 5 tấm ghi : cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu .
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 975 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Tự nhiên xã hội Lớp 3 Tuần 30 Năm học 2009 - 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: TN &XH
Tuần: 30 Tiết: 59
Ngày dạy: 13/4/10 dạy:31/8/09
Bài 59 : TRÁI ĐẤT – QUẢ ĐỊA CẦU
I – Mục tiêu :
Sau khi học xong bài học, hs có khả năng :
- Biết được Trái Đất rất lớn và có hình cầu .
- Biết cấu tạo của quả địa cầu .
-K-G: Quan sát và chỉ được trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, Bắc bán cầu, Nam bán cầu, đường xích đạo.
II- Đồ dùng dạy học :
Các hình trong sgk trang 112-113 .
2 hình phóng to như hình 2 sgk /112, không có phần chữ .
2 bộ bìa, mỗi bộ gồm 5 tấm ghi : cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu .
III- Các hoạt động dạy - học :
A – Kiểm tra bài cũ :
2 Hs trả lời câu hỏi về nội dung bài 58 . Nhận xét bài cũ.
B - Dạy bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta học bài về trái đất. Quả địa cầu.
2. Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm .
. Mục tiêu : Hs nhận biết được hình dạng của trái đất trong không gian . Biết cấu tạo của quả địa cầu gồm : quả địa cầu, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ .
. Cách tiến hành :
- Quan sát hình 1/ sgk 112, trả lời câu hỏi :
+ Các em thấy trái đất có hình gì ?
Gv chốt ý : Trái đất có hình cầu , hơi dẹt ở hai đầu
- Cho Hs qua sát quả đại cầu . Gv giới thiệu về quả địa cầu ( theo sgv trang 131-132 )
w Kết luận : Trái đất rất lớn và có dạng hình cầu .
3. Hoạt động 2 : Thực hành theo nhóm .
. Mục tiêu : Hs biết chỉ trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu.
. Cách tiến hành :
wBước 1 : Làm việc theo Nhóm : Quan sát quả địa cầu.
wBước 2: Làm việc cả lớp : Đại diện các lên chỉ vào quả địa cầu và giới thiệu theo những nội dung trên .
* Kết luận : ( theo sgv trang 132 )
4. Hoạt động 3 : Trò chơi “ Gắn chữ vào sơ đồ ” .
. Mục tiêu : Giúp hs Hs nắm chắc vị trí của cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu
. Cách tiến hành :
wBước 1 : Tổ chức và hướng dẫn .
Gv treo 2 hình phóng to đã chuẩn bị lên bảng .
Chia lớp thành các nhóm 5 . Chọn 2 nhóm lên bảng xếp thành hàng dọc. Gv phát mỗi nhóm 5 tấm bìa.
Hd luật chơi : ( sgv trang 133 )
wBước 2: Các nhóm tiến hành chơi . Cả lớp theo dõi, quan sát và cổ vũ cho các bạn chơi .
wBước 3 : Gv cùng cả lớp đánh giá hai nhóm chơi . 4. Hoạt động 3 : Củng cố – Dặn dò :
- Cho hs nhắc lại nội dung đã ôn tập .
- Bài sau : Sự chuyển động của trái đất.
- Nhận xét tiết học
- Quan sát hình . Trả lời .
-Trả lời
- Quan sát quả địa cầu. Theo dõi lời giảng giải của cô .
- Các nhóm quan sát hình 2 / sgk 112 và chỉ trên hình : cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu, chỉ trục của quả địa cầu rồi nhận xét xem trục nó đứng hay nghiêng so với mặt bàn .
- Chơi trò chơi.
Rút kinh nghiệm
Môn: TN &XH
Tuần: 30 Tiết: 60
Ngày dạy: 14/4/10 dạy:31/8/09
Bài 60 : SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT
I – Mục tiêu :
Sau khi học xong bài học, hs có khả năng :
- Biết Trái Đất vừa tự quay quanh mình nó vừa chuyển động quanh Mặt Trời .
Biết sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời.
K-G:Biết cả hai chuyển động của Trái đất theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
II- Đồ dùng dạy học :
Các hình trong sgk trang 114-115 .
Quả đại cầu .
2 bộ bìa, mỗi bộ gồm 5 tấm ghi : cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu .
III- Các hoạt động dạy - học :
A – Kiểm tra bài cũ :
2 Hs trả lời câu hỏi về nội dung bài 59 . Nhận xét bài cũ.
B - Dạy bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta học bài sự chuyển động của trái đất.
2. Hoạt động 1: Thực hành theo nhóm .
. Mục tiêu : Hs nhận biết được Trái Đất vừa tự quay quanh mình nó vừa chuyển động quanh Mặt Trời .
.. Cách tiến hành :
- Hs quan sát hình 1/ sgk 114 trả lời câu hỏi :
+ Trái đất quay quanh trục của nó theo hướng cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ ?
- Cho vài Hs thực hành quay quả địa cầu trước lớp .
w Gv vừa quay quả địa cầu vừa nêu kết luận :
( theo sgv trang 134 )
3. Hoạt động 2 : Quan sát tranh theo cặp .
. Mục tiêu : Biết sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời.
K-G:Biết cả hai chuyển động của Trái đất theo hướng ngược chiều kim đồng hồ..
. Cách tiến hành :
- Cho Hs quan sát hình 3 / sgk 115 và chỉ cho nhau xem sự chuyển động của trái đất quanh mình nó và xung quanh mặt trời . Đồng thời trả lời câu hỏi :
+ Trái đất tham gia đồng thời mấy chuyển động ? Đó là những chuyển động nào ?
+ Nhận xét về hướng chuyển động của trái đất quanh mình nó và quanh mặt trời ?
- Đại diện vài hs lên trả lời . Cả lớp theo dõi , bổ sung nếu cần .
* Kết luận : ( theo sgv trang 135 )
4. Hoạt động 3 : Chơi trò chơi “ Trái đất quay ” .
. Mục tiêu : Củng cố kiến thực toàn bài. Tạo hứng thú học tập .
. Cách tiến hành :
- Chia lớp thành các nhóm . Hd các nhóm trưởng cách điều khiển hoạt động của các nhóm
- Các nhóm ra sân. Gv phổ biến luật chơi ( theo sgv trang 135 ), tiến hành chơi trong nhóm . Cả nhóm theo dõi, quan sát và cổ vũ cho hai bạn chơi .
- Cho vài cặp lên biểu diễn trước lớp .
- Gv cùng cả lớp đánh giá cách biểu diễn của các bạn .
4. Hoạt động 3 : Củng cố – Dặn dò :
- Cho hs nhắc lại nội dung đã ôn tập .
- Bài sau : Trái đất là một hành tinh trong hệ mặt trời.
- Nhận xét tiết học .
- Quan sát hình . Trả lời .
- Thực hành quay .
- Quan sát quả địa cầu . Theo dõi lời giảng giải của cô .
- Quan sát hình, trao đổi trong nhóm, rồi trả lời câu hỏi.
- Thực hiện trò chơi.
Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- TNXH3 30.doc