Kế hoạch bài học - Môn Toán 5 Tuần 17

TIẾT 81: LUYỆN TẬP CHUNG

I - MỤC TIÊU:

Giúp học sinh:

- Củng cố kỹ năng thực hiện các phép tính với số thập phân.

- Rèn luyện kỹ năng giải bài toán liên quan tới tỷ số phần trăm.

II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

* Bảng phụ.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5)

- Tìm một số biết nếu 45% của nó là 72

- Tìm 30% của 600

* Hoạt động 2: Luyện tập tực hành (28 - 30)

- Bài 1: (7 - 8).

- Kiến thức: Củng cố kỹ năng thực hiện phép chia với số thập phân.

- Học sinh thực hiện bảng con.

 

doc8 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 736 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học - Môn Toán 5 Tuần 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 17 thỏng 12 năm 2007 Tiết 81: Luyện tập chung I - Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố kỹ năng thực hiện các phép tính với số thập phân. - Rèn luyện kỹ năng giải bài toán liên quan tới tỷ số phần trăm. II - Đồ dùng dạy - học: * Bảng phụ. III - Các hoạt động dạy học: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) - Tìm một số biết nếu 45% của nó là 72 - Tìm 30% của 600 * Hoạt động 2: Luyện tập tực hành (28 - 30’’) - Bài 1: (7 - 8’). - Kiến thức: Củng cố kỹ năng thực hiện phép chia với số thập phân. - Học sinh thực hiện bảng con. - Nêu những điều cần lưu ý cho mỗi phép chia. + Bài 2/72: (7 - 8’). + Kiến thức: Củng cố kỹ năng thực hiện 4 phép tính với số thập phân. - Phần a - học sinh làm nháp. Phần b - học sinh làm vở * Bài 3/72: (8 - 10’). + Kiến thức: Củng cố kỹ năng giải toán có lời văn có liên quan đến tỷ số phần trăm. - Học sinh đọc thầm, tự giải bài vở, một học sinh giải bảng phụ. - Giáo viên hướng dẫn học sinh kém tại bàn. - Giáo viên chấm, chữa bài và nhận xét. * Dự kiến sai lầm: - Bài 3: HS lúng túng khi đặt lời giải cho bài toán . * Hoạt động 3: Củng cố. (3’) + Bài 4/80: - Học sinh đọc đề bài, tự chọn vào SGK. - Học sinh đọc kết quả chọn (một số học sinh), giải thích vì sao? Rút kinh nghiệm bài dạy: ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ ba ngày 18 thỏng 12 năm 2007 Tiết 82. Luyện tập chung I - Mục tiêu: Giúp học sinh: - Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép tính. - Ôn tập chuyển đổi đơn vị đo diện tích. II - Đồ dùng dạy - học: * Bảng phụ. III - Các hoạt động dạy học: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) - Tìm 1 số biết 75% của nó là 1350 * Hoạt động 2: Luyện tập thực hành. (28 - 30’) * Bài 1: (8 - 10’). + Kiến thức: Củng cố đổi các hỗn số thành số thập phân. - Học sinh nêu yêu cầu, cả lớp làm giấy nháp, đổi vở kiểm tra. - Hỏi: Để chuyên phân số thành số thập phân em làm như thế nào? (Học sinh trả lời theo các cách khác nhau). - Ví dụ: 4 1 = 9 = 4.5 hoặc 1 ;2 = 0,5 => 4 1 = 4,5 hoặc 4 1 = 4 5 = 4,5 2 2 2 2 10 * Bài 2: (6 - 7’). + Kiến thức: Tìm thành phân chưa biết liên quan đên 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân. - Học sinh tự làm nháp. - Giáo viên giúp đỡ học sinh yếu. * Bài 3: (5 - 6’). - Kiến thức: Giải bài toán liên quan đến cộng, trừ tỷ số phần trăm. - Học sinh tự làm vở. - Giáo viên chấm, chữa, nhận xét. * Bài 4: (3’). - Kiến thức: Đổi đơn vị đo diện tích. - Học sinh làm bài SGK, đọc kết quả trước lớp (vài em). - Giáo viên nhận xét. * Dự kiến sai lầm: - HS làm bài tườn đối nhanh và chính xác. * Hoạt động 3 Củng cố. (3’) - Nêu những kiến thức đã được luyện tập trong bài. - Giáo viên nhận xét giờ học - Dặn dò: Tiết sau chuẩn bị máy tính bỏ túi Rút kinh nghiệm bài dạy: ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ tư ngày 19 thỏng 12 năm 2007 Tiết 83 Giới thiệu máy tính bỏ túi I - Mục tiêu: * Giúp học sinh: Làm quen với việc sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và tính phần trăm. - Lưu ý: Máy tính bỏ túi chỉ sử dụng khi giáo viên cho phép. II - Đồ dùng dạy - học: - Giáo viên: Hình vẽ máy tính bỏ túi phóng to. - Học sinh: máy tính bỏ túi. III - Các hoạt động dạy học: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) - Không kiểm tra * Hoạt động 2: Dạy bài mới. (15’) * Hoạt động 2.1: Làm quen với máy tính bỏ túi. - Giáo viên gắn hình máy tính bỏ túi lên bảng, học sinh để máy tính trước mặt. - Hỏi: Quan sát bề mặt máy tính bỏ túi có thể chia thành mấy phần? - Sau đó cho học sinh thảo luận nhóm: . Hỏi: nêu những phím trên bàn phím? . Hỏi: dựa vào những phím dã biết trên bàn phím, em hãy cho biết máy tính bỏ túi có thể kàm gì? - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ xung. * Hoạt động 2.2: Thực hiện các phép tính bằng máy tính bỏ túi. - Hỏi: Để đưa máy tính vào hoạt động ta cần khởi động bằng cách ấn nut nào? - Giáo viên nêu phép tính 25,3 9 + 7,09. Học sinh thực hiện trên máy tính, sau đó 1 em trình bày. - Giáo viên ghi vào bảng, 1 vài em nêu lại cách thực hiện. * Hoạt động 3: Luyện tập. (18’) * Bài 1: (7 - 8’). - Kiến thức: Làm quen với việc sử dụng máy tính bỏ túi để kiểm tra kết quả. - Học sinh tự thực hiện các phép tính vào vở, tự kiểm tra, đổi vở kiểm tra. * Bài 2: (5 - 6’). - Kiến thức: Rèn kỹ năng sử dụng máy tính bỏ túi thực hiện phép chia. - Học sinh làm bài vào vở. - Giáo viên chấm, chữa bài. * Dự kiến sai lầm: - HS sử dụng máy tính chưa thành thạo * Hoạt động 4: Củng cố. (3’) - Làm bài 3: Cho 1 số học sinh phát biểu => Tính kết quả biểu thức. - Dăn dò: Tiết sau vẫn mang máy tính bỏ túi đến lớp. Rút kinh nghiệm bài dạy: ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ năm ngày 20 thỏng 12 năm 2007 Tiết 84: Sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán về số phần trăm I - Mục tiêu: * Giúp học sinh: Ôn tập các bài toán cơ bản về tỷ số phần trăm, kết hợp rèn luyện kỹ năng sử dụng máy tính bỏ túi. II - Đồ dùng dạy - học: - Giáo viên: máy tính bỏ túi. - Học sinh: máy tính bỏ túi. III - Các hoạt động dạy học: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) - Dùng máy tính để tính kết quả các phép tính sau: 65,54 x 86 87672 : 15,6 * Hoạt động 2: Dạy bài mới. (15’) * Hoạt động 2.1: + Ví dụ 1: Tính tỷ số phần trăm của 2 số. - Giáo viên nêu yêu cầu. - Hỏi: Muốn tính tỷ số phần trăm của 7 và 40 ta làm như thế nào? - Một học sinh nêu cách làm trên giấy, 1 học sinh nêu cách làm trên máy tính bỏ túi. * Hoạt động 2.2: + Ví dụ 2: Tính 1 số phần trăm của 1 số. - Cả lớp thực hiện trên máy. Một học sinh trình bày miệng cách làm. * Hoạt động 2.3: + Ví dụ 3: Tìm 1 số biết giá trị của 1 số phần trăm. - Học sinh cả lớp thực hiên trên máy, 1 học sinh trình bày miệng cách làm. * Hoạt động 3: Luyện tập. (18’) * Bài 1: (5’). - Kiến thức: Sử dụng máy tính bỏ túi đẻ tính phần trăm của 2 số. - Học sinh làm bài điền kết quả vào SGK, đọc kết quả theo dãy. * Bài 2: (6’). - Kiến thức: Tìm giá trị của 1 số phần trăm bằng máy tính bỏ túi. - Học sinh làm bài, đọc nhóm đôi, điền kết quả SGK. - Học sinh chữa bài. - Nêu dạng bài nào? * Bài 3: (6’). - Kiến thức: Tìm 1 số khi biết giá trị của 1 số phần trăm. - Học sinh làm bài vào vở. - Giáo viên chữa, nhận xét. * Dự kiến sai lầm: - HS dùng máy tính nhanh và thành thạo hơn. * Hoạt động 4: Củng cố. (3’) - Giáo viên tổng kết và nhận xét giờ học. Rút kinh nghiệm bài dạy: ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ sáu ngày 21 tháng 12 năm 2007. Tiết 85: HìNH TAM GIáC I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết đặc điểm của hình tam giác. - Phân biệt ba dạng hình tam giác (Phân loại theo góc). - Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác. II. Đồ dùng dạy học: - Các hình tam giác như sgk. - Ê ke. III. Các hoạt động dạy học: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) - Không kiểm tra. * Hoạt động 2: Dạy bài mới. (15’) HĐ2.1: GV vẽ hình tam giác ABC lên bảng và yêu cầu HS nêu số cạnh, số đỉnh và số góc của hình tam giác. ? Hình tam giác có đặc điểm như thế nào? HĐ 2.2: Gv vẽ lên bảng 3 hình tam giác như SGK và yêu cầu HS nêu rõ tên góc, dạng góc của từng hình tam giác. - GV giới thiệu 3 dạng: + Hình tam giác có 3 góc nhọn. + Hình tam giác có 1 góc tù và 2 góc nhọn. + Hình tam giác có 1 góc vuông và 2 góc nhọn. - HS nhắc lại. - GV vẽ lên bảng một số hình tam giác trong đó có đủ 3 dạng trên và yêu cầu HS nhận dạng từng hình - HS thực hành nhận biết 3 dạng hình tam giác. HĐ 2.3: GV vẽ hình tam giác ABC, đường cao AH như SGK à giới thiệu đáy, đường cao tương ứng cùng dộ dài chiều cao AH. - Yêu cầu HS dùng ê ke kiểm tra đường cao của 3 dạng: + Hình tam giác có 3 góc nhọn. + Hình tam giác có 1 góc tù và 2 góc nhọn. + Hình tam giác có 1 góc vuông và 2 góc nhọn * Hoạt động 3: Luyện tập. (18’) + Bài 1 (miệng) - KT: Góc và cạnh của hình tam giác. + Bài 2 (nhóm) - KT: Nhận biết đáy, đường cao tam giác. + Bài 3 (vở) - KT: So sánh diện tích hình tam giác dựa vào đếm số ô vuông. * Dự kiến sai lầm - HS lúng túng khi xác định đường cao ứng với mỗi đáy (đặc biệt đường cao nằm ngoài tam giác). * Hoạt động 4: Củng cố. (3’) - Thế nào là hình tam giác? - Đường cao hình tam giác là gì? Rút kinh nghiệm bài dạy: ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

File đính kèm:

  • docToan - Tuan 17.doc