TIẾT 37 : NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT ( Trang )
I. MỤC TIÊU.
+Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật (anh Thành, anh Lê).
+ Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
+ Tranh minh hoạ trang 5, SGK ( phóng to nếu có điều kiện).
+ Ảnh chụp Bến Nhà Rồng ( nếu có)
+ Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
132 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 851 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài học môn Tiếng Việt khối lớp 5 - Tuần 19 đến tuần 24, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Những thông tin mà các chú lấy được từ phía kẻ địch, giúp quân ta hiểu hết ý đồ của địch để có biện pháp ngăn chặn, đối phó kịp thời.
- Lắng nghe.
+ Bài văn ca ngợi những hành động dũng cảm, mưu trí của anh Hai Long và những chiến sĩ tình báo.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài, HS cả lớp ghi vào vở.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. Sau đó 4 HS dưới lớp nêu cách đọc từng đoạn, HS bổ sung ý kiến thống nhất giọng đọc đã nêu ở mục 2a
- Luyện đọc diễn cảm theo hướng dẫn của GV.
- 3 – 5 HS thi đọc diễn cảm đoạn 3. HS cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất.
C. Củng cố - dặn dò.
- Hỏi: Em có suy nghĩ gì về các chiến sĩ tình báo?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Phong cảnh đền Hùng.
Thứ ......... ngày ....... tháng ........ năm .........
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 47 : ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT
( TRANG )
I. MỤC TIÊU.
Giúp HS.
+Tìm được 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài); tìm được các hình ảnhnhân hoá,so sánh trong bài văn (BT1).
+Viết được một đoạn văn tả một đồ vật quen thuộc theo yêu cầu của BT2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
+ Giấy khổ to, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Giới thiệu bài.
- Hỏi HS về cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật
- GV nhắc lại 3 phần của bài văn miêu tả đồ vật.
B. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- GV giới thiệu.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp để trả lời câu hỏi của bài.
- Phát giấy khổ to cho 2 nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm trả lời 1 phần a hoặc b vào giấy.
- Gọi nhóm làm vào giấy khổ to dán bài lên bảng đọc phiếu, yêu cầu HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Trình bày tại chỗ.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp
- 2 HS ngồi cùng bàn cùng trao đổi, thảo luận, làm bài tập.
- Làm việc theo hướng dẫn của GV.
a. Mở bài: Tôi có một người bạn đồng hành màu cỏ úa.
Thân bài: Chiếc áo sờn vai của ba chiếc áo quân phục cũ của ba.
Kết bài: Mấy chục năm qua và cả gia đình tôi.
b. + Các hình ảnh so sánh trong bài văn: những đường khâu đều đặn như khâu máy, hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh; cái cổ áo như hai cái lá non; cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thực sự; xắn tay áo lên gọn gàng; mặc áo vào tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba, tôi chững chạc như một anh lính tí hon.
+ Các hình ảnh nhân hoá ( cái áo) người bạn đồng hành quý báu, cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi
+ Bài văn mở bài theo kiểu nào?
+ Bài văn kết bài theo kiểu nào?
+ Em có nhận xét gì về cách quan sát để tả cái áo của tác giả?
+ Trong phần thân bài tác giả tả cái áo theo thứ tự nào?
+ Để có bài văn miêu tả sinh động, có thể vận dụng biện pháp nghệ thuật nào?
- GV giảng giải.
- Treo bảng phụ ghi sẵn các kiến thức cơ bản về văn miêu tả.
- Yêu cầu HS đọc.
Bài 2.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Hỏi:
+ Đề bài yêu cầu gì?
+ Em chọn đồ vật nào để tả?
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS làm bài vào giấy ( hoặc bảng nhóm) dán lên bảng, HS cả lớp đọc, nhận xét.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn mình viết.
- Nhận xét, sửa chữa cho từng HS. Cho điểm những HS viết đạt yêu cầu.
+ Mở bài kiểu trực tiếp.
+ Kết bài kiểu mở rộng.
+ Tác giả quan sát rất tỉ mỉ, tinh tế.
+ Tả từ bao quát rồi tả từng bộ phận của cái áo.
+ Có thể vận dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá, so sánh.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng phần thành tiếng cho HS cả lớp nghe ( 2 lượt).
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Trả lời.
+ Đề bài yêu cầu viết một đoạn văn ngắn tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật.
+ ( HS nói tên đồ vật mình chọn)
- HS cả lớp làm bài vào vở. 1 HS làm vào giấy khổ to ( hoặc bảng nhóm)
- Làm việc theo yêu cầu của GV.
- 3 – 5 HS đọc đoạn văn mình viết.
C. Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn và chuẩn bị bài sau.
Thứ ......... ngày ....... tháng ........ năm .........
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 48 : NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG CẶP TỪ HÔ ỨNG
( TRANG )
I. MỤC TIÊU.
Giúp HS:
+ Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng thích hợp.
+ Làm được BT1,2 của mục III.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
+ Bảng lớp viế sẵn hai câu văn phần Nhận xét.
+ Bảng phụ viết sẵn nội dung bài 1, bài 2 phần luyện tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Giới thiệu bài.
- Gọi 3 HS lên bảng đặt câu với 1 từ ở bài 3 trang 59.
- Gọi 3 HS dưới lớp trả lời các câu hỏi sau:
+ Hãy nêu những danh từ có thể kết hợp với từ an ninh.
+ Hãy nêu những việc làm giúp em tự bảo vệ khi cha mẹ không có ở bên.
- Gọi HS nhận xét bạn trả lời câu hỏi.
- Gọi HS nhận xét bạn làm trên bảng.
- Nhận xét cho điểm HS.
B. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Tìm hiểu ví dụ.
Bài 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhắc HS cách làm bài, dùng gạch chéo (/) để phân cách các vế câu, một gạch ngang dưới bộ phận CN, hai gạch ngang dưới VN.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét, kết luận bài làm đúng.
- 3 HS lên bảng đặt câu.
- 3 HS đứng tại chỗ trả lời.
- Nhận xét bạn trả lời: đúng / sai.
- Nhận xét bạn làm bài: đúng/ sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 2 HS làm trên bảng lớp. HS cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét.
a. Buổi chiều, nắng vừa nhạt / sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
b. Chúng tôi đi đến đâu/ rừng ào ào chuyển động đến đấy.
Bài 2.
+ Các từ in đậm trong hai câu ghép trên được dùng làm gì?
+ Nếu lược bỏ những từ ấy thì quan hệ giữa các vế câu có gì thay đổi?
Bài 3.
- GV yêu cầu: Em hãy tìm những từ có thể thay thế cho các từ in đậm trong hai câu ghép trên.
- GV ghi nhanh câu HS đặt lên bảng khoanh tròn vào các từ thay thế.
- Các từ in đậm trong hai câu ghép trên dùng để nối hai vế câu trong câu ghép.
+ Nếu lược bỏ những từ ngữ in đậm ở câu a thì 2 vế câu không có quan hệ chặt chẽ với nhau, câu b sẽ trở thành câu không hoàn chỉnh.
- Nối tiếp nhau đọc câu đã thay thế từ in đậm. Ví dụ.
a. Buổi chiều, nắng mới nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
+ Buổi chiều, nắng chưa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
+ Buổi chiều, nắng càng nhạt, sương càng buông nhanh xuống mặt biển.
b. Chúng tôi đi đến chỗ nào, rừng ào ào chuyển động chỗ ấy.
- GV kết luận.
3. Ghi nhớ.
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
- GV yêu cầu: Em hãy đặt các câu ghép có nối các vế câu bằng cặp từ hô ứng để minh hoạ cho ghi nhớ.
4. Luyện tập.
Bài 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhắc HS gạch chéo ( /) để phân cách các vế câu, khoanh tròn vào cặp từ hô ứng có trong câu.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp. HS cả lớp đọc thầm để thuộc ngay tại lớp.
- 3 HS nối tiếp nhau đặt câu.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Nhắc HS làm trên bảng phụ. HS dưới lớp làm vào vở bài tập.
- Nhận xét bài làm của bạn.
a. Ngày chưa tắt hẳn,/ trăng đã lên rồi.
2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng chưađã
b. Chiếc xe ngựa vừa đậu lại/ tôi đã nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra.
2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng: vừađã.
c. Trời càng nắng gắt,/ hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.
2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng càngcàng.
Bài 2.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét, kết luận các câu đúng.
a. Mưa càng to, gió càng thổi mạnh.
b. Trời mới hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
Trời chưa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
Trời vừa hửng sáng, nông dẫn đã ra đồng.
c. Thủy Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh làm núi lên cao bấy nhiêu.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 1 HS làm trên bảng phụ HS dưới lớp làm vào vở bài tập.
- Nhận xét bạn làm bài.
C. Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc Ghi nhớ, đặt 5 câu ghép có cặp từ hô ứng và chuẩn bị bài sau.
Thứ ......... ngày ....... tháng ........ năm .........
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 48 : ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT
( TRANG )
I. MỤC TIÊU.
Giúp HS.
+ Lập được dàn ý bài văn miêu tả đồ vật.
+ Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập một cách rõ ràng, đúng ý.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
+ HS chuẩn bị đồ vật thật hoặc tranh ảnh về đồ vật.
+ Giấy khổ to, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học.
A. Giới thiệu bài.
- Thu, chấm đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em của 3 HS.
- Nhận xét bài làm của HS.
B. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Em chọn đồ vật nào để lập dàn ý? Hãy giới thiệu cho các bạn được biết.
- Gọi HS đọc gợi ý 1.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào phiếu dán lên bảng.
- GV cùng HS cả lớp nhận xét để có dàn ý chi tiết, đầy đủ.
- Yêu cầu HS rút kinh nghiệm từ bài của bạn để tự sửa dàn ý của mình theo hướng GV vừa chữa.
- Gọi HS đọc dàn ý của mình, GV chú ý sửa chữa cho từng em.
- Cho điểm HS làm bài đạt yêu cầu.
Bài 2.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Tổ chức cho HS trình bày dàn ý về văn tả đồ vật của mình trong nhóm.
- Lưu ý HS: Với dàn ý đã lập, khi trình bày em cố gắng nói thành câu với mỗi chi tiết, hình ảnh miêu tả.
- Gọi HS trình bày dàn ý của mình trước lớp.
- Nhận xét, cho điểm HS trình bày dàn ý tốt.
- 3 HS mang bài cho GV chấm.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Nối tiếp nhau giới thiệu về đồ vật mình lập dàn ý.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp.
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm vào giấy khổ to ( hoặc bảng nhóm).
- Làm việc theo hướng dẫn của GV.
- Sửa bài của mình.
- 3 – 5 HS đọc dàn ý của mình.
- 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS đọc gợi ý 2 trước lớp.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới cùng tạo thành 1 nhóm, trình bày dàn ý của mình cho các bạn nghe.
- 3 – 5 HS trình bày dàn ý của mình trước lớp.
C. Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh dàn ý bài văn và chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết.
File đính kèm:
- GIAO AN TV K5 TU TUAN 19TUAN 24.doc