TẬP ĐỌC
LÒNG DÂN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Biết đọc đúng một văn bản kịch. Cụ thể:
- Biết đọc ngắt giọng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu khiến, câu hỏi, câu cảm trong bài.
- Giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách từng nhân vật và tình huống căng thẳng, đầy kịh tính của vở kịch. Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.
2.Hiểu nội dung, ý nghĩa phần 1 của vở kịch: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
16 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 625 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học - Môn Tiếng Việt 5 - Tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài
đ. Hướng dẫn bài tập chính tả (7ph - 9ph)
Bài 2/26:
- 1 HS nêu yêu cầu BT + mẫu
- Dựa vào mẫu, làm bài vào vở
- Chữa, chốt lời giải đúng
- Vài HS đọc bài
Bài 3/26:
- 1 HS đọc yêu cầu của BT
- Thảo luận nhóm đôi
- Trả lời
- Chốt lời giải đúng
- Nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng
3. Củng cố, dặn dò (1ph - 2ph)
- Nhận xét tiết học.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN DÂN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về Nhân dân, biết một số thành ngữ ca ngợi phẩm chât của nhân dân VN.
2. Tích cực hoá vốn từ (sử dụng từ đặt câu).
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Bảng phụ
- Từ điển
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: (3ph - 5ph)
- Đặt một câu với một cặp từ đồng nghĩa.
- Tiếp nối nhau đặt câu
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài (1ph - 2ph) : GV nêu MĐYC của tiết học
b. Hướng dẫn thực hành (32ph - 34ph)
Bài 1/27 (6ph - 8ph)
- 1 HS đọc yêu cầu
- Chia nhóm
- Các nhóm thảo luận, thực hiện yêu cầu của BT
- Phát biểu, nhận xét
- Nhận xét, chốt lời giải đúng:
a. thợ điện, thợ cơ khí
b. thợ cấy, thợ cày
c. tiểu thương, chủ tiệm
d. đại uý, trung sĩ
e. giáo viên, bác sĩ, kĩ sư
g. HS tiểu học, HS trung học
Bài 2/27 (10ph - 12ph)
- 1 HS nêu yêu cầu
- Nhắc: có thể dùng nhiều từ đồng nghĩa để giải thích cho cặn kẽ, đầy đủ nội dung một thành ngữ...
- Trao đổi nhóm đôi
- Phát biểu
- Nhận xét, bổ sung
- Nhận xét
- Đọc lại các thành ngữ, tục ngữ
Bài 3/27 (15ph - 17ph)
- 1 HS nêu yêu cầu
- Cả lớp đọc thầm lại truyện Con Rông cháu Tiên + chú giải
- Suy nghĩ. Trả lời
- Nhận xét, bổ sung
- Chốt lời giải đúng:
a. ... vì đều sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ.
b. đồng hương, đồng môn...
- Làm phần c vào vở . Tiếp nối nhau đọc câu vừa đặt
- Nhận xét
3. Củng cố, dặn dò (2ph - 4ph)
- Nhận xét tiết học
Thứ tư ngày 10 tháng 9 năm 2008
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Rèn kĩ năng nói:
- HS tìm được một câu chuyện về người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Biết sắp xếp các việc có thực thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Kể chuyện tự nhiên, chân thực.
2. Rèn kĩ năng nghe: chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Một số tranh ảnh minh hoạ những việc làm tốt thể hiện ý thức xây dựng quê hương, đất nước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: (2ph - 3ph)
- Kể lại một câu chuyện đã được nghe, hoặc được đọc về các anh hùng, danh nhân của nước ta.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài (1ph - 2ph) : GV nêu yêu cầu của tiết kể chuyện.
b. Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài (6ph - 8ph)
- Đọc đề
- Phân tích đề:
? Đề bài thuộc thể loại gì? Nói về chủ đề gì?
- Gạch chân từ trọng tâm: một việc làm tốt, xây dựng quê hương, đất nước
- KC được chứng kiến hoặc tham gia...
- Cả lớp đọc thầm gợi ý 1SGK, 1 – 2 HS tóm tắt gợi ý 1
- Giới thiệu câu chuyện
- Đọc thầm dàn bài SGK
- Treo bảng phụ chép sẵn dàn bài
c. Học sinh tập kể (22ph - 24ph)
- Kể trong nhóm đôi
- Nhắc: chú ý nghe bạn kể để nhận xét
- Kể cá nhân trước lớp
- Nhận xét:
+ Nội dung
+ Lời kể
+ Điệu bộ
d. Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện (3ph - 5ph)
- Trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện
- Phát biểu
- Nhận xét, bổ sung
- Nhận xét
- Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất...
3. Củng cố, dặn dò (3ph - 5ph)
- Nhận xét tiết học
- VN: kể lại câu chuyện cho người thân.
TẬP ĐỌC
LÒNG DÂN
(Tiếp theo)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Biết đọc đúng phần tiếp của vở kịch. Cụ thể:
- Biết ngắt giọng để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm trong bài.
- Giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách từng nhân vật và tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch. Biết đọc diễn cảm vở kịch theo cách phân vai.
2. Hiểu nội dung, ý nghĩa của vở kịch: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm...tấm lòng son sắt của người dân Nam Bộ đối với CM.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (2ph - 3ph)
- Phân vai đọc diễn cảm phần đầu vở kịch Lòng dân
- HS đọc phân vai
- Nhận xét
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài (1ph - 2ph)
b. Luyện đọc đúng (10ph - 12ph)
* GV hướng dẫn HS luyện đọc
- 1 HS đọc mẫu toàn bài. Lớp đọc thầm theo, xác định đoạn: 3 đoạn
+ Đoạn 1: từ đầu đến cai cản lại
+ Đoạn 2: tiếp đến chưa thấy
+ Đoạn 3 còn lại
- Đọc nối tiếp đoạn
- Nhận xét
- Đoạn 1:
+ Luyện đọc: lời tên cai cao giọng cuối câu hỏi
- 1 HS đọc
+ Giải nghĩa: tía
- Đọc chú giải
+ Hướng dẫn: Giọng cai và lính: dịu giọng khi mua chuộc...; giọng An: hồn nhiên
- Đọcđoạn theo dãy
- Đoạn 2:
+ Giải nghĩa: chỉ
- Đọc chú giải
- Hướng dẫn: Giọng dì Năm và chú cán bộ : tự nhiên bình tĩnh
- Đọc đoạn theo dãy
- Đoạn 3:
- Giải nghĩa: nè
- Đọc chú giải
- Hướng dẫn: giọng cai: ngọt ngào khi xin ăn
- Đọc đoạn theo dãy
- Đọc theo nhóm đôi
* Đọc cả bài:
- Hướng dẫn: chú ý ngắt giọng để phân biệt tên nhân vật với lời nhân vật...
- 1 – 2 HS đọc
- Đọc mẫu
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài (10ph - 12ph)
? An đã làm cho bọn giặc mừng hụt ntn?
- Đọc thầm đoạn 1. Trả lời
? Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh?
- Đọc thầm đoạn 2. Trả lời: dì vờ hỏi chú cán bộ chỗ để giấy tờ... để chú cán bộ biết mà nói theo
? Vì sao vở kịch được đặt tên là Lòng dân?
- Thảo luận nhóm đôi. Trả lời: Vì vở kịch thể hiện tấm lòng của người dân đối với cách mạng...
Chốt: nêu nội dung, ý nghĩa
d. Luyện đọc diễn cảm (10ph - 12ph)
- Hướng dẫn đọc diễn cảm theo đoạn
Đoạn 1: giọng cai hống hách, doạ dẫm...
Đoạn 2: giọng cai: doạ dẫm; giọng và chú cán bộ và dì Năm bình tĩnh
Đoạn 3: giọng cai ngọt ngào
- Đọc đoạn theo dãy
- Hướng dẫn: đọc đúng ngữ điệu các câu hỏi...
- Đọc mẫu cả bài
- Đọc (đoạn hoặc cả bài)
- Phân vai
- Đọc diễn cảm toàn bộ đoạn kịch
3. Củng cố, dặn dò (2ph - 4ph)
? Nêu nội dung vở kịch?
- VN: chuẩn bị bài sau: Những con sếu bằng giấy.
Thứ năm ngày 11 tháng 9 năm 2008
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Qua phân tích bài văn Mưa rào, hiểu thêm về cách quan sát và chọn lọc chi tiết trong một bài văn tả cảnh.
2. Biết chuyển những điều đã quan sát được về một cơn mưa thành một dàn ý với các ý thể hiện sự quan sát của riêng mình; biết trình bày dàn ý trước các bạn rõ ràng, tự nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Tranh ảnh rừng tràm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Kiểm tra bài cũ : (2ph - 3ph)
- Thống kê số HS trong tổ theo những yêu cầu:
Tổ
Số HS
HS nữ
HS nam
HS giỏi
- HS làm bảng con
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài (1ph - 2ph) : GV nêu MĐYC của tiết học
b. Hướng dẫn thực hành (32ph - 34ph)
Bài 1/31(12ph - 14ph)
- 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT
- Cả lớp theo dõi SGK
- Đọc thầm lại bài văn Mưa rào, thảo luận nhóm
- Phát biểu
- Nhận xét
- Chốt lại lời giải đúng
? Cách quan sát và chọn lọc chi tiết?
- ...quan sát tinh tế, dùng từ ngữ miêu tả chính xác và độc đáo, tác giả đã viết được bài văn miêu tả cơn mưa rào rất chân thực, thú vị.
Bài 2/32 (20ph - 22ph)
- 1HS đọc yêu cầu BT
- Kiểm tra việc chuẩn bị cho tiết học .
- Lập dàn ý vào vở
- Tiếp nối nhau trình bày dàn ý
- Nhận xét, góp ý
- Nhận xét, chấm điểm
3. Củng cố, dặn dò (2ph - 4ph)
- Nhận xét tiết học
- VN: chuẩn bị bài sau
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Luyện tập sử dụng đúng chỗ một số nhóm từ đồng nghĩa khi viết câu văn, đoạn văn.
2. Biết thêm một số thành ngữ, tục ngữ có chung ý nghĩa: nói về tình cảm của người Việt đối với đất nước, quê hương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: (3ph - 5ph)
? Tìm thành ngữ nói lên phẩm chất của người VN cần cù, chăm chỉ, không ngại khó, ngại khổ?
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài (1ph - 2ph) : GV nêu MĐYC của tiết học
b. Hướng dẫn thực hành (32ph - 34ph)
Bài 1/32 (6ph - 8ph)
- 1 HS nêu nội dung BT, lớp theo dõi SGK + quan sát tranh minh hoạ
- Chia nhóm
- Các nhóm làm bài vào SGK
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét
- Nhận xét, chốt lời giải đúng: đeo, xách, vác, khiêng, kẹp
- 1HS đọc lại đoạn văn
Bài 2/33(8ph - 10ph)
- Đọc yêu cầu
- Giải nghĩa: cội; lưu ý HS: ba câu tục ngữ đã cho cùng nhóm nghĩa, các em phải chọn 1 trong 3 ý đã cho để giải thích đúng...
- Thảo luận nhóm, phát biểu
- Nhận xét
- Nhận xét, chốt lời giải đúng
Bài 3/33 (16ph - 18ph)
- 1 HS đọc nội dung bài 3. Lớp theo dõi SGK
- Suy nghĩ, chọn 1 khổ thơ để viết thành một đoạn văn miêu tả, phát biểu dự định
- Nhắc: có thể viết về màu sắc của những sự vật không có trong bài
- 1 HS nói vài câu làm mẫu
- Làm bài vào vở
- Đọc bài viết của mình
- Nhận xét
- Nhận xét, biểu dương HS có bài viết hay
3. Củng cố, dặn dò (2ph - 4ph)
- Nhận xét tiết học.
Thứ sáu ngày 12 tháng 9 năm 2008
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Biết hoàn chỉnh các đoạn văn dựa theo nội dung chính của mỗi đoạn.
2. Biết chuyển một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa thành một đoạn văn miêu tả chân thực, tự nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (2ph - 3ph):
- Đọc dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài (1ph - 2ph): GV nêu MĐYC của tiết học
b. Hướng dẫn thực hành (32ph - 34ph)
Bài 1/ 34(16ph - 18ph)
- 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT 1. Cả lớp theo dõi SGK
- Nhắc HS chú ý: tả quang cảnh sau cơn mưa
- Đọc thầm lại 4 đoạn văn xác định nội dung chính của mỗi đoạn. Phát biểu
- Treo BP đã viết nội dung chính của mỗi đoạn văn
- Chọn một đoạn, viết thêm vào chỗ có dấu (...)để hoàn chỉnh nội dung ( viết vào vở)
- Tiêp nối nhau đọc bài
- Nhận xét
- Nhận xét, khen ngợi bài làm tốt
Bài 2/34 (18ph - 22ph)
- Nêu yêu cầu
- Hướng dẫn: dựa trên hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cơn mưa của bạn HS, các em hãy chuyển thành một đoạn văn miêu tả chân thực, tự nhiên
- Viết bài
- Tiếp nối nhau đọc bài
- Nhận xét
- Nhận xét, chấm điểm
3. Củng cố, dặn dò (2ph - 4ph)
? Nhắc lại nội dung cần ghi nhớ ?
- VN: chuẩn bị bài sau.
File đính kèm:
- Tieng viet - Tuan 3.doc