1. Kiến thức:
- Hiểu được nội dung bài: Bài văn tả và kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên, qua đó cho thấy nét độc đáo trong sinh hoạt của đồng bào Tây Nguyên, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi.
- Hiểu được ý nghĩa của các từ ngữ: trường đua, chiêng, man-gát, cổ vũ.
- Biết được cách ngắt, nghỉ hợp lý.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho học sinh đọc đúng các từ dễ phát âm sai.
- Biết đọc với giọng vui, sôi nổi.
- Đọc đúng, rành mạch, biết cách nghỉ ngơi hợp lý sau
8 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4014 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Môn dạy : Tiếng Việt 3 - Tập 2 Tên bài : Tập đọc “Hội đua voi ở Tây Nguyên”., để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 5 tháng 3 năm 2013
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn dạy : Tiếng Việt 3 - Tập 2
Tên bài : Tập đọc “Hội đua voi ở Tây Nguyên”.
Người dạy: Lê Thị Thanh Thủy.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu được nội dung bài: Bài văn tả và kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên, qua đó cho thấy nét độc đáo trong sinh hoạt của đồng bào Tây Nguyên, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi.
- Hiểu được ý nghĩa của các từ ngữ: trường đua, chiêng, man-gát, cổ vũ.
- Biết được cách ngắt, nghỉ hợp lý.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho học sinh đọc đúng các từ dễ phát âm sai.
- Biết đọc với giọng vui, sôi nổi.
- Đọc đúng, rành mạch, biết cách nghỉ ngơi hợp lý sau dấu chấm dấu phẩy và giữ các cụm từ.
3. Thái độ:
- Rèn luyện tính mạnh dạn, nghiêm túc.
- Giúp học sinh yêu thích những ngày lễ hội ở Tây Nguyên.
II. Đồ dùng dạy - học:
● Giáo viên:
+ Sách giáo khoa Tiếng Việt 3.
+ Tranh ảnh minh họa bài tập đọc trong SGK và hình ảnh chiếc chiêng.
+ Bảng phụ ghi đoạn văn luyện đọc.
● Học sinh:
+ Sách giáo khoa Tiếng Việt 3.
III. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp thực hành.
- Phương pháp thảo luận.
IV. Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức lớp (1phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Hỏi HS hôm trước lớp học tập đọc bài gì?
- Gọi 5 HS kể nối tiếp 5 đoạn câu chuyện
- Gọi 1 HS nêu nội dung câu chuyện.
- Nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài: ( 1 phút)
- GV: Các em thường được xem các hội đua thuyền, đua xe đạp, đua mô tô, đua ngựa…Nhưng ở Tây Nguyên còn có một ngày hội lớn, rất thú vị và độc đáo đó là hội gì?
-GV treo tranh minh họa, hỏi:
+ Tranh vẽ cảnh gì?
ØTranh vẽ nhiều người đánh chiêng,đánh trống cổ vũ cho những con voi hăng hái chạy đua.
- GV ghi tên bài và cho 2 HS nhắc lại tên bài.
3.1. Các hoạt động day – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Luyện đọc ( 15 phút)
* GV đọc mẫu bài với giọng vui, sôi nổi. Nhịp nhanh, dồn dập hơn ở đoạn2.
* HS đọc nối tiếp câu lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó.
(GV nhắc HS: Bài có mười ba câu, khi đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tên bài và đọc câu cuối cùng đọc tên tác giả)
- HS đọc nối tiếp câu lần 1.
- GV nhận xét
- Luyện đọc một số từ khó: Man- gát, bình tĩnh,điều khiển, trúng đích, huơ vòi .
+ Giáo viên ghi bảng từ khó.
+ Giáo viên đọc mẫu.
+ Gọi 3 - 4 HS đọc lại các từ khó.
+ Đọc đồng thanh từ khó.
- HS đọc nối tiếp từng câu lần 2.
* Luyện đọc từng đoạn của bài kết hợp giải nghĩa từ.
- GV chia đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu…những người phi ngựa giỏi nhất.
+ Đoạn 2: Còn lại.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài
* Hướng dẫn đọc câu dài: Nêu cách ngắt giọng câu văn cuối bài.
Những chú voi chạy đến đích trước tiên đều ghìm đà, / huơ vòi / chòa những khán giả đã nhiệt liệt cỗ vũ, // khen ngợi chúng.
- HS đọc nối từng đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đoạn 1 này người ta nhắc đến nơi nào diễn ra cuộc đua.
- GV hỏi: Trên mỗi con voi, ngồi hai chàng man-gát. Vậy man-gát nghĩa là thế nào? Ghi từ man-gát lên bảng.
+ Đoạn 2, chú ý đoạn này đọc nhịp nhanh và dồn dập hơn.
- Để cổ vũ cuộc đua người ta dùng nhạc cụ gì các em.
- Vậy chiêng nghĩa là như thế nào?
- Cho HS xem tranh chiếc chiêng.
- Gọi HS đọc chú giải trong SGK.
- HS đọc nối đoạn trong nhóm bàn.
- Gọi 2 đại diện nhóm đọc.
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: (7 phút)
- HS đọc từng và trả lời câu hỏi:
(?) Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét chốt lại: Voi đua từng tốp mười con dàn hàng ngang ở nơi xuất phát. Hai chàng trai điều khiển ngồi trên lưng voi. Họ ăn mặc đẹp, dáng vẻ rất bình tĩnh vì họ vốn là người phi ngựa giỏi nhất.
- Đoạn thứ nhất cho ta thấy điều gì?
=> Đoạn thứ nhất cho ta thấy công việc chuẩn bị cho cuộc đua voi.
- GV nhận xét.
+ Đoạn 2
(?) Cuộc đua diễn ra như thế nào?
=> Chiêng trống vừa nổi lên , cả mười con voi lao đầu, hăng máu phóng như bay. Bụi cuốn mù mịt. Những chàng man-gát gan dạ và khéo léo điều khiển cho voi về trúng đích.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét nhắc lại.
- Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, dễ thương?
=> Những chú voi chạy đến đích trước tiên đều gìm đà, huơ vòi chào khán giả đã nhiệt liệt cổ vũ, khen ngợi chúng.
- Đoạn 2 cho chúng ta biết điều gì?
=> Diễn biến cuộc đua voi.
- Qua bài học các em có cảm nhận gì về ngày hội đua voi ở Tây Nguyên?
- GV nhận xét chốt lại ý chính: Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên cho thấy nét độc đáo trong sinh hoạt của đồng bào Tây Nguyên, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi.
- Những người đua voi đã thể hiện tinh thần gì?
- Hỏi nội dung của bài tập đọc.
=> GV nhận xét chốt lại: Bài văn tả và kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên, qua đó cho thấy nét độc đáo trong sinh hoạt của đồng bào Tây Nguyên, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi.
- GV giới thiệu thêm về voi: Voi là loài động vật rất to và khỏe sống trên cạn, chúng có nhiều ở Tây Nguyên.
- Em nào cho cô biết ngoài đua voi còn có lễ hội gì nào?
- Các em có thích những lễ hội đó không?
- GV chốt lại: Những lễ hội đó thật bổ ích và độc đáo, vì vậy chúng ta phải biết yêu thích những lễ hội của dân tộc mình để những lễ hội đó ngày càng phong phú hơn.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại (7 phút)
- GV chọn đoạn 2 và hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- GV treo bảng phụ và đọc mẫu : Đến giờ xuất phát, chiêng trống nổi lên thì cả mười con voi lao đầu chạy. Cái dáng lầm lì, chậm chạp thường ngày bỗng dưng biến mất. Cả bầy hăng máu phóng như bay. Bụi cuốn mù mịt. Các chàng man – gát phải rất gan dạ và khéo léo điều khiển cho voi về trúng đích. Những chú voi chạy đến đích trước tiên đều ghìm đà, huơ vòi chào những khán giả đã nhiệt liệt cổ vũ, khen ngợi chúng.
- Gọi 3 – 4 HS đọc thi.
- HS nhận xét
- GV nhận xét và tuyên dương.
- HS lắng nghe
- Lắng nghe
- HS đọc nối tiếp câu lần 1.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe
- HS đọc các từ khó trên bảng
- HS đọc đồng thanh.
- HS đọc nối tiếp từng câu.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài
- HS đọc nối đoạn lần 2.
+ 1 HS trả lời: nơi diễn ra cuộc đua là trường đua.
- 1 HS trả lời: man-gát nghĩa là người điều khiển voi.
- 1 HS trả lời: chiêng
- HS trả lời: chiêng là nhạc cụ bằng đồng, hình tròn, đánh bằng cùi, âm thanh vang dội.
- HS quan sát.
- 1 HS đọc.
- HS đọc bài theo nhóm đôi
- 1 HS đọc.
- HS trả lời.
- HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS trả lời.
- Lắng nghe.
- 1 HS trả lời.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe
- 1 HS trả lời
- HS lắng nghe.
- HS trả lời: Diễn biến cuộc đua voi.
- 2 HS trả lời.
- HS trả lời: dũng cảm
- 2 HS trả lời: Bài văn kể về ngày hội đua voi của đồng bào Tây Nguyên thật thú vị, bổ ích, độc đáo.
- HS lắng nghe.
- 2 HS trả lời: đua ngựa, đua thuyền…
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và quan sát.
- HS đọc thi.
- 2 HS nhận xét.
- HS lắng nghe
4. Hoạt động nối tiếp: Củng cố, dặn dò (5 phút)
- Gọi HS nhắc lại tên bài và nội dung bài
- Giáo dục các em phải yêu thích những ngày lễ hội của dân tộc.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương các em phát biểu sôi nổi.
- Dặn dò các em về nhà chuẩn bị bài tiếp theo: tập đọc Ngày hội rừng xanh
File đính kèm:
- HOI DUA VOI O TAY NGUYEN LOP 3.doc