Tâp đọc
CHUYỆN Ở LỚP
Ngày soạn: . Ngày dạy: .
I. Mục tiêu
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ở lớp, đứng day, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài: Mẹ chỉ muốn nghe chuyện ở lớp bé đã ngoan như thế nào?Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK)
- GDKNS: KN xác định giá trị; Nhận thức về bản thân; Lắng nghe tích cực; Tư duy phê phán.
- HS biết cần phải nghiêm túc trong học tập để cô và mẹ vui lòng.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Tranh vẽ SGK.
2. Học sinh: Bảng con.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Khởi động: Hát (1 phút)
2. Bài cũ: (4 phút)
- Học sinh đọc bài: Chú công.
- Lúc mới chào đời chú công có bộ lông màu gì?
- Sau hai ba năm đuôi chú công có màu sắc như thế nào?
- Đuôi chú công đẹp thế nào?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: Học bài: Chuyện ở lớp. (1 phút)
b. các hoạt động
27 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1078 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài học Lớp 1E - Tuần 30, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiếp
Tập xem lịch hằng ngày ở nhà.
Chuẩn bị: Cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100.
Rút kinh nghiệm
Toán
CỘNG, TRỪ (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 100
Ngày soạn: ................ Ngày dạy: ..................
Mục tiêu
- Biết cộng, trừ các số có hai chữ số không nhớ, cộng, trừ nhẩm. Nhận biết được mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Giải được bài toán có lời văn trong phạm vi các phép tính đã học
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác khi làm bài.
Đồ dùng dạy học
Giáo viên: Đồ dùng phục vụ luyện tập.
Học sinh:Vở bài tập.
Hoạt động dạy và học:
Khởi động: Hát (1 phút)
Bài cũ: (4 phút) Nêu các ngày trong tuần
Một tuần có mấy ngày? Là những ngày nào?
Hôm nay là thứ mấy, ngày mấy?
Bài mới:
a. Giới thiệu: Học bài cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100.
b. Các hoạt động
DKTL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
25 phút
Hoạt động : Luyện tập.
*Mục tiêu: Củng cố về làm tính cộng và trừ các số trong phạm vi 100 (không nhớ).
- Bài 1: Nêu yêu cầu bài.
- Bài 2: Nêu yêu cầu bài.
- Lưu ý học sinh đặt phải thẳng cột.
- Bài 3: Đọc đề bài.
- Hướng dẫn và cho HS giải vào vở, 1 em làm bảng phụ
- Bài 4: Đọc đề bài
- Cho HS làm vào vở.
- Gọi 2 HS lên bảng thi đua giải
Tính nhẩm.
Học sinh làm bài.
Sửa bài miệng.
Đặt tính rồi tính.
Học sinh làm bài.
Thi đua sửa ở bảng lớp.
Học sinh đọc đề.
Làm bài
Đọc đề bài
Làm bài
Chữa bài
Củng cố (4 phút)
Nêu cách đặt tính và thực hiện tính trừ trong phạm vi 100.
Thi đua tính nhanh:
Toàn và Hà: 76 điểm
Toàn: 32 điểm
Hà: … điểm?
IV. Hoạt động nối tiếp (1 phút)
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị: Luyện tập.
Rút kinh nghiệm
Tự nhiên – xã hội
TRỜI NẮNG , TRỜI MƯA
Ngày soạn: ................. Ngày dạy: ...................
I. Mục tiêu
- Nhận biết và mô tả ở mức độ đơn giản của hiện tượng thời tiết: nắng, mưa.
- Biết cáh ăn mặc và giữ gìn sức khỏe trong những ngày nắng, mưa
- Có ý thức bảo vệ sức khỏe khi đi dưới nắng, dưới mưa.
- GDKNS: KN ra quyết định: nên hay không nên làm gì khi đi dưới trời nắng và trời mưa; KN tự bảo vệ: Bảo vệ sức khỏe của bản thân khi thời tiết thay đổi; Phát triển KN giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.
- LGBVMT: HS hiểu thời tiết nắng, mưa là một yếu tố của MT. Sự thay đổi của thời tiết có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người; Có ý thức giữ gìn sức khỏe khi thời thiết thay đổi.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên : Tranh minh họa các hình ở SGK
- Học sinh : SGK.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Khởi động: Hát (1 phút)
2. Bài cũ: Con muỗi (4 phút)
-Kể các bộ phận bên ngoài của muỗi?
-Nêu cách phòng chống muỗi khi ngủ?
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài. Gv ghi tựa
b. các hoạt động
DKTL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
15 phút
10 phút
Hoạt động 1 : Nhận biết dấu hiệu trời nắng , trời mưa
*Mục tiêu: Hs biết những dấu hiệu chính của trời nắng,trời mưa.
-Bước 1: GV chia nhóm , phát cho mỗi nhóm 1 tờ bìa to và nêu yêu cầu: Các em hãy dán tất cả các tranh, ảnh sưu tầm được theo 2 cột
- Một cột là tranh ảnh về trời nắng , một cột là tranh ảnh về trời mưa và thảo luận các vấn đề sau :
-Nêu các dấu hiệu về trởi nắng ,trời mưa?
-Khi trời nắng, bầu trời và những đám mây như thế nào ?
-Khi trời mưa, bầu trời và những đám mây như thế nào ?
Bước 2: Gọi đại diện các nhóm mang SGK lên chỉ vào từng tranh và trả lời
Bước 3: GV cho HS treo các tờ bìa dán tranh, ảnh của mình trước lớp.
- GV kết luận : Khi trời nắng , bầu trời trong xanh có mây trắng, mặt trời sáng chói, nắng vàng chiếu xuống cảnh vật. Khi trời mưa, bầu trời u ám, mây đen xám phủ kín không có mặt trời, những giọt nước mưa rơi xuống làm ướt mọi vật.
- Hôm nay trời nắng hay trời mưa? Dấu hiệu nào cho em biết rõ điều đó?
Hoạt động 2: Thảo luận
*Mục tiêu: Hs biết cách giữ sức khỏe khi trời nắng, khi mưa
Bước 1: Gv nêu yêu cầu HS quan sát 2 hình ở trong SGK và trả lời các câu hỏi đó
-Tại sao khi trời nắng ,bạn phải đội mũ ,nón ?
-Để không bị ướt khi đi trời mưa bạn phải làm gì ?
Bước 2: GV gọi 1 số Hs lên trả lời
Gvnhận xét và tuyên dương .
-HS dán các tranh ảnh của mình mang đến lớp vào tờ bìa và nói với nhau nghe các dấu hiệu về trời nắng , trời mưa. Lần lượt từng em mô tả bầu trời và những đám mây khi trời nắng, trời mưa
- Đại diện các nhóm lên chỉ vào tranh và trả lời
- HS treo các tờ bìa dán tranh, ảnh và giới thiệu về các bức tranh
- Nhóm khác nhận xét
_ HS nêu
- HS quan sát và nói cho nhau nghe về các câu trả lời
- HS trả lời, Hs khác nhận xét và bổ sung ý kiến
4. Củng cố (5 phút)
Trò chơi: Thi vẽ tranh
Gv cho HS vẽ tranh miêu tả trời nắng hoặc trời mưa.
IV. Hoạt động nối tiếp (1 phút)
Nhận xét tiết học
Xem kĩ lại bài
Chuẩn bị bài : Thực hành quan sát bầu trời
Rút kinh nghiệm
Thủ công
CẮT DÁN HÀNG RÀO ĐƠN GIẢN
Ngày soạn: ............... Ngày dạy: ................
II. Mục tiêu
- Biết cách kẻ, cắt, các nan giấy. HS cắt được các nan giấy. Các nan giấy tương đối đều nhau. Đường cắt tương đối thẳng.
- Dán được các nan giấy thành hình hàng rào đơn giản. Hàng rào có thể chưa cân đối.
- Giáo dục HS quý trọng sản phẩm do chính tay mình làm ra.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên : Hình mẫu, quy trình
- Học sinh : giấy màu, giấy nháp có kẻ ô, vở thủ công, khăn lau tay, , hồ dán
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Khởi động: Hát (1 phút)
2. Bài cũ: (3 phút)
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Gv ghi tựa bài (1 phút)
b. các hoạt động
DKTL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5 phút
8 phút
15 phút
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
*Mục tiêu: HS biết cách kẻ, cắt, các nan giấy.
- GV cho HS quan sát các nan giấy mẫu và hàng rào
-Gv định hướng cho hs thấy cạnh của các nan giấy là những đường thẳng cách đều. Hàng rào được dán bởi các nan giấy
-Gv đặt câu hỏi:
+ Số nan đứng? Số nan ngang? + Khoảng cách giữa các nan đứng bao nhiêu ô? Giữa các nan ngang bao nhiêu ô?
Hoạt động 2: Hướng dẫn kẻ, cắt các nan giấy
*Mục tiêu: HS cắt được các nan giấy và dán thành hàng rào.
-Gv hướng dẫn: Lật mặt trái của tờ giấy màu có kẻ ô, kẻ theo các đường kẻ để có 2 đườngthẳng cách đều nhau. 4 nan đứng (dài 6 ô rộng 1 ô)và 2 nan ngang (dài 9 ô rộng 1ô ). Cắt theo các đường thẳng cách đều sẽ được các nan giấy .
Hoạt động 3: Thực hành
*Mục tiêu: HS cắt được các nan giấy và dán thành hàng rào.
-Nêu yêu cầu bài thực hành: Cắt các nan giấy thực hiện theo các bước:
-Gv quan sát, giúp đỡ hs yếu hoàn thành
-HS quan sát kĩ về hình dạng, kích thước,của hình mẫu.
- HS trả lời
- HS theo dõi gv hướng dẫn kẻ, cắt các nan giấy theo mẫu
- HS thực hành kẻ và cắt các nan giấy và dán thành hàng rào
4. Củng cố (4 phút)
- Tổ chức cho HS trình bày sản phẩm
- Cho HS nhận xét và chọn ra sản phẩm đẹp nhất
IV. Hoạt động nối tiếp (1 phút)
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị giấy màu, kéo, hồ, tiết sau học tiết 2 .
Rút kinh nghiệm
Đạo đức
BẢO VỆ HOA VÀ CÂY NƠI CÔNG CỘNG
Ngày soạn: ............... Ngày dạy: ..................
Mục tiêu
- Kể được một vài lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống con người.
- Yêu thiên nhiên, thích gần gũi với thiên nhiên.
- Biết bảo vệ cây và hoa ở trường, ở đường làng, ngõ xóm, và những nơi công cộng khác. Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
- LGBVMT ở HĐ1, HHĐ2
- GDKNS: KN ra quyết định và giải quyết vấn đề trong tình huống để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng; KN tư duy phê phán những hành vi phá hoại cây và hoa nơi công cộng.
- GDSDTKNLHQ: Bảo vệ cây và hoa là góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, không khí trong lành, môi trường trong sạch, góp phần giảm chi phí về năng lượng phục vụ cho hoạt động này.
II. Đồ dùng đạy học
- Giáo viên: Tranh.
- Học sinh: Vở bài tập.
III. Hoạt động dạy và học
Khởi động: Hát (1 phút)
Bài cũ: Chào hỏi và tạm biệt. (4 phút)
Con nói lời chào hỏi khi nào?
Con nói lời chào tạm biệt khi nào?
Bài mới:
a. Giới thiệu (1 phút)
b. Các hoạt động
DKTL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
8 phút
8 phút
10 phút
Hoạt động 1: Quan sát hoa và cây ở trong tranh.
Mục tiêu: Biết tên của 1 số cây và hoa.
Giáo viên tổ chức cho học sinh đi tham quan cây và hoa ở sân trường.
Các con có biết những cây, hoa này không? Các con có thích những cây, hoa này không? Vì sao?
Đối vời chúng, các con cần làm những việc gì? Và không nên làm những việc gì?
- Kết luận: Ở sân trường trồng nhiều loại cây khác nhau. Hoa làm cho sân trường thêm đẹp, cây xanh cho bóng mát …. Vậy thì các con phải biết bảo vệ, chăm sóc chúng, không được trèo cây, bẻ cành, hái hoa, lá ….Bảo vệ và chăm sóc cây và hoa là góp phần BVMT, sống thân thiện với môi trường
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế.
Mục tiêu: Nêu được 1 số cây và hoa ở nơi công cộng mà các con biết.
Những nơi nào được gọi là nơi công cộng?
Những cây và hoa ở nơi đó trồng có nhiều không, có đẹp không?
Chúng có ích lợi gì? có được bảo vệ tốt không? Vì sao?
Con có thể làm gì để góp phần bảo vệ chúng?
- LGBVMT: Trẻ em có quyền được tham gia chăm sóc và BVMT thiên nhiên phù hợp với lứa tuổi, quyền được sống trong môi trường trong sạch, lành mạnh.
Hoạt động 3: Thảo luận theo cặp đôi bài tập1.
Mục tiêu: Nhìn tranh nêu được việc làm.
- Giáo viên cho 2 em ngồi cùng bàn thảo luận với nhau sau đó trình bày kết quả.
+ Các bạn đang làm gì? Việc làm đó có lợi gì?
- Các con có thể làm được như vậy không? Vì sao?
- Kết luận: Các bạn nhỏ đang bảo vệ cây và hoa như: chống cây khỏi bị đổ, xới đất, tưới cây, …. Chăm sóc, bảo vệ cây và hoa sẽ chóng tươi tốt, chúng càng thêm xanh, thêm đẹp. Khi có điều kiện các con cần làm như các bạn.
Tham quan sân trường.
Học sinh lần lượt trả lời ý kiến tranh luận với nhau.
- HS nêu
HS nêu
Nhiều và rất đẹp
HS nêu
HS nêu
Thảo luận theo cặp.
Học sinh trình bày trước lớp.
Củng cố (4 phút)
- Cây và hoa nơi công cộng có ích lợi gì cho cuộc sống của con người?
- Con có thể làm gì để góp phần bảo vệ cây và hoa nơi công cộng?
- GDTKNLHQ
IV. Hoạt động nối tiếp (1 phút)
- Nhận xét tiết học
- Thực hiện điều được học.
Rút kinh nghiệm
Ban giám hiệu duyệt
Ngày ... tháng ... năm 2012
Tổ trưởng duyệt
Ngày ... tháng ... năm 2012
Trần Thị Hoá
File đính kèm:
- giao an tuan 30(1).doc