Kế hoạch bài học khối 5 Tuần 30 (Từ ngày 31 tháng 03 đến ngày 04 tháng 04 năm 2014 )

1. Đọc rành mạch , lưu loát; đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc diễn cảm bài văn .

2. Hiểu ý nghĩa: Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.( trả lời được các câu hỏi trong SGK ).

- HS nhận thức về những đức tính tốt đẹp làm nên sức mạnh của người phụ nữ, tự nhận thức về bản thân mình , bè bạn và mọi người.

 

doc24 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 983 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài học khối 5 Tuần 30 (Từ ngày 31 tháng 03 đến ngày 04 tháng 04 năm 2014 ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực hành Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm - HS đọc đề , nêu yêu cầu BT .Làm bài cá nhân vào vở . - 2 HS lên bảng chữa bài, 1 số HS nêu miệng kết quả . - Cả lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng . - GV dặn HS ghi nhớ mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm (Cột 1) *HS khá giỏi làm cả bài - HS nêu yêu cầu của bài tập . - HS làm bài cá nhân vào vở. 1số HS làm vào bảng phụ. - HS nêu miệng kết quả. HS làm bài trên bảng phụ dán bài lên bảng, trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng . GV lưu ý HS cách trình bày . VD : a) 2 năm 6 tháng = 30 tháng 1 giờ 5 phút = 65 phút b) 28 tháng = 2 năm 4 tháng 54 giờ = 2 ngày 6 giờ c) 90 phút = 1,5 giờ 2 giờ 12 phút = 2,2 giờ d) 60 giây = 1 phút 2 phút 45 giây = 2,75 phút Bài 3: Đồng hồ chỉ bao nhiêu giờ và bao nhiêu phút ? - HS đọc đề, nêu yêu cầu của bài tập . - HS quan sát các hình trong SGK, trao đổi làm bài theo nhóm đôi. - GV lấy mặt đồng hồ cho HS thực hành xem đồng hồ khi cho các kim di chuyển. Sau mỗi lần HS trả lời đồng hồ chỉ bao nhiêu giờ và bao nhiêu phút ? *Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng : *HS khá giỏi làm bài - HS nêu yêu cầu BT . - HS làm bài cá nhân . - HS nêu miệng kết quả. GV nhận xét, thống nhất phương án đúng: ( Khoanh vào B ). 3 . Củng cố, Dặn dò : - GV nhận xét tiết học. Dặn về nhà làm bài tập trong VBT. Luyện từ và câu ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu phẩy) I. MỤC TIÊU - Nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng của dấu phẩy (BT1). - Điền dấu phẩy theo yêu cầu của BT2. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - 3 bảng phụ kẻ sẵn bảng tổng kết về dấu phẩy (BT1). - 1 bảng phụ viết những câu, đoạn văn có ô để trống trong Truyện kể về bình minh. - VBT TV5. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - HS làm lại BT1, 3 (tiết LTVC Mở rộng vốn từ: Nam và nữ). 3. Bài mới 2.1 .Giới thiệu bài : - GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1: Xếp các VD vào ô thích hợp trong bảng tổng kết về dấu câu - Một HS đọc nội dung BT1. - GV treo bảng phụ đã kẻ bảng tổng kết; giải thích yêu cầu của bài tập. - HS đọc từng câu văn, suy nghĩ, làm bài vào VBT. 3 HS làm trên bảng phụ - HS làm trên bảng phụ dán bài lên bảng, trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng: Tác dụng của dấu phẩy Ví dụ Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu Câu b (Phong trào Ba đảm đang thời kì chống Mĩ cứu nước, phong trào Giỏi việc nước, đảm việc nhà thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã góp phần động viên hàng triệu phụ nữ cống hiến sức lực và tài năng của mình cho sự nghiệp chung.) Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ Câu a (Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng.) Ngăn cách các vế câu trong câu ghép Câu c (thế kỉ XX là thế kỉ giải phóng phụ nữ, còn thế kỉ XXI phải là thế kỉ hoàn thành sự nghiệp đó.) Bài tập 2: Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống trong mẩu chuyện vui sau... - Một HS đọc nội dung BT2 (đọc cả mẩu chuyện Truyện kể về bình minh còn thiếu dấy chấm, dấu phẩy; giải nghĩa từ :Khiếm thị) - GV nhấn mạnh 2 yêu cầu của bài tập: + Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống trong mẩu chuyện. + Viết lại cho đúng chính tả những chữ đầu câu chưa viết hoa. - HS đọc thầm Truyện kể về bình minh, làm bài vào VBT. - HS trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.1 HS điền kết quả đúng trên bảng phụ.Cả lớp sửa bài trong VBT. - HS đọc lại mẩu chuyện; nói nội dung câu chuyện. (Thầy giáo biết cách giải thích rất khéo, giúp một bạn nhỏ khiếm thị chưa bao giờ nhìn thấy bình minh hiểu được bình minh là như thế nào.) 3.Củng cố, dặn dò - Một HS nhắc lại tác dụng của dấu phẩy. GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ kiến thức về dấu phẩy để sử dụng cho đúng. Khoa học SỰ NUÔI VÀ DẠY CON CỦA MỘT SỐ LOÀI THÚ I.MỤC TIÊU : - Nêu được ví dụ về sự nuôi và dạy con của một số loài thú (hổ, hươu). II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : - Thông tin và hình trang 122, 123 SGK. III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ HS kể tên 1số động vật chỉ đẻ 1,đẻ 2 con trở lên trong mỗi lứa. 2.Bài mới 2.1.Hoạt động 1: quan sát và thảo luận Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn - GV chia lớp thành 6 nhóm: 3 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hổ, 3 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu. Bước 2: Làm việc theo nhóm - Đối với các nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hổ: từng thành viên trong nhóm đọc thông tin về sự sinh sản và nuôi con của hổ. Tiếp theo, nhóm trưởng điều khiển nhóm mình cùng thảo luận các câu hỏi trang 122 SGK: + Hổ thường sinh sản vào mùa nào? + Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt tuần đầu khi sinh? + Khi nào hổ mẹ dạy con săn mồi? Mô tả cảnh hổ mẹ dạy hổ con săn mồi theo trí tưởng tượng của bạn. + Khi nào hổ con có thể sống độc lập? - Đối với các nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu: Từng thành viên trong nhóm đọc các thông tin về sự sinh sản và nuôi con của hươu. Tiếp theo, nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi trang 123 SGK. + Hươu ăn gì để sống? + Hươu đẻ mỗi lứa mấy con? Hươu con mới sinh đã biết làm gì? + Tại sao hươu con mới khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy. Bước 3:Làm việc cả lớp Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung. 2.2.Hoạt động 2: trò chơi “ thú săn mồi và con mồi” Bước 1: Tổ chức chơi + Một nhóm tìm hiểu về hổ (nhóm 1) sẽ chơi với một nhóm tìm hiểu về hươu (nhóm 2): Nhóm 1 cử 1 bạn đóng vai hổ mẹ và một bạn đóng vai hổ con. Nhóm 2 cử một bạn đóng vai hươu mẹ và một bạn đóngvai hươu con. Trong khi hai nhóm này chơi, hai nhóm còn lại là quan sát viên. - Cách chơi: vận dụng kiến thức đã học ở hoạt động 1 về cách “săn mồi” ở hổ hoặc chạy trốn kẻ thù ở hươu để chơi. Bước 2: GV cho HS tiến hành chơi . - Các nhóm nhận xét đánh giá lẫn nhau . 3. Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà hoàn thành các BT tự đánh giá. Kĩ thuật LẮP RÔ - BỐT (Tiết 1) I MỤC TIÊU: - Chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp Rô - bốt. - Biết cách lắp và lắp được Rô - bốt theo mẫu. Rô - bốt lắp tương đối chắc chắn. - Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp , tháo các chi tiết của Rô - bốt. *HS khéo tay: lắp được Rô - bốt theo mẫu. Rô - bốt lắp chắc chắn. Tay Rô - bốt có thể nâng lên, hạ xuống được. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - G mẫu Rô - bốt đã lắp sẵn . G+ H bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. Hoạt động 1. Quan sát , nhận xét mẫu - ? Để lắp đợc Rô - bốt theo em cần phải lắp mấy bộ phận.Hãy kể tên những bộ phận đó. Hoạt động2. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật a.Hướng dẫn chọn các chi tiết HS lên bảng gọi tên và chọn từng loại chi tiết xếp vào hộp b.Lắp từng bộ phận: - Lắp chân Rô - bốt (H2 - Sgk) - Lắp thân Rô - bốt (H3 - Sgk) - Lắp đầu Rô - bốt (H4 - Sgk) - Lắp các bộ phận khác (H5 - Sgk) c.Lắp ráp Rô - bốt - G hướng dẫn lắp ráp Rô - bốt theo các bước trong Sgk, kiểm tra sự nâng lên , hạ xuống của 2 tay Rô - bốt. d.Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp . 3.Nhận xét - dặn dò: - GV nhận xét tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép một số bộ phận của Rô - bốt - H/d HS tiết sau tiếp tục thực hành. Thứ sáu , ngày 04 tháng 04 năm 2014 Toán PHÉP CỘNG I. MỤC TIÊU: - Biết cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong giải toán. * Ghi chú : Bài tập cần làm : Bài 1, Bài 2( Cột 1 ) , Bài3 , Bài 4. + HS K - G hoàn thành tất cả các bài tập trong SGK. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. 3 bảng phụ dành cho HS . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Kiểm tra bài cũ : 2 HS thực hiện : 28 tháng = … năm … tháng 75 giờ = … ngày … giờ 2.Bài mới 1. Hướng dẫn ôn tập - HS suy nghĩ và nhớ lại những kiến thức đã học về phép cộng, sau đó trả lời trước lớp về : + Tên gọi các thành phần và kết quả, dấu phép tính của phép cộng. + Một số tính chất của phép cộng ( giao hoán, kết hợp, cộng với 0 ). 2. Thực hành Bài 1: Tính - HS nêu yêu cầu BT. HS làm bài cá nhân vào vở . - 2 HS lên bảng chữa bài, 1 số HS nêu miệng kết quả. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng . Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất : (Cột 1); *HS khá giỏi làm cả bài - HS đọc đề , nêu yêu cầu của bài tập . - HS làm bài cá nhân vào vở. 3 HS làm vào bảng phụ. - 1 số HS nêu miệng kết quả . 3 HS làm bài trên bảng phụ dán bài lên bảng, trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng : a) ( 689 + 875 ) + 125 = 689 + ( 875 + 125 ) = 689 + 1000 = 1689 b) ( + ) + = + + = + = 1 + = c) 5,87 + 28,69 + 4,13 = 5,87 + 4,13 + 28,69 = 10 + 28,69 = 38,69 Bài 3: Không thực hiện phép tính, nêu dự đoán kết quả tìm x - HS nêu yêu cầu của bài tập . - HS trao đổi làm bài theo cặp. - HS phát biểu, nêu các cách dự đoán khác nhau rồi lựa chọn cách hợp lí nhất. Kết quả : x = 0 Bài 4: Giải toán (cột 1); *HS khá giỏi làm cả bài - HS đọc đề, tóm tắt bài toán . - HS làm bài cá nhân . - 1 HS trình bày bài giải , HS dưới lớp đổi chéo vở chữa bài cho nhau. - GV chữa bài và thống nhất bài giải: Bài giải Mỗi giờ cả hai vòi cùng chảy được : + = ( thể tích bể ) = 50% Đáp số : 50% thể tích bể 3.Củng cố, Dặn dò : - GV nhận xét tiết học. Dặn về nhà làm bài tập trong VBT. Tập làm văn TẢ CON VẬT (Kiểm tra viết) Đề bài : Hãy tả một con vật mà em yêu thích. I. MỤC TIÊU - HS viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng , đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng . II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Dàn ý tả con vật. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ : 2. Bài mới : 2.1. Giới thiệu bài : - GV nêu MĐ,YC của tiết học. 2.2. Hướng dẫn HS làm bài - Một HS đọc Đề bài và gợi ý của tiết Viết bài văn tả con vật. - GV nhắc nhở HS trước khi làm bài. 2.3. HS làm bài 3.Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị nội dung cho tiết TLV tuần 31 (Ôn tập về văn tả cảnh, mang theo sách TV 5 ,T1 để làm BT1 –Liệt kê những bài văn tả cảnh mà em đã học trong học kì I.)

File đính kèm:

  • docTUAN 30 LOP 5.doc
Giáo án liên quan