1. Mục tiêu:
1.1:Kiến thức :
Hoạt động 1:
- HS biết:
- HS hiểu:
Hoạt động 2:
- HS biết:
- HS hiểu:
Hoạt động 3:
- HS biết:
- HS hiểu:
Giúp học sinh:
- Hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị.
- Nêu biểu hiện của sống giản dị.
- Phân biệt được sống giản dị với xa hoa, cầu kì, phô trương hình thức với luộm thuộm cẩu thả
- Hiểu được ý nghĩa của sống giản dị.
1.2:Kĩ năng:
- HS thực hiện được:
- HS thực hiện thành thạo:
- Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống.
- Học sinh tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh: Lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc và thái độ giao tiếp với mọi người.
- Biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, tự học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị.
67 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1002 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài học Giáo dục công dân 7 - Trường THCS Thạnh Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a: Là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người; Gia đình có bình yên xã hội mới ổn định; Góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.
- Trách nhiệm của bản thân: chăm ngoan, học giỏi, kính trọng ông bà, cha mẹ, thương yêu anh chị em
- HS viết bốn câu ca dao, tục ngữ về tình cảm gia đình.
Câu 4. - Tự tin: tin tưởng vào khả năng cỷa bản thân, chủ động, tự quyết định và hành động một cách chắc chắn.
- Ý nghĩa: có thêm sức mạnh, nghị lực, sức sáng tạo.
- Cách rèn luyện: chủ động, tự giác trong học tập, tham gia các họat động; khắc phục tính rụt rè, tự ti, ba phải, dựa dẫm.
- HS nêu hai việc làm thể hiện sống tự tin.
Câu 5. - Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.
- Ý nghĩa: được mọi người yêu mến, cảm thông, giúp đỡ.
- HS nêu hai việc làm thể hiện hiện sống giản dị của bản thân.
Câu 6.
- Tự trọng: biết coi trọng, giữ gìn phẩm cách, điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội và truyền thống đạo đức
- Ý nghĩa: là phẩm chất đạo đức cao quý, giúp con người có nghị lực..
- HS viết ba câu ca dao, tục ngữ về tự trọng.
Câu 7.
- Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải và tôn trọng chân lý: sống ngay thẳng, thật thà, dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
- Người trung thực là người không chấp nhận sự giả dối, gian lận, không vì lợi ích riêng của mình mà che giấu hoặc làm sai lệch sự thật.
- Tính trung thực được biểu hiện qua hành vi, thái độ, hành động, lời nói; thể hiện trong công việc; quan hệ với bạn bè, bản thân và người khác: VD: không nhìn bài của bạn khi kiểm tra, nói đúng sự thật dù có bị thiệt hại
Câu 8:
-Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn họan nạn.
- Lòng yêu thương con người bắt nguồn từ cảm thông đau xót trước những khó khăn, đau khổ của người khác, mong muốn đem lại niềm vui.
Câu 9:
- Tôn sư: tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo ở mọi lúc mọi nơi.
- Trọng đạo: coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy cho mình.
- Có những hành động đền đáp công ơn của thầy cô giáo.
Rèn luyện:
- Cư xử lễ độ, vâng lời thầy cô; thực hiện tốt nhiệm vụ của người HS, làm cho thầy cô vui lòng
- Nhớ ơn thầy cô, quan tâm thăm hỏi thầy cô, giúp đỡ thầy cô khi cần thiết.
4.4:Tổng kết
GV: Cho HS đóng vai hoặc đố vui theo nội dung ôn tập.
HS: Thảo luận, lên thực hiện theo nhóm.
HS: Nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ sung, cho điểm.
GV: Kết luận tòan bài.
4.5:Hướng dẫn học tập:
à Đối với bài học tiết này:
à Đối với bài học tiết sau:
* Bài cũ:
+ Ôn lại nội dung ôn tập.
+ Làm bài tập phần nội dung ôn tập ở các bài: 1,3,7, 8, 9, 11.
* Bài mới:
- Chuẩn bị ôn tập các bài 4,6,2,5.
+ Xem lại nội dung bài học, bài tập trong SGK, sách tình huống GDCD 7.
+ Mỗi nhóm chuẩn bị một tình huống sắm vai về nội dung các bài nêu trên.
5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi:
-Tài liệu:
+ SGK, SGV GDCD 7.
+ Những mẩu chuyện GDCD7.
+ Bài tập GDCD 7.
Tuần:
Tiết:
Ngày dạy:
KIỂM TRA HỌC KỲ I
1. Mục tiêu:
1.1:Kiến thức :
à Hoạt động 1:
- HS biết:
- HS hiểu:
- HS biết: Làm các bài tập nhận biết về tính .
- Qua bài kiểm tra đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức của HS Trong học kỳ I. Từ đó thấy được những ưu khuyết điểm nhằm có biện pháp dạy và học thích hợp.
1.2:Kĩ năng:
- HS thực hiện được:
- HS thực hiện thành thạo:
- Rèn cho HS kỹ năng phân tích, đánh giá, liên hệ bài học với thực tế.
1.3:Thái độ:
- HS có thói quen:
- HS có tính cách:
- Giáo dục HS tính thật thà, nghiêm túc khi làm bài và biết coi trọng những điều đã học.
Tuần 18
Tiết:18
Ngày dạy: /12/2013
NGOẠI KHÓA GIAO THÔNG
1. Mục tiêu:
1.1:Kiến thức :
à Hoạt động 1:
- HS biết: Những hành vi quy định và những hành vi bị cấm khi tham gia giao thông..
- HS hiểu: Hiểu những quy định về an toàn giao thông.
1.2:Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Đi đúng làn đường, phần đường quy đinh khi tham gia giao thông.
- HS thực hiện thành thạo: Tham gia giao thông an toàn.
1.3:Thái độ:
- HS có thói quen: Chấp hành tốt những quy định về an toàn giao thông.
- HS có tính cách: Không vi phạm an toàn giao thông. Tham gia giao thông an toàn, đúng quy định.
2. Nội dung học tập:
Tìm hiểu về an toàn giao thông.
3. Chuẩn bị:
3.1: Giáo viên: Tài liệu về an toàn giao thông.
3.2: Học sinh Tìm hiểu về an toàn giao thông.
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1:Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1 phút)
7A2: 7A3:
4.2:Kiểm tra miệng: ( 5 phút)
à Câu hỏi kiểm tra bài cũ: Không kiểm.
à Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học:
Câu 2. Bản thân em đã và sẽ làm gì để thực hiện an toàn giao thông?
ó HS: Trả lời.
ó GV: Nhận xét.
4.3:Tiến trình bài học:
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
à Vào bài: (3 phút)
GV: Cho HS xem hình ảnh người dân tham gia giao thông.
GV: Quan sát hình ảnh em có suy nghĩ gì?
HS: Thực hiện tốt an toàn giao thông.
GV: Nhận xét dẫn vào bài mới.
GV: Bài học hôm nay gồm những nội dung chính nào?
HS: Tìm hiểu về an toàn giao thông.
GV: Chuyển ý.
à Họat động 1: Tìm hiểu nội dung bài học. (28 phút)
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 được thông qua và có hiệu lực kể từ ngày, tháng, năm nào?
Nêu nội dung cơ bản của Luật Giao thông đường bộ ?
ó HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét chốt ý.
Hệ thống báo hiệu đường bộ là gì?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt ý.
Người điều khiển và người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi nào khi tham gia giao thông ?
Những hành vi nào của người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông trên đường bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 8 Luật Giao thông đường bộ ?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, chốt ý.
ó Giáo dục HS ý thức thực hiện tốt an toàn giao thông.
Luật Giao thông đường bộ quy định như thế nào về độ tuổi của người lái xe?
ó Giáo dục HS ý thức thực hiện tốt an toàn giao thông.
II.Nội dung bài học:
1. Luật Giao thông đường bộ:
Luật GTĐB đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009.
- Luật quy định về quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
2. Hệ thống báo hiệu đường bộ:
- Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
4. Các hành vi không được thực hiện đối với người điều khiển và người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông:
a) Đi xe dàn hàng ngang;
b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
- Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được:
a) Mang, vác vật cồng kềnh;
b) Sử dụng ô;
c) Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
d) Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
đ) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
3. Những hành vi đường bị cấm:
( Tại Điều 8 Luật GTĐB )
+ Đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.
+ Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy.
+ Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
+ Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.
+ Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.
+ Điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.
+ Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.
+ Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.
4. Quy định về độ tuổi của người lái xe:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
4.4:Tổng kết: (5 phút)
Qua tiết học, em có thêm hiểu biết gì về an toàn giao thông?
l Đáp án:
- Luật Giao thông đường bộ.
- Hệ thống báo hiệu đường bộ.
- Các hành vi không được thực hiện đối với người điều khiển và người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông.
- Những hành vi đường bị cấm.
- Quy định về độ tuổi của người lái xe.
ó GV: Nhận xét.
4.5:Hướng dẫn học tập: (3 phút)
à Đối với bài học tiết này:
+ Nắm vững các nội dung đã học.
à Đối với bài học tiết sau:
- Chuẩn bị bài: ” Sống và làm việc có kế hoạch”.
+ Tìm hiểu khái niệm và yêu cầu khi lập kế hoạch.
5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi:
-Tài liệu:
+ SGK, SGV GDCD 7.
+ Những mẩu chuyện GDCD7.
+ Bài tập GDCD 7.
File đính kèm:
- Giao an GDCD7 HKI tuan 1 den tuan 18.doc