I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức : giúp HS hiểu :
- Thế nào là tự làm lấy việc của mình.
- Ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
- Tuỳ theo độ tuổi, trẻ em có quyền được quyết định và thực hiện công việc của mình.
2. Kĩ năng : Học sinh biết tự làm lấy việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở trường, ở nhà, nghĩa là luôn cố gắng để làm lấy công việc của bản thân mà không nhờ vả, trông chờ hay dựa dẫm vào người khác
3. Thái độ : HS có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình.
II/ Chuẩn bị:
- Giáo viên : vở bài tập đạo đức, Giấy khổ to in nội dung Phiếu bài tập.
- Học sinh : vở bài tập đạo đức.
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2930 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Đạo đức Lớp 3: Tự làm lấy việc của mình (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (TIẾT 2)
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : giúp HS hiểu :
Thế nào là tự làm lấy việc của mình.
Ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
Tuỳ theo độ tuổi, trẻ em có quyền được quyết định và thực hiện công việc của mình.
Kĩ năng : Học sinh biết tự làm lấy việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở trường, ở nhà, … nghĩa là luôn cố gắng để làm lấy công việc của bản thân mà không nhờ vả, trông chờ hay dựa dẫm vào người khác
Thái độ : HS có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : vở bài tập đạo đức, Giấy khổ to in nội dung Phiếu bài tập.
Học sinh : vở bài tập đạo đức.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Tự làm lấy việc của mình ( tiết 1 )
Thế nào là tự làm lấy việc của mình?
Tự làm lấy việc của mình sẽ giúp em điều gì ?
Nhận xét bài cũ.
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Tự làm lấy việc của mình ( tiết 2 ) ( 1’ )
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Liên hệ thực tế ( 7’ )
Mục tiêu : học sinh tự nhận xét về những công việc mà mình đã tự làm hoặc chưa tự làm.
Cách tiến hành :
Giáo viên yêu cầu học sinh tự liên hệ :
+ Các em đã từng tự làm lấy những việc gì của mình ?
+ Các em đã thực hiện việc đó như thế nào?
+ Em cảm thấy như thế nào sau khi hoàn thành công việc ?
Gọi học sinh trình bày trước lớp
Giáo viên kết luận : khen ngợi những học sinh đã biết làm việc của mình. Nhắc nhở những học sinh còn chưa biết hoặc lười làm việc của mình
Hoạt động 2: đóng vai ( 13’ )
Mục tiêu : học sinh thực hiện được một số hành động và biết bày tỏ thái độ phù hợp trong việc tự làm lấy việc của mình qua trò chơi.
Cách tiến hành :
GV đưa ra các tình huống, chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một tình huống rồi thể hiện qua trò chơi đóng vai.
Tình huống 1 : ở nhà, Hạnh được phân công quét nhà, nhưng hôm nay Hạnh cảm thấy ngại nên nhờ mẹ làm hộ.
Nếu em có mặt ở nhà Hạnh lúc đó, em sẽ khuyên bạn như thế nào ?
Tình huống 2 : Hôm nay, đến phiên Xuân làm trực nhật lớp. Tú bảo : “ Nếu cậu cho tớ mượn chiếc ô tô đồ chơi thì tớ sẽ làm trực nhật thay cho.”
Bạn Xuân nên ứng xử như thế nào khi đó ?
Giáo viên gọi đại diện các nhóm đưa ra cách giải quyết.
Giáo viên cho lớp nhận xét.
Giáo viên nhận xét câu trả lời của các nhóm
Giáo viên kết luận : Nếu có mặt ở đó, các em cần khuyên Hạnh nên tự quét nhà vì đó là công việc mà Hạnh được giao.
Xuân nên tự làm trực nhật lớp và cho bạn mượn đồ chơi.
Hoạt động 3 : thảo luận nhóm
Mục tiêu : HS biết bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến liên quan.
Cách tiến hành :
Giáo viên phát phiếu học tập và yêu cầu các em bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến bằng cách ghi vào ô dấu + trước ý kiến mà các em đồng ý, dấu – trước ý kiến mà các em không đồng ý
Tự lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho nhau là một biểu hiện tự làm lấy việc của mình.
Trẻ em có quyền tham gia đánh giá công việc của mình làm.
Vì mọi người tự làm lấy công việc của mình cho nên không cần giúp đỡ người khác.
Chỉ cần tự làm lấy việc của mình nếu đó là việc mình yêu thích.
Trẻ em có quyền tham gia ý kiến về những vấn đề liên quan đến việc của mình
Trẻ em có thể tự quyết định mọi việc của mình.
Kết luận chung : Trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày, em hãy tự làm lấy công việc của mình, không nên dựa dẫm vào người khác. Như vậy em mới mau tiến bộ và được mọi người quý mến.
Hát
( 4’ )
Học sinh trả lời
Học sinh tự liên hệ
Học sinh trình bày
HS chia nhóm và thảo luận
Đại diện các nhóm đưa ra cách giải quyết tình huống của nhóm mình qua trò chơi đóng vai trước lớp.
Cả lớp nhận xét cách giải quyết của mỗi nhóm
( 13’ )
Học sinh làm bài và trả lời
Đồng ý vì tự làm lấy việc của mình có nhiều mức độ, nhiều biểu hiện khác nhau
Đồng ý vì đó là một trong nội dung quyền được tham gia của trẻ em.
Không đồng ý vì nhiều việc mình cũng cần người khác giúp đỡ.
Không đồng ý vì đã là việc của mình thì việc nào cũng phải hoàn thành.
Đồng ý vì đó là quyền của trẻ em đã được ghi trong Công ước quốc tế.
Không đồng ý vì trẻ em chỉ có thể tự quyết định những công việc phù hợp với khả năng của bản thân.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
Tự làm lấy những công việc hằng ngày của mình ở trường, ở nhà.
Sưu tầm các gương về việc tự làm lấy công việc của mình.
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài : Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em ( tiết 1 )
File đính kèm:
- 6.doc