Kế hoạch bài học Đạo đức Lớp 3: Tự làm lấy việc của mình (tiết 1)

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức : giúp HS hiểu :

- Thế nào là tự làm lấy việc của mình.

- Ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.

- Tuỳ theo độ tuổi, trẻ em có quyền được quyết định và thực hiện công việc của mình.

2. Kĩ năng : Học sinh biết tự làm lấy việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở trường, ở nhà, nghĩa là luôn cố gắng để làm lấy công việc của bản thân mà không nhờ vả, trông chờ hay dựa dẫm vào người khác

3. Thái độ : HS có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2104 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Đạo đức Lớp 3: Tự làm lấy việc của mình (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỰ LÀMLẤY VIỆC CỦA MÌNH (TIẾT 1) I/ Mục tiêu : Kiến thức : giúp HS hiểu : Thế nào là tự làm lấy việc của mình. Ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình. Tuỳ theo độ tuổi, trẻ em có quyền được quyết định và thực hiện công việc của mình. Kĩ năng : Học sinh biết tự làm lấy việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở trường, ở nhà, … nghĩa là luôn cố gắng để làm lấy công việc của bản thân mà không nhờ vả, trông chờ hay dựa dẫm vào người khác Thái độ : HS có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình. II/ Chuẩn bị: Giáo viên : vở bài tập đạo đức, Nội dung tiểu phẩm “Chuyện bạn Lâm”, Phiếu ghi 4 tình huống, Giấy khổ to in nội dung Phiếu bài tập. Học sinh : vở bài tập đạo đức. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Giữ lời hứa ( tiết 2 ) ( 4’ ) Thế nào là giữ lời hứa ? Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào ? Khi không thực hiện được lời hứa, ta cần phải làm gì ? Nhận xét bài cũ. Các hoạt động : Giới thiệu bài : Tự làm lấy việc của mình ( tiết 1 ) ( 1’ ) TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Xử lý tình huống Mục tiêu : giúp học sinh biết được một biểu hiện cụ thể của việc tự làm lấy việc của mình. Cách tiến hành : GV đưa ra các tình huống, chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một tình huống. Giáo viên gọi đại diện các nhóm đưa ra cách giải quyết. Giáo viên cho lớp nhận xét. Đến phiên Hoàng trực nhật lớp. Hoàng biết em rất thích quyển truyện mới nên hứa sẽ cho em mượn nếu em chịu trực nhật thay Hoàng. Em sẽ làm gì trong hoàn cảnh đó? Bố giao cho Nam rửa chén, giao cho chị Nga quét dọn. Nam rủ chị Nga làm cùng để đỡ công việc bớt cho mình. Nếu là chị Nga, bạn có giúp Nam không? Bố đang bận việc nhưng Tuấn cứ nằn nì bố giúp mình giải toán. Nếu là bố Tuấn bạn sẽ làm gì ? Hùng và Mạnh là đôi bạn thân với nhau. Trong giờ kiểm tra, thấy Hùng không làm được bài, sợ Hùng về bị bố mẹ đánh, Mạnh cho Hùng xem chung bài kiểm tra. Việc làm của Mạnh như thế đúng hay sai? Giáo viên nhận xét câu trả lời của các nhóm Giáo viên hỏi : + Thế nào là tự làm lấy việc của mình? + Tự làm lấy việc của mình sẽ giúp em điều gì ? Giáo viên kết luận : trong cuộc sống, ai cũng có công việc của mình và mỗi người cần phải tự làm lấy việc của mình. Hoạt động 2 : Tự liên hệ bản thân Mục tiêu : HS hiểu được như thế nào là tự làm lấy việc của mình và tại sao cần phải tự làm lấy việc của mình. Cách tiến hành : Giáo viên phát phiếu học tập và yêu cầu các nhóm thảo luận những nội dung sau : Điền những từ : tiến bộ, bản thân, cố gắng, làm phiền, dựa dẫm vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp. Tự làm lấy việc của mình là ……………… làm lấy công việc của ……………… mà không ……………… vào người khác. Tự làm lấy việc của mình giúp cho em mau …………… và không ………………… người khác. Giáo viên gọi đại diện các nhóm trình bày. Giáo viên cho lớp nhận xét. Giáo viên kết luận : Tự làm lấy việc của mình là cố gắng làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào người khác. Tự làm lấy việc của mình giúp cho em mau tiến bộ và không làm phiền người khác. Hoạt động 3 : Xử lý tình huống ( 10’ ) Mục tiêu : học sinh có Kĩ năng giải quyết tình huống liên quan đến việc tự làm lấy việc của mình. Cách tiến hành : GV nêu tình huống cho học sinh xử lí : khi Việt đang cắt hoa giấy chuẩn bị cho cuộc thi : “ Hái hoa dân chủ” tuần tới của lớp thì Dũng đến chơi. Dũng bảo Việt : + Tố khéo tay, cậu để tớ làm thay cho. Còn cậu giỏi toán thì làm bài hộ tớ. Nếu em là Việt, em có đồng ý với đề nghị của Dũng không ? Vì sao ? Giáo viên cho học sinh bày tỏ thái độ và giải thích lí do Giáo viên kết luận : đề nghị của Dũng là sai. Hai bạn cần tự làm lấy việc của mình. Giáo viên cho học sinh làm bài tập về xử lí tình huống. Điền đúng ( Đ ) hay sai ( S ) và giải thích tại sao vào trước mỗi hành động sau : Lan nhờ chị làm hộ bài tập về nhà cho mình. Tùng nhờ chị rửa bộ ấm chén – công việc mà Tùng được bố giao. Trong giờ kiểm tra. Nam gặp bài toán khó không giải được, bạn Hà bèn cho Nam chép bài nhưng Nam từ chối. Vì muốn mượn Toàn quyển truyện, Tuấn đã trực nhật hộ Toàn. Nhớ lời mẹ dặn 5 giờ chiều phải nấu cơm nên đang chơi vui với các bạn, Hường cũng chào các bạn để về nhà nấu cơm. Kết luận : Luôn luôn phải tự làm lấy công việc của mình, không được ỷ lại vào người khác. Hát Học sinh trả lời ( 10’ ) HS chia nhóm và thảo luận Đại diện các nhóm đưa ra cách giải quyết tình huống của nhóm mình. Cả lớp nhận xét cách giải quyết của mỗi nhóm Mặc dù rất thích nhưng em sẽ từ chối lời đệ nghị đó của Hoàng. Hoàng làm thế không nên, sẽ tạo sự ỷ lại trong lao động. Hoàng nên tiếp tục làm trực nhật cho đúng phiên của mình. Nếu là chị Nga, em sẽ không giúp Nam. Làm như thế em sẽ làm cho Nam lười thêm, có tính ỷ lại, quen dựa dẫm vào người khác Nếu là bài toán dễ, yêu cầu Tuấn tự làm một mình để củng cố kiến thức. Nếu là bài toán khó thì yêu cầu Tuấn phải suy nghĩ trước, sau đó mới đồng ý hướng dẫn, giảng giải cho Tuấn Mạnh làm như thế là sai, là hại bạn. Dù Hùng có đạt đểm cao thì điểm đó không phải thực chất là của Hùng. Hùng sẽ không cố gắng học và làm bài nữa Tự làm lấy việc của mình là luôn cố gắng để làm lấy các công việc của bản thân mà không phải nhờ vả hay trông chờ, dựa dẫm vào người khác. Tự làm lấy việc của mình sẽ giúp bản thân mỗi chúng ta tiến bộ, không làm phiền người khác. ( 13’ ) HS chia nhóm và thảo luận Đại diện các nhóm trình bày. Học sinh khác lắng nghe, bổ sung Lớp nhận xét Cả lớp trao đổi, thảo luận Học sinh trình bày nộâi dung thảo luận của mình. Học sinh khác lắng nghe, bổ sung Lớp nhận xét Học sinh làm bài và trả lời S S Đ S Đ Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) Tự làm lấy những công việc hằng ngày của mình ở trường, ở nhà. Sưu tầm các gương về việc tự làm lấy công việc của mình. GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : bài : Tự làm lấy việc của mình ( tiết 2 )

File đính kèm:

  • doc5.doc
Giáo án liên quan