I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức : giúp HS hiểu :
- Nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống.
- Sự cần thiết phải sử dụng hợp lí và bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiễm.
2. Kĩ năng : Học sinh biết sử dụng tiết kiệm nước ; biết bảo vệ nguồn nước để không bị ô nhiễm.
3. Thái độ : giáo dục học sinh có thái độ phản đối những hành vi sử dụng lãng phí nước và làm ô nhiễm nguồn nước.
II/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: vở bài tập đạo đức, các tư liệu về việc sử dụng và tình hình ô nhiễm nước ở các địa phương, phiếu học tập cho hoạt động 2, 3 tiết 1.
- Học sinh : vở bài tập đạo đức.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4241 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Đạo đức Lớp 3: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạo đức
Tiết kiệm và bảo vệ
nguồn nước ( tiết 1 )
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : giúp HS hiểu :
Nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống.
Sự cần thiết phải sử dụng hợp lí và bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiễm.
Kĩ năng : Học sinh biết sử dụng tiết kiệm nước ; biết bảo vệ nguồn nước để không bị ô nhiễm.
Thái độ : giáo dục học sinh có thái độ phản đối những hành vi sử dụng lãng phí nước và làm ô nhiễm nguồn nước.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên: vở bài tập đạo đức, các tư liệu về việc sử dụng và tình hình ô nhiễm nước ở các địa phương, phiếu học tập cho hoạt động 2, 3 tiết 1.
Học sinh : vở bài tập đạo đức.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác ( 4’ )
Như thế nào là tôn trọng thư từ , tài sản của người khác ?
Nhận xét bài cũ.
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ( tiết 1 )( 1’ )
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Vẽ tranh hoặc xem ảnh ( 20’ )
Mục tiêu: học sinh hiểu nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. Được sử dụng nước sạch đầy đủ, trẻ em sẽ có sức khoẻ và phát triển tốt.
Phương pháp: quan sát, giảng giải.
Cách tiến hành :
Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ những gì cần thiết nhất cho cuộc sống hằng ngày
Giáo viên cho học sinh chọn lọc từ tranh vẽ các đồ vật hoặc các từ: thức ăn, điện, củi, nước, nhà ở, ti vi, sách, đồ chơi, thuốc, xe đạp, bóng đá,… những thứ cần thiết cho cuộc sống hằng ngày.
Giáo viên yêu cầu các nhóm quan sát 3 bức ảnh và thảo luận, trả lời câu hỏi:
+ Trong mỗi tranh em thấy con người đang dùng nước để làm gì ?
+ Theo em nước được dùng để làm gì ? Nó có vai trò như thế nào đối với đời sống con người ?
Giáo viên kết luận: Nước là nhu cầu thiết yếu của con người, đảm bảo cho trẻ em sống và phát triển tốt.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm ( 13’ )
Mục tiêu: giúp học sinh biết nhận xét và đánh giá hành vi khi sử dụng nước và bảo vệ nguồn nước..
Phương pháp: thảo luận, đàm thoại, động não.
Cách tiến hành:
Giáo viên chia nhóm, phát phiếu học tập cho học sinh và yêu cầu các nhóm thảo luận nhận xét việc làm trong mỗi trường hợp là đúng hay sai? Tại sao? Nếu em có mặt ở đấy, em sẽ làm gì? Vì sao?
Tắm rửa cho trâu bò ở cạnh giếng nước ăn
Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ.
Nước thải ở nhà máy và bệnh viện cần phải được xử lí .
Vứt xác chuột chết , con vật chết xuống ao .
Vứt vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật và thùng rác riêng.
Để vòi nước chảy tràn bể mà không khoá lại.
Tận dụng nước sinh hoạt để sản xuất , tưới cây
Giáo viên cho các nhóm thảo luận
Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận
Giáo viên kết luận:
Không nên tắm rửa cho trâu bò ngay cạnh nước giếng ăn vì sẽ làm bẩn nước giếng, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ là việc làm sai vì làm ô nhiễm nước.
Vứt vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật và thùng rác riêng là đúng vì đã giữ sạch đồng ruộng và nước không bị nhiễm độc.
Để vòi nước chảy tràn bể mà không khoá lại là việc làm sai vì đã lãng phí nước sạch.
Không vứt rác là việc làm tốt để bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm ( 7’ )
Mục tiêu: Học sinh biết quan tâm tìm hiểu thực tế sử dụng nước nơi mình ở.
Phương pháp : thực hành .
Cách tiến hành :
Giáo viên chia học sinh thành các nhóm nhỏ và phát phiếu thảo luận cho các nhóm
Giáo viên yêu cầu từng cặp học sinh trao đổi với nhau theo câu hỏi:
Nước sinh hoạt nơi em đang ở thiếu, thừa hay đủ dùng?
Nước sinh hoạt ở nơi em đang sống là sạch hay bị ô nhiễm?
Ở nơi em sống, mọi người sử dụng nước như thế nào? (Tiết kiệm hay lãng phí? Giữ gìn sạch sẽ hay làm ô nhiễm nước?
Gọi một số học sinh lên trình bày kết quả thảo luận
Giáo viên tổng kết, khen ngợi những em đã biết quan tâm đến việc sử dụng nước ở nơi mình đang ở và đề nghị lớp noi theo.
Hát
Học sinh trả lời
Học sinh vẽ
Học sinh quan sát, thảo luận và trả lời câu hỏi
Dùng nước để tắm giặt, để tưới cây, để ăn uống, làm mát không khí.
Nước được dùng để ăn, uống, sinh hoạt. Nước có vai trò quan trọng với con người
Các nhóm thể hiện cách xử lý tình huống.
Các nhóm khác theo dõi
Học sinh thảo luận
Đại diện học sinh lên trình bày kết quả thảo luận.
Các nhóm khác theo dõi và bổ sung
Học sinh chia thành các nhóm nhỏ, trao đổi và thảo luận
Học sinh thảo luận và trình bày kết quả.
Học sinh trình bày. Những em khác có thể hỏi để làm rõ thêm những chi tiết mà mình quan tâm.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ( tiết 2 )
File đính kèm:
- 27.doc