Kế hoạch bài học các môn lớp 5 - Tuần 2

I. Mục tiêu:

- Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.

- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc lưu loát, diễn cảm bài.

- Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. Chuẩn bị:

- Bảng phụ viết sẵn bảng thống kê.

- Tranh SGK

 

doc31 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài học các môn lớp 5 - Tuần 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nâng cao kĩ thuật động tác ĐHĐN: Tập hợp, dóng hàng, điểm số; đứng nghiêm – nghỉ; quay phải – trái – sau. Yêu cầu tập hợp hàng nhanh, quay đúng hướng, đều đẹp, đúng với khẩu lệnh. - Trò chơi: “Kết bạn”. Yêu cầu tập trung chú ý, phản xạ nhanh, chơi đúng luật, nhiệt tình. - Giáo dục cho HS lòng say mê luyện tập TDTT. II. Địa điểm, phương tiện: - Trên sân trường, vệ sinh nơi tập. - 1 còi. III. Các hoạt động dạy – học: Nội dung Định lượng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Phần mở đầu 2.Phần cơ bản 1. Đội hình đội ngũ 2. Trò chơi vận động 3.Phần Kết thúc 5’ 25’ 15’ 10’ 5’ *GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - GV quan sát, nhắc HS chơi nghiêm túc. + GV hướng dẫn HS: - Ôn chào, báo cáo khi bắt đầu kết thúc bài học, xin phép ra vào lớp. - Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm nghỉ , quay phải , quay trái, quay đằng sau. - GV điều khiển lớp tập, sửa chữa. - Tổ chức trò chơi : Chạy tiếp sức GV nêu tên trò chơi, giải thích luật chơi. Tổ chức cho HS chơi trò chơi. GV quan sát, nhận xét, tuyên dương. - Hệ thống nội dung bài, - Nhận xét đánh giá kết quả bài học giao bài về nhà. - HS lắng nghe. - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. HS luyện tập theo tổ, tổ trưởng điều khiển. - HS chơi thử 2 lần. - Lớp quan sát, nhận xét. - HS chơi theo sự hướng dẫn của GV. HS đi thành vòng tròn, vừa đi vừa làm động tác thả lỏng. 4 hàng ngang. Thứ sáu ngày 10 tháng 9 năm 2010 Tập làm văn Luyện tập làm báo cáo thống kê. I. Mục tiêu: - Nhận biết được bảng số liệu thống kê, hiểu cách trình bày số liệu thống kê dưới hai hình thức: nêu số liệu và trình bày bảng. - Thống kê được số HS trong lớp theo mẫu. II. Chuẩn bị : - VBT ; bút dạ ; PBT . III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của GV 1. Kiểm tra: - Đọc đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày (Bài tập tiết trước). - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: *Hoạt động 1: +Bài 1:(Tr.23) a. Nhắc lại các số liệu thống kê trong bài về: - Số khoa thi, số tiến sĩ của nước ta từ 10751919? - Số khoa thi, số tiến sĩ và số trạng nguyên của từng triều đại? - Số bia và số tiến sĩ có tên khắc trên bia còn lại đến ngày nay? b. Các số liệu thống kê trên được trình bày dưới hình thức nào? - GV chia nhóm 4. - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm. - Gọi đại diện các nhóm báo cáo. - GV và nhóm khác nhận xét, bổ sung. c. Các số liệu thống kê trên có tác dụng gì? *Hoạt động 2: +Bài 2:(Tr.23). Thống kê số HS trong lớp. - GV nhận xét, đánh giá. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Yêu cầu về nhà thống kê số học sinh trong lớp. Chuẩn bị bài TLV: Luyện tập tả cảnh. Hoạt động của HS - 1, 2 em đọc. - Hs đọc yêu cầu của BT 1. - Lớp đọc thầm bảng số liệu trong bài : “Nghìn năm văn hiến”. Cá nhân trả lời. - Số khoa thi : 185 - Số tiến sĩ : 2896 - Cá nhân đọc tiếp nối từng triều đại. - Từ 14421779: Số bia là 82. Số tiến sĩ có tên khắc trên bia là 1306. - HS thảo luận nhóm.( Nhóm 4) - Các số liệu thống kê trên được trình bày dưới 2 hình thức: + Nêu số liệu (Số khoa thi, số tiến sĩ từ 10751919; số bia và số tiến sĩ có tên khắc trên bia còn lại đến nay). + Trình bày bảng số liệu( So sánh số khoa thi, số tiến sĩ, số trạng nguyên của các triều đại). - HS thảo luận cặp. - Tác dụng: + Giúp người đọc tiếp nhận thông tin, dễ so sánh. + Tăng sức thuyết phục cho nhận xét về truyền thống văn hiến lâu đời của nước ta. - HS đọc yêu cầu BT 2. - Thảo luận theo tổ vào PBT. - Các tổ dán bảng, trình bày kết quả. Lớp nhận xét. - HS nhắc lại tác dụng của bảng thống kê. Toán Hỗn số (Tiếp theo) I. Mục tiêu: - Bước đầu biết cách chuyển một hỗn số thành phân số và vận dụng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia hai phân số để làm các bài tập. - Rèn kĩ năng làm tính. - Giáo dục cho HS lòng say mê học tập bộ môn. II. Chuẩn bị : - Các tấm bìa cắt và vẽ như trong SGK. III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của GV 1. Kiểm tra: - Gọi 1 HS đọc các hỗn số trong BT 1(Tr.12). 1 HS khác lên bảng viết. - GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: *Hoạt động 1: Hướng dẫn cách chuyển một hỗn số thành phân số - GV gắn các tấm bìa như hình vẽ trong SGK. - GV nêu: - Tức là hỗn số có thể chuyển thành phân số nào? - Hướng dẫn HS như sau: Ta viết gọn: - GV kết luận cách chuyển một hỗn số thành phân số. *Hoạt động 2: Thực hành * Bài 1: Chuyển các hỗn số sau thành phân số. - GV nhận xét, chữa bài, chốt lời giải đúng. * Bài 2: Chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính. Mẫu: - GV nhận xét, chữabai, chốt lời giải đúng. * Bài 3: Chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính. Mẫu: - GV thu chấm 1 số bài. - GV nhận xét, chữa bài, chốt lời giải đúng. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. Hoạt động của HS - 2 HS lên bảng. - HS quan sát, nêu hỗn số: - Quan sát, lắng nghe. - HS rút ra cách chuyển thành . - Vài HS nhắc lại. - HS đọc yêu cầu BT 1. - Lớp làm BT vào nháp. 2 HS lên bảng chữa. - HS nhắc lại cách chuyển một hỗn số thành phân số. - HS đọc yêu cầu BT 2. - Quan sát mẫu. - Lớp làm nháp. Đại diện 2 HS lên bảng chữa. - HS nêu yêu cầu BT 3. - Quan sát mẫu. - Thực hiện vào vở. a. c. - 1- 2 HS nhắc lại cách chuyển hỗ số thành phân số. Địa lí Địa hình và khoáng sản I. Mục tiêu: - Nêu được đặc điểm chính của địa hình: phần đất liền của Việt nam, diện tích là đồi núi và diện tích là đồng bằng. - Nêu tên một số khoáng sản chính của VN: than, sắt, a-pa-tit, dầu mỏ, khí tự nhiên,... - Chỉ các dãy núi và đồng bằng lớn trên bản đồ, (lược đồ): dãy Hoàng Liên Sơn; đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng duyên hải miền trung. - Chỉ được một số mỏ khoáng sản chính trên bảng đồ (lược đồ): than ở Quảng Ninh, sắt ở Thái Nguyên, a-pa-tit ở Lào Cai, dầu mỏ, khí tự nhiên ở vùng biển phía Nam,... II. Chuẩn bị : - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - Bản đồ khoáng sản Việt Nam. III. Các hoạt động dạy- học: Hoạtđộng của GV 1. Kiểm tra: - Đất nước ta gồm có những phần nào? - Chỉ vị trí phần đất liền của nước ta trên lược đồ? - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: *Hoạt động 1: Địa hình. - Chỉ vùng đồi núi và đồng bằng trên hình 1? - GV nhận xét. - So sánh diện tích của vùng đồi núi với đồng bằng nước ta? - Kể tên và chỉ trên lược đồ các dãy núi chính ở nước ta? + Những dãy núi nào có hướng tây bắc - đông nam ? + Những dãy núi nào có hình cánh cung ? - Kể tên và chỉ trên lược đồ vị trí các đồng bằng lớn ở nước ta ? - Nêu một số đặc điểm chính của địa hình nước ta ? - GV nhận xét, kết luận. Trên phần đất liền của nước ta, 3/4 diện tích là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp ; 1/4 diện tích là đồng bằng và phần lớn là đồng bằng châu thổ do phù sa của sông ngòi bồi đắp. *Hoạt động 2 : Khoáng sản. - GV chia nhóm 4- Phát phiếu thảo luận cho các nhóm. - Kể tên một số loại khoáng sản của nước ta? (Điền vào bảng sau) Tên khoáng sản Kí hiệu Nơi phân bố chính Công dụng ... ... ... ... ... ... ... ... - GV nhận xét, kết luận. Nước ta có nhiều loại khoáng sản như: Than, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, đồng, thiếc, a– pa –tit, bô - xit. *Hoạt động 3: - GV treo bản đồ địa lí Việt Nam và bản đồ khoáng sản Việt Nam. - Gọi từng cặp lên. Yêu cầu hỏi và chỉ trên bản đồ các dãy núi, đồng bằng,.... VD: Bạn hãy chỉ trên bản đồ dãy Hoàng Liên Sơn? Bạn hãy chỉ trên bản đồ đồng bằng Bắc Bộ? Chỉ trên bản đồ nơi có mỏ a– pa – tit? ..... - GV nhận xét, đánh giá. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài: Khí hậu. Hoạt động của HS - 1, 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi và chỉ lược đồ. - HS quan sát H.1 (SGK.69) - Cá nhân lên chỉ trên bản đồ. - 3/4 diện tích là đồi núi, 1/4 diện tích là đồng bằng. - Dãy Hoàng Liên, dãy Trường Sơn,... - Dãy Hoàng Liên, Trường Sơn. - Dãy Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. - Đồng bằng Bắc Bộ, Duyên Hải, Nam Bộ. - HS nêu, nhận xét, bổ sung. - 1 số HS nhắc lại. - HS quan sát hình 2. Thảo luận nhóm 4, điền vào PTL. - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến. - Từng cặp HS lên bảng hỏi và chỉ bản đồ. Đạo đức Em là học sinh lớp 5 (Tiết 2) I. Mục tiêu: - Biết HS lớp 5 là HS của Tiểu học lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập. - Có ý thức học tập, rèn luyện. - Vui và tự hào là HS lớp 5. II. Chuẩn bị: - Sưu tầm các truyện về HS lớp 5 gương mẫu. - HS vẽ trước tranh về chủ Trường em. Lập kế hoạch của bản thân trong năm học. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Kiểm tra: - HS lớp 5 có gì khác so với các khối lớp khác? - Em cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5? - GV nhận xét, đánh giá. - Hai HS tả lời miệng trước lớp. - Lớp nhận xét. *Mục tiêu: Rèn luyện cho HS kĩ năng đặt mục tiêu. Động viên HS có ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặt để xứng đáng là HS lớp 5. 2. Bài mới: *Hoạt động 1: Thảo luận về kế hoạch phấn đấu. * Cách tiến hành: - GV chia nhóm 3. Yêu cầu lập kế hoạch phấn đấu trong năm học. - GV nhận xét, kết luận: Để xứng đáng là HS lớp 5 chúng ta cần phải quyết tâm phấn đấu, rèn luyện một cách có kế hoạch. *Hoạt động 2: Kể chuyện về các tấm gương HS lớp 5 gương mẫu. *Mục tiêu: HS biết thừa nhận và học tập theo các tấm gương tốt. * Cách tiến hành: - Em có thể học tập điều gì từ các tấm gương đó? - GV giới thiệu thêm một vài các tấm gương khác. - Kết luận: Chúng ta cần học tập theo các tấm gương tốt của bạn bè để mau tiến bộ. *Hoạt động 3: Hát, múa. Giới thiệu tranh vẽ về chủ đề “Trường em” * Mục tiêu: Giáo dục HS tình yêu và trách nhiệm với trường, lớp. * Cách tiến hành - Gọi HS xung phong hát, múa về chủ đề “Trường em” - Nhận xét, đánh giá. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Nhắc nhở HS cố gắng phấn đấu theo kế hoạch đã đề ra. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - 1, 2 em trả lời. - Cá nhân trình bày kế hoạch phấn đấu của mình trong nhóm. - Nhóm trao đổi, góp ý. - Cá nhân trình bày kết quả trước lớp. - HS kể về các HS lớp 5 gương mẫu (Trong lớp, trong trường, trên báo,...) - HS tiếp nối giới thiệu tranh vẽ về chủ đề “Trường em” trước lớp. - HS thi biểu diễn văn nghệ. - HS nêu lại phần ghi nhớ.

File đính kèm:

  • docbai soan 5 tuan 2.doc
Giáo án liên quan