I. MỤC TIÊU : Học xong bài này ,HS biết :
- Ngày 19-12-1946 , nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc.
- Tinh thần chống Pháp của nhân dân HN và một số địa phương trong những ngày đầu kháng chiến .
II. CHUẨN BỊ : - Tranh ảnh, tư liệu ( GV ,HS )
- GAĐT, thẻ A,B,C,D .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
6 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài giảng môn: Lịch sử - Bài: Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường : Tiểu học phan đình giót
Tuần : Tiết :
Thứ ngày / /200
Lớp : 5A1
GV : Phạm Thị Thanh Mai
Kế hoạch bài giảng
Môn : Lịch sử
Bài : Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước
I. Mục tiêu : Học xong bài này ,HS biết :
- Ngày 19-12-1946 , nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc.
- Tinh thần chống Pháp của nhân dân HN và một số địa phương trong những ngày đầu kháng chiến .
II. Chuẩn bị : - Tranh ảnh, tư liệu ( GV ,HS )
- GAĐT, thẻ A,B,C,D .
III. Các hoạt động dạy và học
TG
Nội dung kiến thức cơ bản
PP – HT tổ chức dạy học
HĐ của GV
HĐ của HS
1- KT bài cũ :
(?) Chúng ta đang nghiên cứu sử VN trong giai đoạn nào ?
(..giai đoạn 1945 )
? Năm 1945 có những sự kiện LS gì ?
( - K/n giành chính quyền ở thủ đô HN 19-8-1945.
- BH đọc “ Tuyên ngôn độc lập “ khai sinh ra nước VNDCCH 2-9-1945 ).
(?) Cuối bản “ Tuyên ngôn độc lập “ BH thay mặt nhân dân tuyên bố điều gì ?
(.” Nước VN..độc lập ấy “ )
2-Bài mới :
a) GT bài :
Sau năm 1945 ,LS VN chuyển sang giai đoạn mới
( 1945-1954 ) : 9 năm KC chống Pháp . Ngay sau ngày độc lập chưa đầy 3 tuần , SG đã rền vang tiếng súng KC .
Hơn một năm sau , Thủ đô HN lại rung chuyển trong tiếng súng vệ quốc .Mỗi hẻm phố , mỗi căn nhà đều trở thành trận chiếnvới quân thù. Hôm nay , cô cùng các cónẽ quay ngược dòng l/s để trở về vối TĐ trong những ngày tháng l/s đó qua bài Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước . ( SGK- 27 )
Qua bài này , chúng ta cần nắm được :
+ Tại sao ta phải tién hành KC toàn quốc ?
+ Lời kêu gọi toàn quốc KC của CT-HCM thể hiện điều gì ?
+ Thuật lại được cuôc c/đ của n/d HN
+Suy nghĩ của em sau bài học này
Chúng ta đi vào phần 1 của bài
1- HN những ngày đầu KC ( 18,19,20-12-1946 )
*Để biết được sự kiện gì đã xảy ra vào thời gian này , chúng ta đọc SGK và cùng thảo luận câu hỏi sau :
? Ngày 18-12-1946 , tại HN đã diễn ra sự kiện gì? (.TDP gửi tối hậu thư buộc ta phải nộp vũ khí .)
? Con hiểu thế nào “ Tối hậu thư “ ?
* Cả lớp cùng xem một đoạn phim tư liệu để trảlời câu hỏi sau “ Âm mưu của TDP là gì ? “
? Âm mưu của TDP là gì ?
(chúng muốn cướp nước ta lần nữa )
GV chốt : LS đã đặt ra cho chúng ta 2 con đường phải chọn : 1 là đầu hàng chịu trở lạilàm nô lệ ,2 là phải cầm súng đứng lên đánh đuổi TDP bảo vệ CQ .Trước tình hình đó , theo c con TƯĐ và CP sẽ chọn con đường nào ?
(..cầm súng đứng lên c/đ )
*Cho HS xem tranh làng ngôi nhà ở làng Vạn Phúc
* Cho xem băng
? Qua đoạn phim vừa rồi , con thấy tiếng súng toàn quốc nổ ra vào thời điểm nào ?
(20 giờ ngày 19-12-1946 ,tiếng súng toàn quốc bùng nổ . )
* Cho xem tranh Pháo đài Láng
- Giáo viên chốt:
Lúc 20 giờ ngày 19-12-1946 CN n/m điện phá đèn . Đèn điện t/p vụt tắt . Đó là hiệu lệnh chiến đấu của n/d HN. Giờ cứu nước đã đến ,toàn t/p nổ súng . Cuộc k/c lâu dài dũng cảm của n/d bắt đầu
Chuyển ý :Sáng ngày 20-12-1946 , đài phát thanh tiếng nói VN ( đã chuyển về chùa Trầm ) vọng sâu trong vách đá , phát ra 1 bản tin đặc biệt . Đố các con đấy là bản tin gì ?
( Lời kêu gọi toàn quốc k/c của CT HCM)
*Cho nghe băng với yêu cầu : Cả lớp nghe , sau đó thảo luận nhóm đôi 2 câu hỏi :
+ Lời kêu gọi của Bác thể hiện điều gì ?(ý chí sắt đá , quyết tâm bảo vệ độc lập của dân tộc )
+ Những câu nói nào trong lời kêu gọi thể hiện sâu sắc nhất điều đó ?( SGK )
* Cho xem bút tích của Bác
Chốt : Bác đã kêu gọi toàn dân tham gia đánh giặc cứu nước “ Bất kì đàn ông đàn bà , bất kì người già người trẻ , không phân biệt tôn giáo đảng phái ,dân tộc, hễ là người VN thì phải đứng lên cầm súng chống Pháp. Lời kêu gọi của Bác đã trở thành lời hịch của non sông, đất nước. Để hưởng ứng lời kêu gọi đó, nd cả nước nói chung và nd HN nói riêng đã chiến đấu với tinh thần ntn
Cô trò ta cùng nhau chuyển sang phần 2.
2. Tinh thần chiến đấu của dân và quân ta.
Cho HS xem băng
GV : Dựa vào tranh ảnh tư liệu sưu tầm, dựa vào ND ( SGK ) cả lớp sẽ thảo luận nhóm 4 để tái tạo lại tinh thần chiến đấu của quân và dân HN trong những ngày đó với ND : Hãy thuật lại cuộc chiến đấu của quân dân HN.
- Trong phần trình bày của các bạn có nói đến các chiến sĩ VQQ . Vậy con hiểu thế nào là VQQ?
? Ai có thêm tư liệu gì về những ngày ở Hà Nội
+ Trận đánh ở BBP
+ Trận đánh ở chợ ĐX .
GV g/n : BBP bây giờ là nhà khách CP số 2 Lê Thánh Tông
Cho xem băng tư liệu
? Qua những gì các bạn vừa nêu ,qua băng hình ,con có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của quân dân HN ? ( Quân và dân HN chiến đấu với tinh thần Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh ? )
? Con hiểu thế nào là Quyết tử cho TQ quýết sinh?
? Hình ảnh nào thể hiện điều đó ?
( H/a các chiến sĩ ôm bom ba càng lao vào xe tăng địch )
GV nhấn manh :Bom ba càng là loại bom do ta tự làm. Các chiến sĩ quyết tử quân ôm bom ba càng sẽ hi sinh tính mạng của mình . Đời đời các thế hệ người VN ghi mãI chiến công của các anh . Con biết ở HN có d/t nào nói đến h/a này ? ( Đài tưởng niệm ở đền Bà Kiệu gần Bờ Hồ )
GV : Ngày 14-11-1947 ,đội quyết tử quân gồm những thanh niên công nhân và các chiến sĩ VQQ làm lễ tuyên thệ tại rạp Tố Như (nay là rạp Chuông Vàng ở Hàng Bạc ) đ /c Vũ Lăng nói trước các chiến sĩ QTQ ( SGV-40 )
? ở các địa phương khác nhân dân ta đã thể hiện tinh thần chiến đấu như thế nào ? Cả lớp đọc SGK phần chữ nhỏ tr 28.
Chốt : Như vậy để hưởng ứng lời kêu gọi của Bác, nhân dân các địa phương cũng nổi dậy chống thực dân Pháp. Nhân dân chuẩn bị kháng chiến lâu dài với niềm tin “Kháng chiến nhất định thắng lợi”
Cho quan sát tranh ở một số địa phương
GV : Ngày 17/2/1947, sau 2 tháng giam chân địch, các chiến sĩ ra khỏi HN để bảo toàn lực lượng.
Cho xem băng về cuộc rút quân
Chốt : Quân dân HN đã hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ thu hút lực lượng địch, giam giữ chân địch trong thành phố. Nhờ vậy mà các địa phương có thời gian huy động lực lượng đối phó với địch khi chúng đánh rộng ra. Vậy cuộc chiến đấu ở Hà Nội có ý nghĩa gì ?
3. ý nghĩa cuộc chiến đấu :
Cho chơi trò chơi “Hãy chọn ý đúng”
ý nghĩa của cuộc chiến đấu là :
A. Là tiếng súng mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc.
B. Nhằm giam chân, làm tiêu hao lực lượng địch để Trung ương Đảng rút lên Việt Bắc được an toàn.
C. Thể hiện ý chí kiên cường bất khuất của dân tộc.
D. Tất cả các ý trên.
3. Củng cố :
+ Em hãy tái hiện lại lực lượng của nhân dân Thủ Đô trong những ngày đầu kháng chiến ?
+ Qua bài học này con có cảm nghĩ gì ?
+ Con biết năm nay nhân dân Hà Nội sẽ kỉ niệm bao nhiêu năm ngày toàn quốc kháng chiến ko ?
4. Tổng kết :
Tiếng súng kháng chiến ở thủ đô Hà Nội là tiếng súng mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc. Cả Hà Nội đánh giặc, điều giản dị đó đã trở thành chân lí. Một nhà thơ đã từng nói : “Sương mù giăng đất nước”. Từ trong mơ sương và khói lửa, Hà Nội đã kết thành 1 khối, thành 1 trận địa vững chắc, một trận địa đặc biệt, trận địa lòng dân. Thắng lợi to lớn của cuộc chiến đấu ở Hà Nội đã góp phần làm rạng rỡ truyền thống Đông đô - Thăng Long – Hà Nội, động viên nhân dân cả nước bước vào cuộc kháng chiến lâu dài và gian khổ. 60 năm đã trôi qua kể từ ngày đó, Hà Nội ngày nay tiếp nối truyền thống anh hùng vững bước đi lên và chỉ còn 4 năm nữa là nhân dân cả nước nói chung và nhân dân Hà Nội nói riêng sẽ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Là HS thủ đô, chúng ta cần làm gì để cho TL – HN vươn lên ngang tầm với thủ đô của các nước khác để xứng đáng với tên gọi “Rồng bay”. Đó chính là nhiệm vụ ngày nay và mai sau. Để khép lại nội dung bài hôm nay, cả lớp xem phim “Người Hà Nội” và bài hát “Người Hà Nội” của cố nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi.
5. Dặn dò :
- Về chuẩn bị bài sau : cd VB – TĐ 1947 và sưu tầm tài liệu về bài này.
- Nêu câu hỏi
-N/x cho điểm
- GV ghi tên bài
- Nêu n/v
-Ghi bảng
- Cho thảo luận nhóm đôi
- Trình bày
- Hỏi
- Bấm máy
- Hỏi
- Hỏi
- Bấm máy
- Bấm máy
- Hỏi
- Ghi bảng
- Bấm máy
- Thuyết trình
- Bấm máy
- Cho thảo luận 2 phút và trình bày
- Bấm máy
- Thuyết trình.
- Bấm máy
- Cho thảo luận nhóm 4.
- Cho trình bàỳ
Hỏi
- Bấm máy
- Hỏi
- cho HS đọc SGK.
- Bấm máy
- Bấm máy
- phổ biến luật chơi.
- Hỏi.
- Trả lời
- Cả lớp n/x
- Ghi vở
- Nghe
- Ghi vở
- HĐ nhóm 2
- 1 HS
- T/l ( SGK )
- Xem
- T/l
- HS t/l
- Q/s
- Xem
- T/l
- Ghi vở
- Xem
- Nghe
- Nghe
- Nhóm 2
-Trình bày
- Xem
- Nghe
- Xem
- HĐ nhóm 4.
- HS trình bày kết hợp chỉ tranh.
- g /n SGK
-2 HS nêu
- Xem
- 1 HS
- 1 em đọc to.
- Xem.
- Xem.
- Nghe
-HĐ cả lớp.
- T/l
Rút kinh nghiệm bổ sung
File đính kèm:
- Giao an bai Tha hi sinh.doc