I/ MỤC TIÊU :
-Bước đàu thuộc bảng nhân 7.
-Vận dụng phép nhân 7 trong giải toán.
II/ CHUẨN BỊ: -Giáo viên :Bảng phụ có ghi nội dung bài tập 2.
Học sinh : Vở bài tập.
41 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài dạy Tuần 7 - Lớp 3 Năm học: 2005 - 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vòng tròn. Người điều khiển sẽ chỉ vào bất kỳ HS nào trong nhóm – Người được chỉ sẽ hô thật nhanh HS, cùng lúc đó 2 bạn bên cạnh sẽ hô thật nhanh “Học tốt “, “ Học tốt “. Nếu ai hô chậm hơn hai bạn kia sẽ bị loại khỏi vòng tròn. Những HS không đứng bên cạnh bạn được chỉ mà hô thì bị loại khỏi vòng tròn.
* Củng cố - dặn dò:
-Làm bài tập trong vở BT.
-Nhận xét tiết học.
-HS chia thành các nhóm, lần lượt bạn này ngồi, bạn kia thử phản xạ đầu gối.
-Ngồi: trên ghế cao, chân buông thõng. Dùng búa cao su hoặc bàn tayđánh nhẹ vào đầu gối phía trước bánh chè.
-Các nhóm vừa thực hành vừa thảo luận để trả lời câu hỏi.
-Một vài cặp lên thực hành, Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.
-Nếu tủy sống bị tổn thương, cẳng chân sẽ không có các phản xạ.
Nhận xét qua bài dạy :
Giáo viên
Học sinh :
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Thứ ngày tháng năm
Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI ( Tuần 07 )
Bài 12 : HOẠT ĐỘNG THẦN KINH ( Tiếp theo )
I/ MỤC TIÊU:
Biết được vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người.
II/CHUẨN BỊ: -Giáo viên : Các hình minh hoạ hình 1 như SGK. Sơ đồ cơ quan thần kinh
-Học sinh :Vở bài tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
PHÁT TRIỂN
1.Hoạt động khởi động :(5 phút)
Hát
+Kiểm tra bài cũ:
-GV kiểm tra VBT của HS.
-GV gọi 3 HS lên bảng và trả lời các câu hỏi:
*GV nhận xét và cho điểm HS.
2.Giới thiệu bài
- Hoạt động thần kinh (Tiếp theo )
3.Các hoạt động chính:
*Hoạt động 1: Trò chơi “ Ba, Má, Tôi “
+Mục tiêu:Phối hợp nhịp nhàng giữa tai nghe , mắt nhìn và tay làm theo.
+Cách tiến hành (05 phút )
-GV hướng dẫn HS chơi trò chơi và yêu cầu 1 HS lên điều khiển trò chơi.
-GV nhận xét: Những bạn làm sai là do chưa phối hợp nhịp nhàng giữa tai nghe , mắt thấy và tay làm .
-Các em có biết cơ quan nào có thể điều khiển hoạt động của cơ thể không? Bộ phận nào của cơ quan ấy quan trọng nhất?
*Hoạt động2: Thảo luận về tình huống trong tranh.
+Mục tiêu:Hiểu được vai trò của não đối với mọi hoạt động suy nghĩ của cơ thể.
+Cách tiến hành (10 phút, tranh )
-GV chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu HS thảo luận theo các câu hỏi sau:
Quan sát tranh và cho biết:
+Bất ngờ khi dẫm vào đinh, Nam có phản ứng như thế nào?
-3 HS lần lượt trả lời các câu hỏi
-Chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV.
-Cơ quan thần kinh điều khiển hoạt động của cơ thể. Não là bộ ph65n quan trọng nhất.
-HS chia nhóm và thảo luận các câu hỏi theo yêu cầu của GV.
-3 nhóm thảo luận 1 câu.
+Bất ngờ dẫm vào đinh , Nam co ngay chân lên.
+Sau đó Nam đã làm gì ? Việc làm đó có tác dụng gì?
-Cơ quan nào điều khiển hoọat động đó?
-Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
Não có vai trò gì trong cơ thể?
*GV kết luận: Tuỷ sống điều khiển các phản xạ của chúng ta, còn não thì điều khiển toàn bộ hoạt động suy nghĩ của chúng ta.
*Hoạt động3: Thảo luận phân tích ví dụ.
+Mục tiêu: Hiểu não điều khiển mọi hoạt động của các cơ quan.
+Cách tiến hành:(10 phút, tranh)
-GV đưa ra ví dụ: HS đang viết chính tả. Yêu cầu HS cho biết: Khi đó cơ quan nào đang tham gia hoạt động? Bộ phận nào trong cơ thể điều khiển phối hợp hoạt động của các cơ quan đó?
-Yêu cầu HS thảo luận tìm những ví dụ cho thấy não điều khiển phối hợp hoạt động của cơ thể.
-Yêu cầu các nhóm trình bày.
GV kết luận: Bộ não rất quan trọng, phối hợp, điều khiển mọi hoạt động của các giác quan, giúp ta học và ghi nhớ.
*Hoạt động 4:Trò chơi :Thử trí thông minh.
+Cách tiến hành (5 phút)
-GV nêu cách chơi và yêu cầu HS chơi theo yêu cầu của GV.
-GV tổng kết cuộc chơi.
* Củng cố - dặn dò(5 phút)
-Yêu cầu HS thực hiện bài học
-Nhận xét tiết học.
+ Sau đó Nam rút chân lên và vứt vào thùng rác để người khác không dẫm phải.
-Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
-Não giữ vai trò quan trọng điều khiển mọi hoạt động, suy nghĩ của cơ thể.
-mắt nhìn
-tai nghe
-tay viết
-Giữ trật tự để lắng nghe
-Não điều khiển phối hợp mọi hoạt động của các cơ quan.
-Các nhóm thảo luận , tìm các ví dụ , cho biết các bộ phận cơ quan nào đang tham gia hoạt động và não có vai trò gì?
-Đại diện nhóm trình bày.
-HS chơi trò chơi theo yêu cầu của GV .
Nêu ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp moi hoạt động của cơ thể.
Nhận xét qua bài dạy :
Giáo viên
Học sinh :
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Thứ ngày tháng năm
Môn: MĨ THUẬT
Bài 7: VẼ CÁI CHAI
I/ MỤC TIÊU:
-Nhận biết đặc điểm, hình dáng, tỉ lệ của một vài loại chai.
-Biết cách vẽ cái chai.
-Vẽ được cái chai theo mẫu.
II/CHUẨN BỊ: -Giáo viên :Bài vẽ của HS năm trước, cái chai mẫu.
-Học sinh :Vở tập vẽ,bút chì ,màu vẽ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
PHÁT TRIỂN
1.Hoạt động khởi động :(5 phút)
Hát
+Kiểm tra bài cũ:
-GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
2.Giới thiệu bài
-Vẽ cái chai.
3.Các hoạt động chính:
*Hoạt động 1: Quan sát ,nhận xét.
+Mục tiêu: Quan sát và nhận ra được đặc điểm của hình dáng của cái chai.
+Cách tiến hành (05 phút,1 số tranh vẽ trang trí hình vẽ của HS năm trước, cái chai mẫu)
-GV cho HS quan sát 1 số cái chai có hình dáng màu sắc khác nhau và gọi ý HS quan sát và nhận xét về màu sắc, hình dáng của cái chai:
+ Các phần chính của cái chai: Miệng, cổ, vai, thân và đáy chai
+ Chai thường được làm bằng thuỷ tinh, có thể là màu trắng đục, màu xanh đậm hoặc màu nâu …
*Hoạt động 2: Cách vẽ cái chai
+Mục tiêu: Biết cách vẽ cái chai
+Cách tiến hành (10 phút ).
-GV cho từng nhóm HS chọn mẫu và vẽ
-GV hướng dẫn HS vẽ:
+ Vẽ phác khung hình của chai và đường trục
+ Quan sát mẫu để so sánh tỷ lệ các phần chính của chai.
+ Vẽ phác nét mờ hình dáng chai.
+ Sửa những chi tiết cho cân đối
HS quan sát.
-HS trả lời theo suy nghĩ
-HS quan sát thao tác của GV
*Hoạt động 3: Thực hành
+Mục tiêu: Vẽ được cái chai
+Cách tiến hành (15 phút, vở tập vẽ, bút màu).
-GV yêu cầu HS tự vẽ vào vở
-GV đến từng bàn quan sát, hướng dẫn bổ xung.
*Hoạt động 4 Nhận xét, đánh giá ( 05 phút )
-GV gợi ý HS nhận xét, xếp loại bài của HS.
-Nhận xét chung tiết học.
-Khen ngợi, động viên những HS có bài đẹp.
+ Dặn dò: Về nhà quan sát và nhận xét hình dáng một số loại chai.
-Quan sát người thân ông, bà, cha, mẹ chuẩn bị tiết sau vẽ chân dung.
-HS thực hành
HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
Nhận xét qua bài dạy :
Giáo viên
Học sinh :
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Thứ ngày tháng năm
Môn: THỦ CÔNG
Bài 4: GẤP, CẮT, DÁN BÔNG HOA. ( Tiêt 1 )
I/ MỤC TIÊU:
-Biết cách gấp, cắt, dán bông hoa.
-Gấp, cắt, cắt, dán được bông hoa. Các cánh của bông hoa tương đối đều nhau.
II/CHUẨN BỊ: -Giáo viên :Mẫu bông hoa năm cánh, tám cánh, bốn cánh.
-Học sinh :Vở thủ công,giấy màu,kéo.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
PHÁT TRIỂN
1.Hoạt động khởi động :(5 phút)
Hát
+Kiểm tra bài cũ:
-GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS:vở thủ công,giấy màu,kéo.
2.Giới thiệu bài
Gấp, cắt, dán bộng hoa (tiết 1)
3.Các hoạt động chính:
*Hoạt động 1:GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
+Mục tiêu: Biết cách quan sát mẫu và nhận ra đặc điểm của bông hoa.
+Cách tiến hành (10 phút,bông hoa mẫu)
-GV giới thiệu một số bông hoa năm cánh, tám cánh, bốn cánh được gấp, cắt, dán từ giấy màu, yêu cầu HS quan sát và nhận xét: Các bông hoa có màu sắc như thế nào? Các cánh của bông hoa có giống nhau không ? khoảng cách giữa các cánh hoa như thế nào?
-Có thể áp dụng cách gấp, cắt , dán ngôi sao để cắt bông hoa năm cánh được không?
*Hoạt động 1:GV hướng dẫn mẫu.
+Mục tiêu: Biết cách gấp, cắt, dán bông hoa
+Cách tiến hành (15 phút,giấy màu, kéo)
*Gấp, cắt bông hoa năm cánh.
-Gọi HS lên bảng thực hiện thao tác gấp, cắt ngôi sao năm cánh và nhận xét
-Hướng dẫn HS gấp, cắt bông hoa năm cánh theo các bước sau:
-HS trả lời:
+ Cắt tờ giấy hình vuông có cạnh là 6 ô.
+ Gấp giấy giống như cắt ngôi sao năm cánh
+ Vẽ đường cong
+ Dùng kéo cắt theo đường cong để được bông hoa năm cánh.
-GV giới thiệu một vài cách lượn theo đường cong để có các bông hoa có các hình dạng khác nhau
*Gấp, cắt bông hoa bốn, tám cánh:
-Đây là phần mở rộng để rèn kỹ năng gấp, cắt hoa bằng giấy, GV hướng dẫn HS từng bước làm theo.
*Dán các hình bông hoa.
-GV hướng dẫn HS dán các hình bông hoa vào các vị trí thích hợp trên tờ giấy trắng, vẽ thêm cành lá để trang trí
-Gọi 1 đến 2 HS thực hiện thao tác gấp, cắt, dán bông hoa năm cánh, bốn cánh, tám cánh.
*Củng cố - dặn dò
-Nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
-Dặn dò HS giờ học sau mang giấy thủ công , kéo để gấp cắt dán bông hoa.
HS nhắt lại cách gấp,cắt, dán bông hoa.
Nhận xét qua bài dạy :
Giáo viên
Học sinh ……………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- BAI SOAN TUAN 7.doc