KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TẬP ĐỌC
BÀI: NGÔI NHÀ
I. Mục tiêu:
1. Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các tiếng, từ: trước ngõ, xao xuyến, nở, lảnh lót, mộc mạc.
-Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ.
2. Ôn các vần iêu, yêu; tìm được tiếng, nói được câu có chứa tiếng có vần iêu.
3. Hiểu từ ngữ và câu thơ trong bài:
- Trả lời được các câu hỏi về hình ảnh ngôi nhà, âm thanh, hương vị bao quanh ngôi nhà. Hiểu được tình cảm với ngôi nhà của bạn nhỏ.
- Nói được tự nhiên, hồn nhiên về ngôi nhà em mơ ước.
- Học thuộc lòng một khổ thơ em thích.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
46 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài dạy tuần 28, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- cậu bé, giọng hốt hoảng - người mẹ). Tóm tắt nội dung bài:
Đọc mẫu lần 2 ( chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1.
* Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
- Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu.
* Luyện đọc câu:
- Nhận xét, chỉnh sửa.
* Luyện đọc cả bài:
- Thi đọc cả bài.
c. Luyện tập:
Ôn các vần ưt, ưc
Giáo viên treo bảng yêu cầu:
Bài tập 1: Tìm tiếng trong bài có vần ưt.
Bài tập 2: Tìm tiếng ngoài bài có vần ưt, ưc.
Bài tập 3: Nói câu chứa tiếng có vần ưt, ưc.
- Giáo viên nhắc học sinh nói cho trọn câu để người khác hiểu, tránh nói câu tối nghĩa.
3. Củng cố tiết 1:
- Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
Tiết 2
d. Tìm hiểu bài và luyện đọc:
- Hỏi bài mới học.
- Gọi 2 học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi:
+ Khi bị đứt tay, cậu bé có khóc không?
+ Lúc nào cậu mới khóc? Vì sao?
+ Bài văn có mấy câu hỏi?
- Nhận xét học sinh trả lời.
- Đọc diễn cảm lại bài văn.
e. Luyện nói: - Cho học sinh thảo luận theo cặp trao đổi nhanh về nghề nghiệp của bố.
- Cho học sinh thi kể tên đúng các loại hoa.
4. Củng cố:
- Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.
5. Nhận xét dặn dò:
- Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới.
- Học sinh nêu tên bài trước.
- 2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
- Học sinh khác nhận xét bạn đọc bài và trả lời các câu hỏi.
- Nhắc tựa.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.
- Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.
Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.(5, 6 em đọc các từ khó trên bảng.)
- Luyện đọc từng câu.
- Nối tiếp đọc các câu.
- Nhận xét.
- Đọc nối tiếp 3 em - thi đọc.
- Lớp đồng thanh.
- đứt
- Đọc mẫu câu trong bài
- Các em chơi trò chơi thi nói câu chứa tiếng tiếp sức:
- 2 em.
- Vì bây giờ mẹ mới về.
- 2 em.
+ Khi bị đứt tay, cậu bé không khóc.
+ Mẹ về, cậu mới khóc. Vì cậu muốn làm nũng mẹ.
- Đọc thầm lại bài và tìm các câu hỏi có trong bài.
- Đọc các câu hỏi.
- Học sinh rèn đọc diễn cảm.
- 2, 3 nhóm thi đọc theo cách phân vai..
- 1 hs nêu yêu cầu của bài tập.
- Lắng nghe.
- 2 hs thực hiện mẫu
- Học sinh trao đổi và nói với bạn.
- Một số cặp hs hỏi - đáp trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Nhắc tên bài và nội dung bài học.
- 1 học sinh đọc lại bài.
HIỆU TRƯỞNG KHỐI TRƯỞNG GIÁO VIÊN
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 28
I. Mục tiêu:
- Đánh giá quá trình hoạt động của lớp trong tuần 28.
- Đề ra kế hoạch thực hiện cho tuần tới.
II. Chuẩn bị:
- Nội dung đánh giá và kế hoạch hoạt động tuần 29
III. Phần lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
- Hát tập thể 1 - 2 bài.
2. Đánh giá quá trình hoạt động của tuần 28:
a. Về nề nếp:
- Tất cả học sinh trong lớp đều đi học đúng giờ.
- Thực hiện tương đối nghiêm túc nề nếp, nội quy trường lớp.
- Một số hs đến trường chưa thực hiện đúng đồng phục (không bỏ áo vào quần).
- Việc ăn quà vặt trong trường vẫn còn tồn tại.
b. Về học tập:
- Sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ.
- Nhiều học sinh có ý thức tham gia học tập tốt
- Nhiều hs có tiến bộ rõ rệt trong học tập
- Bình chọn học sinh tiêu biểu trong tuần.
* Tồn tại:
- Nghĩ học còn tồn tại (đau - ốm)
- Một số hs còn thiếu đồ dùng học tập cũng như sách vở
- Một số hs còn thiếu ý thức trong việc giữ gìn sách vở
- Còn nói chuyện riêng trong giờ học và trong sinh hoạt đầu giờ.
- Kế hoạch nhỏ thực hiện không đạt chỉ tiêu.
3. Kế hoạch Tuần 29:
- Tiếp tục xây dựng nề nếp lớp học.
- Duy trì phong trào “Giữ vở sạch - viết chữ đẹp”
- Thực hiện tốt công tác bán trú và bữa cơm học đường.
- Phụ đạo hs yếu.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: MĨ THUẬT
Bài 28:
VẼ TIẾP HÌNH VÀ VẼ MÀU
VÀO HÌNH VUÔNG, ĐƯỜNG DIỀM
NGÀY:28-3-2014
I.MỤC TIÊU
- Học sinh thấy được vẽ đẹp của hình vuông và đường diềm có trang trí.
- Học sinh biết cách vẽ hoạ tiết theo chỉ dẫn vào hình vuông và đường diềm.
- Học sinh vẽ được hoạ tiết như chỉ dẫn và vẽ màu theo ý thích.
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- Một vài đồ vật có trang trí hình vuông, đường diềm.
- Bài vẽ trang trí hoàn chỉnh.
- Bài vẽ của học sinh lớp trước.
- Một vài hoạ tiết khác nhau.
2. Học sinh:
- Vở tập vẽ.
- Bút chì, sáp màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU.
1. Ổn định lớp.
- Cho học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.
H. Tuần trước chúng ta học bài gì?
H. Ô tô có những loại nào?
3. Bài mới.
- Giới thiệu bài: Giáo viên ghi đề bài. Học sinh nhắc lại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
* Mục tiêu: Giúp học sinh thấy được vẽ đẹp của hình vuông và đường diềm có trang trí.
- Giáo viên cho học sinh xem một số hình vuông, đường diềm ở bát, đĩa, khăn bàn,... và gợi ý cho học sinh nhận thấy.
H. Trang trí hình vuông đường diềm vào các đồ vật nhằm mục đích gì?
- Giáo viên cho học sinh xem đồ vật có các hình trang trí khác nhau.
H. Người ta thường dùng những hoạ tiết nào để trang trí hình vuông, đường diềm?
H. Các hoạ tiết này màu sắc có giống nhau không?
H. Hoạ tiết giống nhau thì màu sắc phải như thế nào?
H. Em hãy kể tên một số đồ vật được trang trí hình vuông, đường diềm khác nhau?
H. Ngoài những đồ vật này ra em còn biết những đồ vật nào được trang trí hình vuông, đường diềm nữa?
H. Em thích nhất là hình trang trí nào?
- Giáo viên cho học sinh quan sát hình trong vở của học sinh.
- Giáo viên gợi ý cho học sinh nhận ra các hình vẽ.
H. Hình này vẽ hoạ tiết gì?
H. Các hoạ tiết giống nhau thì ta phải vẽ như thế nào?
Hoạt động 2: Cách vẽ hoạ tiết vào hình vuông, đường diềm và vẽ màu.
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách vẽ hoạ tiết theo chỉ dẫn vào hình vuông và đường diềm.
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số bài trang trí có màu sắc đẹp và hướng dẫn học sinh cách vẽ cho phù hợp, đẹp.
- Vẽ tiếp các cánh hoa còn lại.
- Nhìn hoạ tiết mẫu để vẽ cho đúng.
- Tìm màu chọn hai màu để vẽ.
+ Màu của bốn cánh hoa.
+ Màu nền.
- Tìm màu có màu đậm và màu nhạt.
- Tìm màu sắc thích hợp, có thể dùng màu sắc theo ý thích.
- Màu của các cánh hoa phải giống nhau.
- Giáo viên cho học sinh tham khảo một số bài vẽ trang trí hoàn chỉnh. Để học sinh quan sát, tham khảo thêm.
Hoạt động 3: Thực hành.
* Mục tiêu: Giúp học sinh vẽ được hoạ tiết như chỉ dẫn và vẽ màu theo ý thích.
- Giáo viên cho học sinh vẽ tiếp hoạ tiết vào các mảng ở hình vuông đúng, đường diềm với hình mẫu.
- Tìm hoạ tiết theo nét chấm.
- Tìm màu theo ý thích.
- Giáo viên theo dõi hướng học sinh làm bài đúng nội dung, khuyến khích học sinh làm bài.
+ Muốn màu đậm hay nhạt tùy thuộc vào pha màu nhiều hay ít.
+ Tô màu kín hình đều và đẹp.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận ra được những bài đẹp, chưa đẹp.
- Giáo viên chọn một số bài gợi ý cho học sinh nhận xét.
H. Em có nhận xét gì về hình vẽ của bạn?
H. Màu của bạn tô đã đều và có độ đậm nhạt chưa?
H. Trong bài này em thích bài nào nhất?
- Dựa trên bài của học sinh giáo viên gợi ý thêm và xếp loại cho học sinh.
- Khen ngợi những bài vẽ đúng và đẹp.
* Dặn dò:
- Quan sát một số đồ vật có trang trí hình vuông, đường diềm.
- Quan sát các con gà, chuẩn bị bài học sau.
- Học sinh quan sát.
- Làm cho đồ vật đó đẹp hơn.
- Học sinh quan sát tìm hiểu nội dung.
- Hình hoa, lá hay các con vật,...
- Màu sắc giống nhau.
- Bát, đĩa, ấm chén, gạch men,... được trang trí hình vuông.
- Giấy khen, vải, quần áo,...
- Chọn hình theo cảm nhận riêng.
- Học sinh quan sát.
- Hoa, lá,...
- Cân đối đều trong khung hình.
- Học sinh tìm cách vẽ hình vuông, đường diềm.
- Vẽ hoạ tiết vào hình.
- Học sinh tìm màu.
- Tìm màu tươi sáng.
- Học sinh quan sát.
- Tìm hình vẽ vào bài.
- Tìm màu.
- Học sinh nhận xét bài trên bảng.
- Hình vẽ rõ nội dung và giống với hình mẫu.
- Màu đều và đẹp.
- Học sinh chọn bài vẽ đẹp.
- Học sinh quan sát giáo viên đánh giá bài.
HIỆU TRƯỞNG KHỐI TRƯỞNG GIÁO VIÊN
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TẬP VIẾT
BÀI: TÔ CHỮ HOA K
NGÀY:27-3-2014
I. Mục tiêu :
- Giúp HS biết tô chữ hoa K
- Viết đúng các vần, các từ ngữ - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, đưa bút theo đúng quy trình viết; giản đúng khoảng cách giưã các con chữ theo mẫu chữ trong vở tập viết.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn:
- Chữ hoa: K đặt trong khung chữ (theo mẫu chữ trong vở tập viết)
- Các vần, các từ ngữ (đặt trong khung chữ)
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. KTBC:
- Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh, chấm điểm 4 em.
- 2 em lên bảng viết các từ: kì diệu, yêu đời.
- Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài:
- Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi tựa bài.
- GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung tập viết. Nêu nhiệm vụ của giờ học: Tập tô chữ, tập viết các vần và từ ngữ ứng dụng đã học trong các bài tập đọc.
b. Hướng dẫn tô chữ hoa:
- Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:
- Nhận xét về số lượng và kiểu nét. Sau đó nêu quy trình viết cho học sinh, vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ.
c. Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng:
- Giáo viên nêu nhiệm vụ để học sinh thực hiện (đọc, quan sát, viết).
d. Thực hành :
- Cho HS viết bài vào tập.
- GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết tại lớp.
3. Củng cố :
- Hỏi lại nội bài viết.
- Gọi HS đọc lại nội dung bài viết và quy trình tô chữ K.
- Thu vở chấm một số em.
- Nhận xét tuyên dương.
4. Dặn dò : Viết bài ở nhà phần B, xem bài mới.
- Học sinh mang vở tập viết để trên bàn cho giáo viên kiểm tra.
- 2 học sinh viết trên bảng
- Học sinh nêu lại nhiệm vụ của tiết học.
- Học sinh quan sát chữ hoa K trên bảng phụ và trong vở tập viết.
- Học sinh quan sát giáo viên tô trên khung chữ mẫu.
- Viết không trung.
- Học sinh đọc các vần và từ ngữ ứng dụng, quan sát vần và từ ngữ trên bảng phụ và trong vở tập viết.
- Viết bảng con.
- Thực hành bài viết theo yêu cầu của giáo viên và vở tập viết.
- Nêu nội dung và quy trình tô chữ hoa, viết các vần và từ ngữ.
Hoan nghênh, tuyên dương các bạn viết tốt.
HIỆU TRƯỞNG KHỐI TRƯỞNG GIÁO VIÊN
File đính kèm:
- Lop 1 - t28.doc