Kế hoạch bài dạy Tuần 24 Lớp 3 Trường Trần Quốc Tuấn

a) Kiến thức: Giúp Hs hiểu:

- Đám tang là lễ chôn cất người đã chết. Đây là sự kiện rất đau buồn đối với những người thân trong gia đình. Vì thế chúng ta phải chai sẻ nỗi buồn, lịch sự, nghiên túc, tôn trọng không khí tang lễ.

b) Kỹ năng:

- Nói năng nhỏ nhẹ, không cười đùa, hét to trong đám tang.

- Giúp đỡ gia quyến những công việc phù hợp,có thể.

- Cư xử đúng mực khi gặp đám tang: ngả mũ nón, nhường đường.

c) Thái độ:

- Hs có hành động giúp đỡ khách nước ngoài.

- Thể hiện sự tôn trọng khách nước ngoài trong một số trường hợp cụ thể.

- Không tò mò chạy theo khách nước ngoài.

 

doc34 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài dạy Tuần 24 Lớp 3 Trường Trần Quốc Tuấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lên thi kể chuyện. - Gv mời từng cặp hs kể - Gv mời 4 – 5 Hs thi kể trước lớp. - Gv nhận xét, chốt lại. - Gv nhận xét, tuyên dương những bạn kể tốt. - Gv hỏi: Qua câu chuyện này, em biết gì về Vương Hi Chi? PP: Quan sát, giảng giải, thực hành. HT: Hs đọc yêu cầu của bài và gợi ý. Hs quan sát tranh minh họa. Bà lão bán quạt đến nghỉ dưới gốc cây, gặp ông Vương Hi Chi, phàn nàn quạt bán ế nên chiều nay cả nhà bà không có cơm ăn. Vì ông tin rằng bằng cách ấy sẽ giúp được bà lão. Chữ ông đẹp, nổi tiếng, nhận ra chữ ông, mọi người sẽ mua quạt. Vì mọi người nhận ra nét chữ , lời thơ của Vương Hi Chi trên quạt. Họ mua quạt như mua một tác phẩm nghệ thuật quý giá. PP: Luyện tập, thực hành. HT: Các nhóm tập kể lại câu chuyện. Từng cặp Hs kể . Hs thi kể chuyện. Hs lắng nghe. Hs cả lớp nhận xét. Hs: Vương Hi Chi là một người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ những người nghèo khổ. HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN Đặng Thị Hiền TRƯỜNG TRẦN QUỐC TUẤN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN: 24 LỚP BA1 MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI TỰA BÀI: HOA NGÀY DẠY: 28/2/2007 I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp hs hiểu Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của một số loài hoa. Kể tên một số bộ phận thường có của một bông hoa Kỹ năng: Phân loại các bông hoa sưu tầm được. Nêu được chức năng và lợi ích của hoa. c) Thái độ: - Lựa chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh nguy hiểm khi ở trường. II/ Chuẩn bị: * GV: Hình trong SGK trang 90, 91. * HS: SGK, vở. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. (1’) Bài cũ: Khả năng kì diệu của lá cây (4’) - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi: + Chức năng của lá cây? + Nêu ích lợi của lá cây? - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’) Giới thiiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. (28’) * Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận theo cặp. - Mục tiêu: Hs biết quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của một số loài hoa. Kể tên được các bộ phận thường có một bông hoa. . Cách tiến hành. Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý. - Gv yêu cầu Hs quan sát hình trang 90, 91 SGK. + Trong những bông hoa đó, bông nào có hương thơm, bông nào không có hương thơm? + Hãy chỉ đâu là cuống hoa, cánh hoa, nhị hoa? Bước 2: Làm việc cả lớp. - Gv gọi một số nhóm lên trình bày trước lớp. - Gv nhận xét chốt lại: => Các loài hoa thường khác nhau về hình dạng, màu sắc và mùi hương. Mỗi bông hoa thường có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa và nhị hoa. * Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp. - Mục tiêu: Nêu được chức năng và ích lợi của hoa. Các bước tiến hành. Bước 1 : - Gv yêu cầu cả lớp thảo luận theo câu hỏi: + Hoa có chức năng gì? + Hoa thường dùng để làm gì? Nêu ví dụ. + Quan sát các hình 91, những hoa nào được dùng để trang trí, những bông hoa nào được dùng để ăn? Bước 2: Thực hiện. - Gv mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm. - Gv nhận xét, chốt lại. => Hoa là cơ quan sinh sản của cây. Hoa dùng để trang trí, làm nước hoa và nhiều việc khác. PP: Quan sát, thảo luận nhóm. HT: Hs quan sát hình trong SGK Hs trao đổi theo nhóm các câu hỏi trên. Đại diện các nhóm lên trình bày. Hs cả lớp nhận xét. PP: Thảo luận. HT: Hs cả lớp thảo luận các câu hỏi. Hs xem xét và trả lời. Đại diện các nhóm lên trình bày. HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN Đặng Thị Hiền TRƯỜNG TRẦN QUỐC TUẤN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN: 24 LỚP BA1 MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI TỰA BÀI: QUẢ NGÀY DẠY: 5/2/2007 I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả. Kỹ năng: - Kể tên các bộ phận thường có của một quả. Nêu được chức năng của hạt và ích lợi của quả. c) Thái độ: - Chăm sóc quả. II/ Chuẩn bị: * GV: Hình trong SGK trang 92, 93. * HS: SGK, vở. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. (1’) Bài cũ: Hoa. (4’) - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi: + Hoa có chức năng gì? + Hoa dùng để làm gì? - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’) Giới thiiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. (28’) * Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. - Mục tiêu: Biết quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả. Kể được các bộ phận thường có của một quả. . Cách tiến hành. Bước 1: Quan sát hình trong SGK. - Gv yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình trong SGK trang 92, 93 và trả lời câu hỏi: + Chỉ, nói tên và mô tả màu sắc, hình dạng, độ lớn của từng loại quả? + Trong số các quả đó, bạn đã ăn loại quả nào? Nói về mùi vị của quả đó? + Chỉ vào các hình của bài và nói tên từng bộphận của một quả. Người ta thường ăn bộ phận nào của quả đó? Bước 2: Làm việc cả lớp. - Các nhóm lên trình bày, mỗi em chỉ kể tên một vài cơ quan. - Gv chốt lại: => Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc và mùi vị. Mỗi quả thường có ba phần: vỏ, thịt, hạt. Một số quả chỉ có vỏ và thịt hoặc vỏ và hạt. * Hoạt động 2: Thảo luận - Mục tiêu: Hs nêu được chức năng của hạt và ích lợi của quả. Các bước tiến hành. Bước 1 : làm việc theo nhóm. - Gv phát cho mỗi nhóm thảo luận câu hỏi. + Quả thường dùng để làm gì? Nêu ví dụ. + Quan sát các hình trang 92, 93 SGK, hãy cho biết những quả nào được dùng để ăn tươi, quả nào dùng để chế biến thức ăn? + Hạt có chức năng gì? - Gv yêu cầu Hs điền vào phiếu học tập đó Bước 3: Làm việc cả lớp. - Gv yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình. - Gv nhận xét: => Quả thường dùng để ăn tươi, làm rau trong các bữa ăn, ép dầu. Ngoài ra, muốn bảo quản các loại quả được lâu người ta có thể biến thành mứt hoặc đóng hộp. Khi gặp điều kiện thích hợp hạt sẽ mọc thành cây mới. PP: Quan sát, thảo luận. HT: Hs từng nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi. Đại diện từng nhóm lên trả lời. Hs nhận xét. PP: Luyện tập, thực hành. HT: Hs thảo luận theo nhóm các câu hỏi. Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của mình. Hs khác nhận xét. HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN Đặng Thị Hiền TRƯỜNG TRẦN QUỐC TUẤN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN: 24 LỚP BA1 MÔN: TOÁN TỰA BÀI: LUYỆN TẬP NGÀY DẠY: 1/3/2007 A/ Mục tiêu: Kiến thức: - Củng cố về đọc, viết và nhận biết giá trị của các số La Mã từ I đến XI để xem đồng hồ và các số XX, XXI khi đọc sách. b) Kỹ năng: Đọc, viết số La Mã chính xác. c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài. B/ Chuẩn bị: * GV: Bảng phụ, phấn màu. * HS: VBT, bảng con. C/ Các hoạt động: 1. Khởi động: Hát.(1’) 2. Bài cũ: Làm quen với chữ số La Mã.(3’) Gọi HS lên bảng sửa bài 2, 3. - Nhận xét ghi điểm. - Nhận xét bài cũ. 3. Giới thiệu và nêu vấn đề.(1’) Giới thiệu bài – ghi tựa. 4. Phát triển các hoạt động.(30’) * HĐ2: Làm bài 1, 2.(18’) - MT: Giúp Hs biết viết chính xác các chữ số La Mã, biết cách xem đồng hồ. Bài 1: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài: - Gv yêu cầu Hs tự làm. - Gv yêu cầu Hs nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - Gv nhận xét, chốt lại. Bài 2: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài: - Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi. - Gv mời 3 Hs lên bảng sửa bài. - Gv nhận xét, chốt lại: * HĐ3: Làm bài 3.(7’) - MT: Giúp Hs biết phân biệt các chữ số La Mãchính xác , thành thạo , nhanh nhẹn. Bài 3: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài. - Gv cho Hs thảo luận theo nhóm. - Gv nhận xét, chốt lại: * HĐ4: Làm bài 4.(5’) - MT: Giúp cho các em xếp các chữ số La Mã từ các que diêm. - Gv mời 1 Hs yêu cầu đề bài. - Gv chia Hs thành 4 nhóm nhỏ. Cho các em chơi trò chơi “ Ai nhanh ai đúng”: -Yêu cầu: Từ 6 que diêm các nhóm có thể xếp thành sốchín (số La Mã). Sau đó nhấc ra hai que diêm rồi xếp lại để được số bốn, số mười một. - Trong thời gian 5 phút nhóm nào xếp được nhiều chữ sẽ chiến thắng. - Gv nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận. HT:Nhóm , lớp . Hs đọc yêu cầu đề bài. Học sinh cả lớp làm bài vào VBT. 4 HS nối tiếp nhau đọc kết quả. a) V: Năm ; VI: Sáu ; IX: chín ; XI: Mười một ; XX: Hai mươi. b)Bốn : IV ; Bảy: VII ; Tám: VIII ; Mười: X Mười hai: XII ; Hai mươi mốt: XXI. Hs nhận xét. Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs thảo luận nhóm. Học sinh cả lớp làm bài vào VBT. Ba Hs lên bảng sửa bài. + Đồng hồ 1: Vẽ kim phút ở số IV. + Đồng hồ 2: Vẽ kim phút ở số VI. + Đồng hồ 3: Vẽ kim phút ở số VII. HS nhận xét . PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận. HT:Nhóm , cá nhân . Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs thảo luận nhóm . Đại diện các nhóm lên trình bày. + Bốn: VI S Mười hai: XII Đ + Bốn: IV Đ Mười một: VVI S + Tám: IIX S Mười một: XI Đ + Chín: IX Đ Hai mươi: XX Đ Hs nhận xét. PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi. HT:Lớp , nhóm . Hs đọc yêu cầu đề bài. Các nhóm chơi trò chơi. HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN Đặng Thị Hiền

File đính kèm:

  • doctuan 24 (SUA).doc
Giáo án liên quan