I/ MỤC TIÊU
- Kiến thức :Giúp HS:Biết thực hiện phép tính trừ các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần)
- Kĩ năng : Ap dụng để giải toán có lời văn bằng 1 phép tính trừ.
- Thái độ :Trình bày sạch đẹp.
II/ CHUẨN BỊ: -Giáo viên :Bảng phụ có ghi nội dung bài tập 1
Học sinh : Vở bài tập.
57 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài dạy Tuần 02 - Lớp 3 Năm học: 2005 - 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng các câu hỏi (dưới đây) để vẽ sơ đồ gia đình (như hình 2 – trang 43) lên bảng.
1.Gia đình có mấy thế hệ? Thế hệ thứ nhất gồm những ai?
2.Ông bà đã sinh được mấy người con? Đó là những ai?
3.Ông bà có mấy người con dâu, mấy người con rể? Đó là những ai?
4.Bố mẹ Quang sinh được mấy người con? Đó là những ai?
5. Bố mẹ Hương sinh được mấy người con? Đó là những ai?
Sơ đồ GV vẽ lên bảng.
Ông x bà
Mẹ của Hương
Bố của Hương
Mẹ của Quang
Bố của Quang
Hồng
Hương
Thuỷ
Quang
+Yêu cầu HS nhìn vào sơ đồ nói lại mối quan hệ của mọi người trong gia đình.
+GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
*Hoạt động 2: Xưng hô, đối xử đúng với họ hàng.(Thứ sáu , ngày 19/ 11 / 2004 )
+Mục tiêu:Biết cách xưng hô đối với mọi người trong họ hàng.
+Cách tiến hành ( 20 phút, tranh, phiếu)
-Bước 1: Thảo luận cặp đôi.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+HS trả lời (5 HS trả lời), HS dưới lớp nhận xét, bổ sung, theo dõi lên bảng.
1.Gia đình có 3 thế hệ: Thế hệ thứ nhất gồm có ông và bà.
2.Ông bà đã sinh được hai người con. Đó là bố Quang và mẹ của Hương.
3.Ông bà có một người con dâu đó là mẹ của Quang và một người con rể đó là bố của Hương .
4.Bố mẹ Quang sinh được hai người con, Đó là Quang và Thuỷ.
5.Bố mẹ Hương sinh được hai người con, Đó là Hương và Hồng.
-2 – 3 HS nhìn vào sơ đồ, nói lại mối quan hệ của mọi người trong gia đình
+HS dưới lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
+Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đưa ra ý kiến của mình theo câu hỏi sau:
1.Mẹ của Hương thuộc họ nội hay họ ngoại của Quang?
2.Bố của Quang thuộc họ nội hay họ ngoại của Hương?
3.Ông bà nội Quang, bố Quang Quang và Thuỷ thuộc họ nội hay họ ngoại của Hương? Hương gọi những người đó như thế nào cho đúng?
4. Ông bà ngoại Hương, mẹ Hương, Hương và Hồng thuộc họ nội hay họ ngoại của Quang? Quang gọi những người đó như thế nào cho đúng?
+GV nhận xét câu trả lời của HS, chỉnh sửa nếu cần thiết.
-Bước 2: Làm việc cả lớp.
+Yêu cầu mỗi HS đưa ra một ý kiến về nghĩa vụ của anh em Quang và chị em Hương đối với những người họ hàng ruột thịt của mình.
+GV ghi nhanh, tổng kết các ý kiến của HS lên bảng.
-GV tổng kếtcác ý kiến đúng của HS.
-GV đưa ra kết luận. Với những người họ hàng của mình, các em phải cần tôn trọng, lễ phép với ông bà, các bác, các cô, các chú và thương yêu đùm bọc các anh chị em của mình như những người ruột thịt. Có như thế tình họ hàng mới thắm thiết được.
*Hoạt động 3: Trò chơi “ Xếp hình gia đình” và liên hệ bản thân.
+Mục tiêu:Giới thiệu được gia đình mình với các bạn trong lớp.
+Cách tiến hành ( 10 phút, giấy rô ki, hình ).
-Bước 1: Trò chơi “Xếp hình gia đình”.
+GV phổ biến luật chơi:
+GV tổ chức chơi mẫu cho HS.
+Phát giấy ghi sẵn nội dung chơi cho các nhóm.
+Nhận xét, tổng kết
-Bước 2: Hoạt động cả lớp.
+Yêu cầu HS tự liên hệ bản thân gia đình mình đang sinh sống, vẽ sơ đồ và giới thiệu với các bạn trong lớp.
+HS tiến hành thảo luận cặp đôi.
+Đại diện 3 – 4 cặp HS trình bày kết quả.
1.Mẹ của Hương thuộc họ ngoại của Quang.
2.Bố của Quang thuộc họ nội của Hương.
3. Ông bà nội Quang, bố Quang Quang và Thuỷ thuộc họ nội của Hương. Hương phải gọi là ông bà, anh, chị.
4. Ông bà ngoại Hương, mẹ Hương, Hương và Hồng thuộc họ ngoại của Quang. Quang phải gọi là ông bà, cô và các em.
+ Các nhóm khác theo dõi, nhận xét.
+HS cả lớp trả lời. HS trả lời sau không được trùng lập với câu trả lời trước.
-HS dưới lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe, ghi nhớ.
-HS chơi mẫu.
+2 HS lên bảng vẽ sơ đồ và trình bày, HS dưới lớp vẽ, trao đổi cặp và trình bày trước lớp.
+HS cả lớp theo dõi, nhận xét.
+Yêu cầu mỗi HS kể về một việc làm hay cách đối xử của mình với một trong những người họ hàng của mình.
-GV nhận xét, khen thưởng những HS đã có cách ứng xử đúng đắn, sửa chữa, khuyến khích những HS chưa cư xử đúng có những hành vi, thái độ đúng đắn.
* Củng cố - dặn dò:
-Làm bài tập trong vở BT.
-Nhận xét tiết học.
Nhận xét qua bài dạy :
Giáo viên:…………………………………………………………………………………………………
Học sinh :………………………………………………………………………………………………….
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Thứ ngày tháng năm
Môn: MĨ THUẬT
Bài 11: VẼ THEO MẪU: VẼ CÀNH LÁ .
Sách giáo khoa :Trang 16.
I/ MỤC TIÊU:
-Kiến thức :-HS biết cấu tạo của cành lá: hình dáng, màu sắc và vẻ đẹp của nó.
-Kĩ năng : -Vẽ được cành lá đơn giản.
- Thái độ: -Bước đầu làm quen với việc đưa hình hoa, lá vào trang trí ở các dạng bài tập.
II/CHUẨN BỊ: -Giáo viên :Bài vẽ của HS năm trước, 1 vài cành lá mẫu.
-Học sinh :Vở tập vẽ,bút chì ,màu vẽ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Hoạt động khởi động :(5 phút)
Hát
+Kiểm tra bài cũ:
-GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
2.Giới thiệu bài
-Vẽ theo mẫu: Vẽ cành lá.
3.Các hoạt động chính:
*Hoạt động 1: Quan sát ,nhận xét.
+Mục tiêu: Quan sát và nhận ra được đặc điểm ,hình dáng và màu sắc của cành lá.
+Cách tiến hành (05 phút,1 số tranh vẽ trang trí hình vẽ của HS năm trước, cành lá mẫu)
-GV cho HS quan sát 1 số cành lá có hình dáng,màu sắc khác nhau và gọi ý HS quan sát và nhận xét về màu sắc, hình dáng và vẻ đẹp của cành lá,gợi ý để HS nhận ra :
+Cành lá phong phú về hình dáng và màu sắc.
+Đặc điểm , cấu tạo của cành lá và và hình dáng của chiếc lá.
*Hoạt động 2: Cách vẽ cái chai
+Mục tiêu: Biết cách vẽ cành lá.
+Cách tiến hành (10 phút ).
-GV cho từng nhóm HS chọn mẫu và vẽ
-GV hướng dẫn HS vẽ:
+ Vẽ phác cành, cuống lá.
+ Vẽ phác hình của từng chiếc lá.
+ Vẽ chi tiết cho giống mẫu.
+ Sửa những chi tiết cho cân đối
-GV gợi ý cho HS vẽ màu:
+ Có thể vẽ màu như mẫu.
+ Có thể vẽ màu khác: cành lá non, cành lá già…
+Vẽ màu có đậm , có nhạt.
-HS quan sát.
-HS trả lời theo suy nghĩ
-HS quan sát thao tác của GV
*Hoạt động 3: Thực hành
+Mục tiêu: Vẽ được cành lá theo mẫu.
+Cách tiến hành (15 phút, vở tập vẽ, bút màu).
-GV yêu cầu HS tự vẽ vào vở
-GV đến từng bàn quan sát, hướng dẫn bổ xung.
*Hoạt động 4 Nhận xét, đánh giá ( 05 phút )
-GV gợi ý HS nhận xét, xếp loại bài của HS.
-Nhận xét chung tiết học.
-Khen ngợi, động viên những HS có bài đẹp.
+ Dặn dò: Về nhà sưu tầm tranh về đề tài Ngày nhà giáo Việt Nam.
-HS thực hành
Nhận xét qua bài dạy :
Giáo viên:…………………………………………………………………………………………………
Học sinh :………………………………………………………………………………………………….
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Thứ ngày tháng năm
Môn: THỦ CÔNG
Bài 4: CẮT, DÁN CHỮ I , T (Tiết 1 )
Sách giáo khoa :Trang
I/ MỤC TIÊU :
- Kiến thức :HS biết cách kẻ, cắt chữ T, I.
- Kĩ năng : Kẻ, cắt được chữ T, I đúng quy trình kĩ thuật.
- Thái độ:Hứng thú cắt , dán chữ.
II/CHUẨN BỊ: -Giáo viên :Mẫu chữ T, I cắt đã dán và và mẫu chữ T, I.Quy trình kẻ, cắt, dán
chữ T, I .
-Học sinh :Vở thủ công,giấy màu,kéo.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Hoạt động khởi động :(5 phút)
Hát
+Kiểm tra bài cũ:
-GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS:vở thủ công,giấy màu,kéo.
2.Giới thiệu bài
Cắt , dán chữ T, I (Tiết 1).
3.Các hoạt động chính:
*Hoạt động 1:GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
+Mục tiêu: nhận bếit được đặc điểm của chữ T, I.
+Cách tiến hành (05 phút, chữ mẫu )
-GV giới thiệu mẫu các chữ và hướng dẫn HS quan sát để rút ra nhận xét:
+ Nét chữ rộng 1 ô.
+Chữ I,chữ T co nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau. Nếu gấp đôi chữ I, T theo chuế dọc thì nửa bên trái và nửa bên phải của chữ I, T trùng khít nhau.Vì vậy muốn cắt chữ I, T chỉ cần kẻ chữ I, T rồi gấp treo chiều dọc và cắt theo đường kẻ.
-Tuy nhiên , do kẻ chữ I đơn giản nên không cần gấp để cắt mà có thể cắt luôn chữ I theo đường kẻ ô với kích thước quy định.
*Hoạt động 2 :GV hướng dẫn mẫu:
+Mục tiêu: Biết cách cắt , dán chữ T, I.
+Cách tiến hành (20 phút, giấy màu, kéo, hồ )
Bước 1: Kẻ chữ T, I.
-HS nhận xét chữ mẫu.
-Lật mặt sau tờ giấy thủ công, kẻ, cắt 2 hình chữ nhật. Hình chữ nhật thứ nhất có chiều dài 5ô, rộng 1 ô được chữ I , hình chữ nhật thứ 2 có chiuề dài 5 ô, rộng 3 ô.
-Chấm các điểm , đánh dấu hình chữ T vào hình chữ nhật thứ 2. sau đó kẻ chữ T theo các điểm đã đánh dấu như hình 2b.
Bước 2 : Cắt chữ T .
-Gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ T theo đường dấu
giữa.Cắt theo đường kẻ nửa chữ T , bỏ phần gạch chéo.
Mở ra ta được chữ T như chữ mẫu.
Bước 3 : Dán chữ T, I .
- Kẻ 1 đường chuẩn, sắp xếp chữ cho cân đối trên đường
chuẩn .
-Bôi hồ vào mặt kẻ ô và dán chữ vào các vị trí đã định.
-Đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết cho
phẳng.
-GV tổ chức cho HS tập kẻ, cắt chữ T, I.
* Củng cố - dặn dò
-Nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần thái độ học tập của HS.
-Dặn dò HS giờ học sau mang giấy thủ công , kéo để cắt , dán chữ T, I .
-HS quan sát GV làm.
Nhận xét qua bài dạy :
Giáo viên ………………………………………………………………………………………….
Học sinh ………………………………………………………………………………………….
File đính kèm:
- BAI SOAN TOAN TUAN 2.doc