1. Kiến thức:
- Củng cố, hệ thống hóa và mở rộng vốn từ ngữ về nghệ thuật
( người hoạt động nghệ thuật, các hoạt động nghệ thuật,các môn nghệ thuật).
- Nêu được một số từ ngữ về nghệ thuật.
- Ôn luyện về dấu phẩy ( ngăn các bộ phận đồng chức)
2.Kỹ năng:
- Đặt đúng và sử dụng dấu phẩy thích hợp trong đoạn văn.
3.Thái độ:
- HS ghi nhớ kiến thực của bài học nhằm tăng vốn hiểu biết trong lời nói và trong làm văn.
- Giáo dục HS yêu thích môn học, tích cực xây dựng bài.
6 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy Phân môn: Luyện từ và câu - Bài: Từ ngữ về nghệ thuật. Dấu phẩy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: TH Phan Đình Phùng
Lớp : 3E
GVHD : Phạm Thị Hoa
Giáo sinh: Trần Thị Thu Quyên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Phân môn: LT&C
Bài: TỪ NGỮ VỀ NGHỆ THUẬT. DẤU PHẨY
I, MỤC TIÊU:
Giúp HS:
Kiến thức:
- Củng cố, hệ thống hóa và mở rộng vốn từ ngữ về nghệ thuật
( người hoạt động nghệ thuật, các hoạt động nghệ thuật,các môn nghệ thuật).
- Nêu được một số từ ngữ về nghệ thuật.
- Ôn luyện về dấu phẩy ( ngăn các bộ phận đồng chức)
2.Kỹ năng:
- Đặt đúng và sử dụng dấu phẩy thích hợp trong đoạn văn.
3.Thái độ:
- HS ghi nhớ kiến thực của bài học nhằm tăng vốn hiểu biết trong lời nói và trong làm văn.
- Giáo dục HS yêu thích môn học, tích cực xây dựng bài.
II, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên
- Bảng phụ ghi nội dung kiểm tra bài cũ.
Bảng phụ ghi nội dung bt 1.
Phiếu học tập ghi nội dung bt 2.
Bút dạ
Học sinh
Sách giáo khoa, vở ghi,…
Bút dạ
Hình thức tổ chức: Lớp, nhóm
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I. KIỂM TRA BÀI CŨ
5’
II. DẠY HỌC BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài
3’
2, Hướng dẫn HS làm bt
BT 1
15-17’
Bt 2
10-12’
III. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
3’
- GV dán bảng phụ ghi nội dung KTBC lên bảng.
- Gọi HS đọc bài tập và trả lời câu hỏi.
Tìm những sự vật và những từ ngữ nhân hóa trong các câu thơ sau:
Hương rừng thơm đồi vắng
Nước suối trong thầm thì
Cọ xòe ô che nắng
Râm mát đường em đi.
(H) Trong bài thơ trên sự vật nào được nhân hóa?
- Gọi HS lên bảng làm.
- Gọi HS nhận xét và chốt các từ được nhân hóa trong khổ thơ trên.
(H) Bạn nào hiểu nhân hóa là gì?
- GV kết luận lại và ghi điểm.
Nghệ thuật là một lĩnh vực rất cần thiết và hữu ích trong cs hằng ngày, để giúp cho các em có thêm hiểu biết về những người, những họat động và các môn của nghệ thuật cũng như ôn luyện về dấu phẩy, hôm nay chúng ta sẽ học bài Từ ngữ về nghệ thuật. Dấu phẩy
- Ghi bảng và yêu cầu HS lần lượt nhắc lại.
- Gọi HS đọc bài tập 1.
(H) BT yêu cầu ta làm gì?
- Phân tích một số mẫu từ trong SGK
- Nhắc nhở HS chú ý:
* Những từ chỉ người bao gồm cả người sáng tác, người biểu diễn, kể cả những người phục vụ biểu diễn trong các ngành nghệ thuật.
* Những từ chỉ hoạt động nghệ thuật cũng bao gồm cả hoạt động sang tác, hoạt động biểu diễn và các hoạt động khác.
- Dán bảng phụ bt 1 lên bảng.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, làm bài vào VBT.
Sau đó chia thành 2 nhóm lớn thi tiếp sức, điền lần lượt các đáp án lên bảng trong vòng 5 phút.
- Gọi cả lớp đọc to kết quả và nhân xét đáp án của 2 tổ.
- Kết luận lại, xác định nhóm thắng cuộc ghi được nhiều, đúng đáp án và nhanh nhất.
- Đề nghị cả lớp cho nhóm thắng cuộc 1 tràng pháo tay.
- Bổ sung, chỉnh sửa thêm từ để hoàn thành bảng kết quả.
- Giải thích một số từ ngữ khó hiểu cho HS.
(H) Ngoài các từ ngữ chỉ nhũng người hoạt động nghệ thuật trên bảng, em nào tim thêm một số từ khác?
- GV ghi nhanh vào bảng 1 số từ
a) chỉ những người hoạt động nghệ thuật
Diễn viên, ca sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch, biên đạo múa, nhà ảo thuật, đạo diễn, họa sĩ, nhạc sĩ, nhà quay phim, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà tạo mốt….
b) chỉ các hoạt động nghệ thuật
Đóng phim, ca hát, múa, vẽ, biểu diễn ứng tác, làm thơ, làm văn,viết kịch, nặn tượng, quay phim, thiết kế công trình kiến trúc…
c)chỉ các môn nghệ thuật
Điện ảnh, kịch nói, chèo, tuồng, cải lương, ca vọng cổ, hát, xiếc, ảo thuật, múa rối, âm nhạc, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, múa, thơ, văn
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bảng kết quả và viết vào trong vở.
- Giải thích, liên hệ cho HS 1 số môn nghệ thuật ở nước ngoài và trong nước.
*Qua bt 1, các em đã biết và hiểu thêm được rất nhiều từ ngữ về nghệ thuât, giờ chúng ta cùng chuyển qua bt2 để cùng ôn luyện lại cách đặt dấu phẩy.
- Gọi HS đọc bt 2.
(H) BT yêu cầu ta làm gì?
- Cho HS thảo luận câu hỏi trong nhóm 2 và làm vào VBT.
- Chỉ định 1 nhóm làm bài tập trên bảng phụ sau đó dán lên bảng.
- Gọi HS các nhóm nhận xét bài trên bảng phụ.
- Nhận xét, phân tích từng dấu phẩy, chốt lại lời giải đúng.
(H) Vì sao trong câu thứ nhất, các em đạt dấu phẩy ở vị trí này?
- yêu cầu HS giải thích cách đặt dấu phẩy trong câu cuối
(H) Dấu phẩy thường được đặt vào vị trí nào trong câu? ( HS giỏi)
- Gv chốt lại: Những câu trong đoạn văn này ở vào trường hợp 2.
- Gọi HS đứng lên đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh về điền dấu:
Mỗi bản nhạc, mỗi bức tranh, mỗi câu chuyện, mỗi vở kịch, mỗi cuốn phim,… đều là một tác phẩm nghệ thuật. Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ, họa sĩ, nhà văn, nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn. Họ đang lao động miệt mài, say mê để đem lại cho chúng ta những giờ giải trí tuyệt vời, giúp ta nâng cao hiểu biết và góp phần làm cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn.
(H) Đoạn văn này kể ra những nghề nào trong lĩnh vực nghệ thuật?
(H) Sản phẩm của họ là những gì?
(H) Đoạn văn đã cho ta thấy các môn nghệ thuật có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?
- Nhận xét và chốt lại nội dung của đoạn văn: Nghệ sĩ trong mọi loại hình nghệ thuật đều cống hiến hết mình vì niềm vui và chất lượng cho cuộc sống con người.
- Nhận xét tiết học.
-Tuyên dương HS tích cực.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng làm.
Nước suối - thầm thì
Cọ - xòe ô
- Nhận xét bài bạn và chốt ý.
- TL: Dùng các từ ngữ để gọi hoặc tả con vât, đồ đạc, cây cối… bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi và tả về con người.
- Lắng nghe.
.
- Lắng nghe.
- HS lần lượt nhắc lại.
- Đọc bài tập
- HS trả lời.
- Lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- Cả lớp thực hiện.
- Cả lớp đọc to kết quả.
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- HS quan sát.
- HS nêu
- Cả lớp đọc và chép vào vở.- HS lắng nghe.
- HS đọc bt.
- HS trả lời.
- Hoạt động nhóm 2, thảo luận câu hỏi.
- 1 nhóm thực hiện trên bảng phụ, cả lớp làm vở BT.
- Các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe.
- TL: Đặt giữa các cụm từ chỉ người, hoạt động, tính chất trong câu. .
- TL: *Thường đặt sau cụm từ chỉ thời gian, địa điểm, mục đích…trong câu.
*Vào giữa cụm từ chỉ người, hoạt động, tính chất.
HS đọc
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
File đính kèm:
- bai tu ngu ve nghe thuat dau phay lop 3.doc