Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên xã hội Lớp 3A Tuần 29

I – Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:

 - Vẽ, nói hoặc viết về những cây cối, con vật mà HS quan sát được.

 - Khái quát hóa những đặc điểm chung của những thực vật và động vật đã học.

 - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cây cỏ động vật trong thiên nhiên.

II – Chuẩn bị:

 GV: Đồ dùng phục vụ trò chơi.

 HS: Tranh vẽ

 

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 991 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên xã hội Lớp 3A Tuần 29, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế họach bài dạy tuần 29 TỰ NHIÊN XÃ HỘI THỰC HÀNH : ĐI THĂM THIÊN NHIÊN (tt) I – Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Vẽ, nói hoặc viết về những cây cối, con vật mà HS quan sát được. - Khái quát hóa những đặc điểm chung của những thực vật và động vật đã học. - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cây cỏ động vật trong thiên nhiên. II – Chuẩn bị: GV: Đồ dùng phục vụ trò chơi. HS: Tranh vẽ III – Hoạt động dạy – học: 1. Ổn định: (1’) 2. Bài cũ: (5’) - GV cho HS bốc thăm câu hỏi: + Cây thường có những bộ phận nào? + Hãy mô tả một số đặc điểm của con vật mà em biết? + Thú có những đặc điểm gì chung? - GV nhận xét. 3. Bài mới: (25’) * Hoạt động 1: Giới thiệu tranh vẽ . Mục tiêu: HS giới thiệu được tranh vẽ của mình qua việc quan sát thiên nhiên. . Phương pháp: Quan sát, trình bày. - GV yêu cầu các HS đưa tranh của mình lên lớp. - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Trong mỗi nhóm HS lần lượt giới thiệu cho các bạn nghe về tranh vẽ của mình. - Yêu cầu HS giới thiệu trước lớp. - HS đưa tranh của mình ra. - HS làm việc theo nhóm. - Đại diện trình bày. Tranh * Hoạt động 2: Bạn biết gì về động vật, thực vật. . Mục tiêu: HS nêu được những đặc điểm chung của thực vật, động vật. . Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại - GV chia HS thành 2 nhóm. Nhóm động vật và thực vật. - GV phát phiếu thảo luận. Con Đặc điểm vật Đầu Mình Cơ quan di chuyển Điểm đặc biệt Đặc điểm Cây Thân Rễ Lá Hoa Quả Điểm đặc biệt - GV hỏi HS: + Em thấy thực vật và động vật khác nhau ở điểm gì? - GV kết luận: Động vật và thực vật khác nhau ở các bộ phận cơ thể. Động vật có thể di chuyển được còn thực vật thì không, … - HS chia thành nhóm, nhận phiếu thảo luận. - Thảo luận, hoàn thành phiếu. - Đại diện trình bày. - HS trả lời: Động vật đi được, thực vật không đi được, … Phiếu thảo luận 4. Củng cố: (5’) - Trò chơi: Ghép từ. - GV phát mỗi em 1 thẻ từ, có ghi tên: Thú, chim, tôm, hạt. - GV đính băng giấy có ghi nội dung – HS đính từ phù hợp. 5. Dặn dò: (1’) - Chuẩn bị bài: Mặt trời. Kế họach bài dạy tuần 29 TỰ NHIÊN XÃ HỘI MẶT TRỜI I – Mục tiêu: Sau bài học, HS: - Biết được Mặt trời vừa chiếu sáng vừa tỏa nhiệt. - Biết được vai trò của Mặt trời đối với sự sống trên Trái đất. - Kể một số ví dụ về việc con ngườisử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt trời trong cuộc sống hằng ngày. II – Chuẩn bị: GV: tranh phóng to SGK trang 110. 111. HS: Sách GK, vở BT III – Các hoạt động: Ổn định: (1’) Bài cũ: (5’) Bài mới: (24’) * Hoạt động 1: Mặt trời vừa chiếu sáng, vừa tỏa nhiệt. . Mục tiêu: HS biết Mặt trời vừa chiếu sáng, vừa tỏa nhiệt. . Phương pháp: trực quan, đàm thoại. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận theo hai câu hỏi SGK: 1) Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật? 2) Khi đi ra ngòai trời nắng, em thấy như thế nào? Tại sao? - GV hỏi: + Qua kết quả thảo luận, em có những kết luận gì về Mặt trời? * Kết luận: Mặt trời vừa chiếu sáng vừa tỏa nhiệt. - Thảo luận nhóm. - Đại diện trình bày. + … là nhờ ánh sáng Mặt trời. + … nóng, khát nước và mệt. Đó là do Mặt trời tỏa nhiệt. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. * Hoạt động 2: Vai trò của Mặt trời đối với cuộc sống. . Mục tiêu: Biết vai trò của Mặt trời đối với sự sống trên trái đất. . Phương pháp: Thảo luận, trình bày, quan sát. - GV yêu cầu HS quan sát xung quanh lớp. - Thảo luận nhóm đôi theo gợi ý: + Nêu ví dụ về vai trò của Mặt trời đối với con người, động vật, thực vật. + Nếu không có Mặt trời thì điều gì sẽ xảy ra trên trái đất? * GV kết luận: Nhờ có Mặt trời chiếu sáng và tỏa nhiệt, cây cỏ mới xanh tươi, người và động vật mới khỏe mạnh. - GV lưu ý tác hại của ánh sáng và nhiệt của Mặt trời đối với sức khỏe và đời sống con người như cảm nắng, cháy rừng, … - HS thực hiện. - Trình bày. + Cung cấp nhiệt và ánh sáng cho con người và cây cối sinh sống. + Sẽ không có ánh sáng. - HS nhắc lại (3 HS). * Hoạt động 3: Sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt trời. . Mục tiêu: Kể được một số ví dụ về việc con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt trời trong cuộc sống hằng ngày. . Phương pháp: Trực quan, đàm thọai. - GV hướng dẫn HS quan sát hình 2, 3, 4 SGK trang 11. + Kể với bạn những ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt trời. - GV liên hệ thực tế: + Gia đình em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt trời để làm gì? - GV nhận xét, bổ sung. 4. Củng cố: (5’) - Thi đua 2 dãy. - GV đính tranh. - HS quan sát. - Một số HS trình bày trước lớp. - HS trả lời: phơi quần áo, làm nước nóng, … - HS lắng nghe, nhận xét. - HS thi đua nêu ích lợi của Mặt trời. - Nhận xét. Tranh Tranh 5. Dặn dò: (1’) - Học thuộc ghi nhớ. - Chuẩn bị bài: Trái đất – Quả địa cầu.

File đính kèm:

  • docTu nhien xa hoi.doc
Giáo án liên quan