I – Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Chỉ và nêu tên các bộ phận bên ngoài cơ thể thú rừng.
- Nêu được ích lợi của thú rừng, kể tên một số loại thú rừng.
- Có ý thức bảo vệ loài thú.
II – Chuẩn bị:
- GV: Tranh sgk, tranh sưu tầm về thú rừng.
- HS: sgk, tranh.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1496 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên xã hội Lớp 3A Tuần 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy tuần 28
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
THÚ (tt)
I – Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Chỉ và nêu tên các bộ phận bên ngoài cơ thể thú rừng.
- Nêu được ích lợi của thú rừng, kể tên một số loại thú rừng.
- Có ý thức bảo vệ loài thú.
II – Chuẩn bị:
- GV: Tranh sgk, tranh sưu tầm về thú rừng.
- HS: sgk, tranh.
III – Hoạt động dạy học:
Ổn định: (1’)
Bài cũ: (4’) Thú
- GV kiểm tra cả lớp.
- HS chọn đáp án đúng.
Loài thú có đặc điểm gì chung?
A. Có xương sống. C. Đẻ con và nuôi con bằng sữa.
B. Có lông mao. D. Cả 3 ý trên.
- 2 HS đọc ghi nhớ.
- Nhận xét.
Bài mới: (25’)
* Hoạt động 1: Gọi tên các bộ phận bên ngoài cơ thể thú.
- Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các loài thú rừng được quan sát.
- Phương pháp: Trực quan, trình bày.
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh sgk/106; 107 và tranh ảnh các loài thú rừng sưu tầm được.
+ GV đưa ra câu hỏi gợi ý.
. Kể tên các loài thú rừng mà bạn biết?
. Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của từng loài thú rừng được quan sát.
. Nêu các điểm giống nhau, điểm khác nhau giữa các loài thú rừng được quan sát.
+ GV kết luận: Thú rừng cũng có những đặc điểm giống thú nhà như có lông mao, đẻ con, nuôi con bằng sữa. Cơ thể thú nuôi có những biến đổi phù hợp với cách nuôi dưỡng, chăm sóc của con người. Thú rừng sống rất hoang dã, tự kiếm sống.
* Hoạt động 2: Ích lợi của thú rừng.
- Mục tiêu: HS biết được ích lợi của thú rừng.
- Phương pháp: Thực hành.
+ GV phát cho mỗi nhóm 1 phiếu bài tập:
Nối sản phẩm của thú rừng và lợi ích:
1. Da hổ báo, hươu nai Cung cấp dược
liệu quý
2. Mật gấu
Nguyên liệu để
3.Sừng tê giác, hươu nai làm đồ
mỹ nghệ,
4. Ngà voi trang sức
5. Nhung hươu
+ GV kết luận: Thú rừng cung cấp các dược liệu quý, và nguyên liệu để trang trí và mỹ nghệ. Thú rừng giúp thiên nhiên, cuộc sống tươi đẹp hơn.
* Hoạt động 3: Bảo vệ thú rừng.
- Mục tiêu: Nêu được sự cần thiết của việc bảo vệ các loài thú rừng.
- Phương pháp: Trực quan, đàm thoại.
+ GV treo tranh của một số loài động vật quý hiếm.
GV: Đây là những loài động vật qúy hiếm.
. Chúng ta phải làm gì để các loài thú quý không bị mất đi?
+ GV giáo dục HS ý thức bảo vệ các loài thú.
Củng cố: (4’)
- GV cho HS các nhóm dán tranh đã sưu tầm vào giấy T0
- GV nhận xét, khen ngợi.
- HS làm việc theo nhóm, ghi vào giấy.
- Đại diện trình bày, các nhóm theo dõi, bổ sung.
- Hoạt động nhóm đôi.
- Thảo luận, hoàn thành bài.
- Đại diện trình bày.
- HS quan sát và gọi tên các con vật trong tranh.
- HS trả lời cá nhân.
- HS giới thiệu kết quả của nhóm.
Tranh
Tranh
Dặn dò: (1’)
- Học thuộc ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài: “Thực hành: Đi thăm thiên nhiên”.
Kế hoạch bài dạy tuần 28
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
THỰC HÀNH: ĐI THĂM THIÊN NHIÊN
I – Mục tiêu:
Giúp HS:
- Khắc sâu hiểu biết về thực vật, động vật.
- Có kỹ năng vẽ, viết, nói về những cây cối, con vật mà HS quan sát được.
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cây cỏ, động vật trong thiên nhiên.
II – Chuẩn bị:
- GV: Chuẩn bị chọn địa điểm tổ chức tham quan.
- HS: Chuẩn bị giấy, bút vẽ.
III – Hoạt động dạy và học:
Ổn định: (1’)
Bài cũ: (4’) Thú (tt)
- Hãy kể 2 loài thú có sừng. (1 HS)
- 1 HS đọc ghi nhớ.
- Kiểm tra cả lớp - Giơ bảng Đ/S.
Hươu sao Thỏ rừng
Chó sói Gấu trắng
- GV nhận xét.
Bài mới: (25’)
- GV giới thiệu mục đích.
- GV hướng dẫn HS đi thăm thiên nhiên ở gần trường hoặc ở ngay vườn trường.
- GV giao nhiệm vụ cho cả lớp.
- Quan sát, vẽ hoặc ghi chép mô tả cây cối và các con vật các em đã nhìn thấy.
- GV giáo dục HS ý thức khi tham quan:
+ Không bẻ cành hái hoa, làm hại cây.
+ Không trêu chọc làm hại các con vật.
- HS đi theo nhóm.
- Nhóm trưởng quản lý các bạn không ra khỏi khu vực GV chỉ định.
- Từng HS tham quan, ghi chép.
- Báo cáo với nhóm.
- Nhóm trưởng phân công mỗi bạn tìm hiểu một loài.
Dặn dò: (1’)
- Về nhà vẽ tranh, vẽ một loài cây, một con vật đã quan sát được.
- Chuẩn bị: Tiết 2.
File đính kèm:
- Tu nhien xa hoi.doc