Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên xã hội Lớp 3A Tuần 18

I – Mục tiêu:

 - Củng cố các kiến thức đã học về thông tin liên lạc, các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại.

 - Củng cố các kĩ năng có liên quan.

 - Có ý thức giữ gìn sức khoẻ và tham gia vào các hoạt động.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 940 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên xã hội Lớp 3A Tuần 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy tuần 18 TỰ NHIÊN Xà HỘI ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA (tiếp theo) I – Mục tiêu: - Củng cố các kiến thức đã học về thông tin liên lạc, các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại. - Củng cố các kĩ năng có liên quan. - Có ý thức giữ gìn sức khoẻ và tham gia vào các hoạt động. II – Đồ dùng dạy học: - Các bảng ghi tên sản phẩm hàng hoá. - Biển xanh, đỏ ghi chữ. III – Các hoạt động: 1) Ổn định: (1’) 2) Bài cũ: (5’) - GV treo hình các cơ quan hô hấp, tuần hoàn. + HS chỉ tranh nêu tên các bộ phận và chức năng. + Nêu các bệnh thường gặp và cách phòng tránh. - Nhận xét. 3) Bài ôn: (25’) * Hoạt động 1: Trò chơi “Ai lựa chọn nhanh nhất” Mục tiêu: HS biết phân biệt hàng hoá theo từng sản phẩm: nông nghiệp, công nghiệp, thông tin liên lạc. Phương pháp: trực quan, thi đua, đàm thoại. - GV chuẩn bị các thẻ từ có ghi tên hàng hoá: Nhóm 1: Gạo, tôm cá, dầu mỏ, giấy Nhóm 2: Phim ảnh, lợn, gà, báo … - Giáo viên: + Các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp trên được trao đổi buôn bán được gọi là hoạt động gì? + Khi sử dụng các sản phẩm hàng hoá em phải có thái độ như thế nào? * Hoạt động 2: Trò chơi “Ghép đôi” - GV chuẩn bị các biển đeo cho HS. – Biển đỏ ghi tên các cơ quan, địa điểm: UBND, bệnh viện, trường học – Biển xanh ghi các công việc hoạt động: vui chơi, thư giãn, giữ gìn an ninh trật tự, chuyển – phát tin tức, … - GV hỏi: + Khi đến làm việc ở mỗi cơ quan cần chú ý điều gì? - GV kết luận: Những công việc hoạt động đó để phục vụ nhân dân cả nước. Chúng ta cần chú ý cùng tham gia và làm việc đúng qui định để công việc đạt kết quả cao. 4) Củng cố: (5’) - HS kể tên các cơ quan hành chánh, văn hoá, y tế, giáo dục ở địa phương. 5) Dặn dò: (1’) - Chuẩn bị bài: Vệ sinh môi trường. - Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 5 em. + Mỗi đội được 1 nhóm các sản phẩm. + Thi đua gắn sản phẩm vào đúng chỗ bảng phụ của đội mình. - HS nhận xét, bổ sung các kết quả. + Hoạt động thương mại. + Em phải biết giữ gìn, bảo vệ, trân trọng các sản phẩm và người lao động. - 8 HS lên chơi lần 1. - 4 HS đeo biển đỏ, 4 HS khác đeo biển xanh. - HS đeo biển đỏ tìm bạn của mình sao cho phù hợp với bạn đeo biển xanh. - Tiếp tục chơi lần 2. - HS theo dõi, bổ sung. + Phải làm đúng việc, đúng giờ, tôn trọng người làm việc. - 4 HS kể. - Nhận xét. Kế hoạch bài dạy tuần 18 TỰ NHIÊN Xà HỘI VỆ SINH MÔI TRƯỜNG I – Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Nêu tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người. - Thực hiện những hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải gây ra đối với môi trường sống. - Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. II – Đồ dùng dạy học: Giáo viên: - Tranh phóng to SGK - Tranh sưu tầm được về rác thải, cảnh thu gom và xử lí rác thải. Học sinh: Sách GK, vở BT III – Các hoạt động: 1) Ổn định: (1’) 2) Bài cũ: (5’) Ôn tập vàkiểm tra 3) Bài mới: (25’) Vệ sinh môi trường * Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. Mục tiêu: HS biết được sự ô nhiễm và tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người. Phương pháp: trực quan, thảo luận, trình bày. - GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát hình 1, 2 / SGK trang 68 và trả lời theo gợi ý: + Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác. Rác có hại như thế nào? + Những sinh vật nào thường sống ở đống rác, chúng có hại gì đối với sức khoẻ con người? - GV kết luận: Trong các loại rác, có những loại rác dễ bị thối rữa và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chuột, gián, ruồi … thường sống ở nơi có rác.Chúng là những con vật trung gian truyền bệnh cho người. * Hoạt động 2: Làm việc cá nhân. Mục tiêu: HS nói được những việc làm đúng và những việc làm sai trong việc thu gom rác thải. Phương pháp: trực quan, đàm thoại - HS quan sát hình SGK trang 69 và những tranh ảnh sưu tầm được. - GV hỏi: + Cần phải làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng? + Hãy nêu cách xử lí rác ở địa phương em? - GV chốt ý - GV nêu tái chế rác để làm phân bón, chai nhựa có thể làm đồ dùng học tập … * Hoạt động 3: Đóng vai - GV giao việc cho các nhóm. - GV gợi ý, hướng dẫn HS đưa ra tình huống. - GV giáo dục HS ý thức giữ vệ sinh trường lớp. - GV nhận xét, tuyên dương 4) Củng cố: (5’) + Hãy nêu tác hại của rác đối với môi trường? - GV kiểm tra cả lớp: + Rác được xử lí như thế nào? – Chôn – Để trên đường – Đốt – Tái chế 5) Dặn dò: (1’) - Làm vở bài tập. - Chuẩn bị: Vệ sinh môi trường (tt) - HS thảo luận, trình bày. Các nhóm bổ sung. - HS nêu thêm các ý theo gợi ý của GV. + Rác nếu vứt bừa bãi sẽ là vật trung gian truyền bệnh. - Chỉ và nói việc làm nào đúng, việc làm nào sai. - Nhận xét. + Đốt rác, chôn … - HS đóng vai thể hiện được ý thức giữ vệ sinh môi trường.

File đính kèm:

  • docTu nhien xa hoi.doc
Giáo án liên quan