1) Kiến thức:
- HS biết trừ nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến bốn chữ số.
- Củng cố về thực hiện phép trừ các số có đến bốn chữ số và giải bài toán bằng 2 phép tính.
2) Kĩ năng: Rèn tính và giải toán nhanh, chính xác.
3) Thái độ: Yêu thích và ham học toán, óc nhạy bén.
12 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Toán Lớp 3A Tuần 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g, năm nhanh.
3) Thái độ: Giáo dục tính chính xác.
II – Chuẩn bị:
Giáo viên: Tờ lịch 2005, bảng đ/s, bảng phụ.
Học sinh: Lịch tờ, quyển, vở BT.
III – Các hoạt động:
1) Ổn định: (1’)
2) Bài cũ: (5’) Luyện tập chung
- GV yêu cầu HS sửa bài 3, bài 4.
Bài 3:
Số cây trồng thêm được:
948 : 3 = 316 (cây)
Số cây trồng được tất cả là:
948 + 316 = 1264 (cây)
Đáp số: 1264 cây
Bài 4: x = 141
- Chấm một số vở của HS.
- Nhận xét.
- HS sửa bài.
3) Bài mới: (23’) Tháng – năm
Hoạt động dạy
Hoạt động học
ĐDDH
µ Hoạt động 1: Giới thiệu các tháng trong năm và các ngày trong từng tháng.
* Mục tiêu: Giúp HS làm quen với đơn vị đo thời gian: ngày, tháng, năm. Tên gọi, số ngày.
* Phương pháp: Thực hành, giảng giải, hỏi đáp.
a) Giới thiệu các tháng trong năm.
- GV treo tờ lịch năm 2005 giới thiệu ghi các ngày trong từng tháng.
- Hỏi: Một năm có bao nhiêu tháng?
- Ghi bảng: Tháng Một, tháng Hai, ... , tháng Mười Hai.
- Chú ý: Trên tờ lịch các tháng được ghi bằng số (VD: Tháng 1).
b) Giới thiệu số ngày trong tháng.
- Hướng dẫn HS quan sát số ngày trong tháng 1.
+ Tháng 1 có bao nhiêu ngày?
- Cho HS lần lượt nêu các ngày trong tháng từ tháng 1 ® tháng 12.
F GV lưu ý: Tháng 2 có 28 ngày. Tháng 2 năm 2004 có 29 ngày nên người ta thường nói Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày.
- Hướng dẫn HS cách nhớ các ngày trong tháng:
+ Từ tháng 1 đến tháng 7, cứ cách 1 tháng có 1 tháng 31 ngày.
Ví dụ: Tháng 1, 3, 5, 7.
+ Từ tháng 8 đến tháng 12, cứ cách 1 tháng có 1 tháng 31 ngày. Đó là: tháng 8, 10, 12.
- Có thể hướng dẫn HS nhớ ngày qua cách nắm bàn tay:
Ø Chỗ lồi là tháng 31 ngày.
Ø Chỗ lõm là tháng 30 ngày.
µ Hoạt động 2: Thực hành.
* Mục tiêu:
HS nhớ được các ngày trong tháng, các tháng trong năm.
Biết xem lịch và nhận dạng nhanh các ngày, các tháng.
* Phương pháp: Thực hành, giảng giải, hỏi đáp.
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Hướng dẫn sửa bài bằng hình thức “ Đố vui”: Đội A hỏi, đội B trả lời.
a/ Tháng này là tháng ... ? (tháng 1)
Tháng sau là tháng ... ? (tháng 2)
b/ Tháng 1 có ... ngày
Tháng 4 có ... ngày
Tháng 8 có ... ngày
Tháng 12 có ... ngày
Tháng 5 có ... ngày
Tháng 9 có ... ngày
- Nhận xét.
Bài 2:
a) GV ghi lịch tháng lên bảng phụ (còn thiếu một số ngày).
- Yêu cầu HS ghi các ngày còn thiếu đó.
- Nhận xét.
b) Tìm thứ cho các ngày.
- Ngày 4 tháng 7 là thứ ...
- Ngày 27 tháng 7 là thứ ...
- Ngày 1 tháng 7 là thứ ...
- Tháng 7 có ... ngày Chủ nhật.
- Chủ nhật cuối cùng của tháng 7 là ngày ... ?
- Hướng dẫn sửa bài bằng bảng đ/s.
- Nhận xét.
4) Củng cố: (5’)
- Trò chơi: Phóng viên.
- Hướng dẫn HS cách chơi: 1 phóng viên hỏi các bạn trong lớp các ngày lễ lớn như 30/4, 19/5, 1/6 ... vào thứ mấy?
- Sinh nhật bạn vào ngày mấy? Tháng mấy?
- Nhận xét.
5) Dặn dò: (1’)
- Thực hành xem lịch ở nhà.
- Làm bài 2, 3.
- Chuẩn bị bài “Luyện tập”.
- Nhận xét tiết.
- Quan sát.
F 12 tháng.
- HS nhắc lại (3HS).
- Quan sát số ngày trong tháng.
F 31 ngày.
- 2, 3 HS nhắc lại.
- HS nêu các ngày trong các tháng, mời bạn nhận xét.
- HS nhắc lại các ngày trong các tháng.
- HS tự nêu.
- HS nhắc lại.
- HS tự kiểm tra.
- Thực hành theo GV.
- 1 HS đọc yêu cầu.- Làm bài trong vở BT.
- HS tự làm bài.
- Sửa bài.
- Nêu yêu cầu.
- Quan sát, thi đua tiếp sức.
- Nhìn vào tờ lịch tháng 7 và điền vào chỗ trống.
- Sửa bài bằng bảng đ/s.
Tờ lịch 2005
Vở BT
Bảng phụ
Bảng đ/s
Kế hoạch bài dạy tuần 21
TOÁN
LUYỆN TẬP
I – Mục tiêu:
- HS củng cố về phép cộng các số có bốn chữ số.
- HS biết cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến bốn chữ số, giải bài toán bằng 2 phép tính.
- Giúp HS ham thích học toán.
II – Chuẩn bị:
1) Giáo viên: Bảng phụ, thước kẻ, hoa.
2) Học sinh: Bảng đ/s, thước kẻ, vở BT toán.
III – Các hoạt động:
1) Ổn định lớp: (1’)
2) Bài cũ: (4’)
- Gọi 2 HS lên sửa bài tập 2, 1 HS lên sửa bài tập 3.
- GV nhận xét.
3) Bài mới: (25’)
* Giới thiệu bài.
µ Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hiện cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm.
* Mục tiêu: HS biết cách cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm.
* Bài 1: GV viết lên bảng phép cộng
4000 + 3000 và yêu cầu HS phải tính nhẩm.
- GV nhận xét, giới thiệu cách cộng nhẩm như sách GK.
4 nghìn + 3 nghìn = 7 nghìn
Vậy: 4000 + 3000 = 7000
- Cho HS làm bài tập 1 a).
- GV nhận xét.
- GV viết lên bảng 6000 + 500, hướng dẫn HS cách cộng nhẩm : Có thể coi 6000 + 500 là sự phân tích của số gồm 6000 và 500, vậy số đó là 6500. Hoặc có thể coi 6000 + 500 là 60 trăm + 5 trăm = 65 trăm.
- Vậy 6000 + 500 = 6500
- Cho HS tiến hành làm bài 1 b).
- Tổ chức cho HS sửa bài.
- GV sửa bài.
µ Hoạt động 2: Thực hành
* Mục tiêu: HS ôn lại cách đặt tính, thực hiện tính cộng số trong phạm vi 10.000.
* Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu.
- GV cho HS làm bài, lưu ý đặt tính thẳng hàng.
- GV cho HS lên sửa bài.
- Nhận xét.
* Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề.
- GV cho HS làm bài.
- Gọi 1 HS lên tóm tắt, 1 HS giải.
- GV nhận xét.
4) Củng cố: (4’)
* Bài 4: Cho HS nêu yêu cầu.
- Gọi 1 HS lên thực hiện, cả lớp làm trên bảng.
- Cho HS nêu điều kiện để điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
- Gọi 1 HS lên xác định trung điểm M.
- GV nhận xét.
5) Dặn dò:
- Chuẩn bị bài “Phép trừ các số trong phạm vi 10.000”.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên sửa bài tập 2 trong SGK, 1 HS lên sửa bài tập 3.
- HS nhận xét bằng cách giơ bảng đ/s.
- HS nêu kết quả, nêu cách cộng nhẩm.
- HS nêu lại cách cộng nhẩm.
- HS làm bài 1 a).
- HS sửa bài bằng cách “gọi điện”.
- HS nhắc lại phép tính.
- HS làm bài.
- HS lên sửa trên bảng bằng cách nối tiếp.
- Nhận xét.
- HS nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính.
- HS làm bài.
5482 7286 3590 1094
- HS chuyền hoa để chọn 4 bạn lên sửa bài.
- 1 HS đọc đề bài.
- HS tìm hiểu đề.
- HS làm bài – sửa bài.
Giải
Số cam đội Hai hái được là:
410 ´ 2 = 820 (quả cam)
Số cam cả hai đội hái được là:
410 + 820 = 1230 (quả cam)
Đáp số: 1230 quả cam
- HS nêu yêu cầu: Vẽ đoạn thẳng AB dài 10cm.
- Cả lớp làm, 1 HS lên bảng vẽ.
- HS nêu:
* M là điểm ở giữa hai điểm AB.
* AM bằng MB và bằng 5cm.
- 1 HS lên tìm trung điểm.
- Nhận xét.
Bảng đ/s
Bảng phụ
Kế hoạch bài dạy tuần 21
TOÁN
PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10.000
I – Mục tiêu:
- Củng cố về ý nghĩa phép trừ qua giải bài toán có lời văn bằng phép trừ.
- HS biết thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 10.000 (đặt tính và tính đúng).
- HS yêu thích môn toán, óc sáng tạo.
II – Chuẩn bị:
1) Giáo viên: Bảng phụ, hoa, thước kẻ vạch.
2) Học sinh: Bảng đ/s, thước kẻ vạch, vở BT.
III – Các hoạt động:
1) Ổn định lớp: (1’)
2) Bài cũ: (4’) Luyện tập
- 2 HS lên làm bài tập 3 trong SGK.
- 1 HS lên giải bài 4 trong SGK trang 103.
- GV nhận xét – cho điểm.
3) Bài mới: (25’)
* Giới thiệu bài – ghi tựa.
µ Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện phép tính 8652 – 3917
* Mục tiêu: HS tự thực hiện được phép trừ 8652 – 3917.
- GV viết phép tính 8651 – 3917 = ? lên bảng, sau đó 1 HS tự đặt tính, HS khác làm nháp.
+ Muốn trừ số có bốn chữ số cho số có bốn chữ số ta làm thế nào?
F GV nêu: Muốn trừ số có bốn chữ số cho số có bốn chữ số ta đặt tính sao cho các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau, rồi viết dấu trừ, kẻ vạch ngang và thực hiện trừ từ phải sang trái.
µ Hoạt động 2: Thực hành
* Mục tiêu: HS thực hành đặt phép tính trừ các số trong phạm vi 10.000.
Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu.
- Cho HS tính, làm bài.
- Cho HS sửa bài – nhận xét.
Bài 2:
- Cho HS nêu yêu cầu bài, lưu ý HS đặt tính thẳng hàng.
- GV sửa.
Bài 3: Cho HS đọc đề.
- Cho HS làm bài.
- GV nhận xét.
4) Củng cố: (4’)
- GV đưa bảng phụ.
- Cho HS nêu yêu cầu đề.
+ Yêu cầu HS đo độ dài các cạnh và ghi số đo vào chỗ chấm.
- Mời 2 HS lên bảng đo độ dài 2 cạnh và ghi kết quả.
- GV cho HS nhắc lại 2 điều kiện của trung điểm.
- GV nhận xét.
5) Dặn dò: (1’)
- Hoàn thành bài tập 4.
- Xem lại bài.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: “Luyện tập”.
- Nhận xét tiết học.
- 3 HS lên sửa bài.
- Cả lớp nhận xét.
- 1 HS lên đặt tính, HS khác làm và nhận xét bài bạn.
- Sau khi GV sửa, một số HS nêu lại cách tính.
- HS nhắc lại quy tắc.
- HS nêu yêu cầu: Tính.
- HS làm bài.
- 4 HS lên sửa bài – nhận xét.
- HS nêu yêu cầu bài: Đặt tính rồi tính.
- HS làm bài.
- HS chuyền hoa chọn 3 bạn lên sửa bài.
3917 7904 8002
- HS nhận xét.
- 1 HS đọc đề: Một cửa hàng có 4550kg đường, đã bán 1935kg đường. Hỏi cửa hàng còn nhiêu ki-lô-gam đường?
- HS tìm hiểu đề – làm bài.
- 1 HS lên tóm tắt – 1 HS giải.
Giải
Số kilôgam đường cửa hàng còn lại là:
4550 - 1935 = 2615 (kg)
Đáp số: 2615kg
- HS nhận xét.
- HS nêu yêu cầu.
- Mỗi HS đo 1 cạnh và ghi kết quả.
- Sau đó 2 HS khác lên xác định trung điểm của cạnh AB và AC.
- HS nhắc lại.
- Nhận xét bài trên bảng.
Bông hoa
Bảng phụ
File đính kèm:
- Toan.doc