I. Mục tiêu:
- Xác định được cách nhân hoá cây cối, sự vật và bước nắm được tác dụng của nhân hoá. Tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi “ Để làm gì? ” Đặt đúng dấu chấm, chấm hỏi, chấm than vào ô trống trong câu.
- Làm đúng các bài tập. Trình bày sạch, đẹp.
- Học sinh yêu thích môn Tiếng việt.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, bảng phụ.
- Học sinh: Xem bài.
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1425 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy Môn: Tiếng Việt_ Phân môn: Luyện từ và câu _Tiết 28_Tuần 28 Lớp: 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Tiếng Việt_ Phân môn: Luyện từ và câu _Tiết 28_Tuần 28.
Lớp:31.
Ngày soạn: Thứ hai, ngày 5 tháng 3 năm 2012.
Ngày dạy: Thứ tư, ngày 7 tháng 3 năm 2012.
Tên bài dạy: Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi
“ Để làm gì? ” Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
Người dạy: Hà Thị Diễm Trang _ Nhóm 3.
I. Mục tiêu:
- Xác định được cách nhân hoá cây cối, sự vật và bước nắm được tác dụng của nhân hoá. Tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi “ Để làm gì? ” Đặt đúng dấu chấm, chấm hỏi, chấm than vào ô trống trong câu.
- Làm đúng các bài tập. Trình bày sạch, đẹp.
- Học sinh yêu thích môn Tiếng việt.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, bảng phụ.
- Học sinh: Xem bài.
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Hoạt động 1: Khởi động.
- Ổn định lớp.
- Thế nào là nhân hoá ?
- Gọi học sinh cho một ví dụ về nhân hoá.
- Nhận xét - tuyên dương.
- Giới thiệu bài: Trong giờ học luyện từ và câu tuần này, chúng ta tiếp tục học về nhân hoá, sau đó ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi “ Để làm gì? ”.Cách sử dụng các dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
- Bài mới: Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi “ Để làm gì? ”. Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
- Giáo viên ghi tựa bài.
*Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới.
Bài 1 trang 85.
- Gọi một học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Bài tập yêu cầu gì?
- Yêu cầu học sinh đọc hai đoạn thơ.
- Cho học sinh thảo luận nhóm đôi.
- Trong những câu thơ vừa đọc, cây cối và sự vật tự xưng là gì?.Cách xưng hô như vậy có tác dụng gì?
- Kết luận: Để cây cối, con vật, sự vật tự xưng bằng các từ tự xưng của người như: tôi, tớ, mình…là một cách nhân hoá. Khi đó, chúng ta thấy cây cối, con vật, sự vật trở nên gần gũi, thân thiết với con người như bạn bè.
Bài 2 trang 85.
- Gọi một học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Dựa vào đâu để biết đây là bộ phận trả lời cho câu hỏi “ Để làm gì? ”
- Yêu cầu học sinh làm vào vở.
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ.
- Sửa bài, chấm điểm.
- Nhận xét chốt lại ý đúng:
a) Con phải đến bác thợ rèn / để xem lại bộ móng.
b) Cả một vùng sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội / để tưởng nhớ ông.
c) Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy / để chọn con vật nhanh nhất.
Bài 3 trang 86.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
- Giáo viên nhắc lại yêu cầu bài và hỏi lại cách đặt dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
- Muốn làm bài đúng trước khi điền dấu câu vào ô trống nào, em phải đọc thật kĩ câu văn có dấu cần điền.
- Yêu cầu học sinh làm vào vở bài tập.
- Sửa bài.
Nhìn bài của bạn.
.
?
Phong đi học về Thấy em rất vui, mẹ hỏi:
- Hôm nay con được điểm tốt à
.
!
- Vâng Con được khen nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Long
Nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được thầy khen như thế.
?
Mẹ ngạc nhiên:
- Sao con nhìn bài của bạn
- Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu! Chúng con thi thể dục ấy mà!
- Nhận xét-tuyên dương.
*Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò
- Trò chơi: Chuyền thư.
- Luật chơi: Cả lớp sẽ cùng hát một bài hát trong khi hát bức thư sẽ được chuyền đi, khi bài hát kết thúc bức thư nằm trong tay bạn nào thì bạn đó sẽ đứng lên giải nội dung bức thư đó.
1. Thế nào là nhân hoá ?
Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi
“ Để làm gì? ”
2. Chúng em phải luyện chữ / để chuẩn bị thi vở sạch chữ đẹp.
3. Chiều nay chúng em phải lao động / để chuẩn bị cho ngày 20-11.
- Nhận xét - tuyên dương.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Xem lại bài.
- Chuẩn bị bài sau: Từ ngữ về thể thao. Dấu phẩy.
- Cả lớp hát.
- Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối,…bằng những từ ngữ vốn để gọi và tả con người.
- Những cô Hồng Nhung đua nhau khoe sắc dưới ánh nắng ban mai.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại.
- Một học sinh đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
- Trong những câu thơ sau, cây cối và sự vật tự xưng là gì? Cách xưng hô ấy có tác dụng gì?
- Hai học sinh đọc.
- Hai học sinh cùng thảo luận với nhau.
- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét bổ sung.
- Học sinh phát biểu: Bèo lục bình tự xưng là tôi. Xe lu tự xưng là tớ. Cách xưng hô ấy làm cho ta có cảm giác bèo lục bình và xe lu giống như một người bạn gần gũi đang nói chuyện cùng ta.
- Học sinh lắng nghe.
- Một học sinh đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
- Bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ Để làm gì? ” bắt đầu bằng chữ “để”.
- Làm vào vở.
- Một học sinh. Cả lớp đọc thầm theo.
- Dấu chấm đặt ở cuối mỗi câu khi câu diễn đạt một ý trọn vẹn.
- Dấu chấm hỏi dùng ở cuối câu hỏi.
- Dấu chấm than thường được sử dụng trong các câu thể hiện tình cảm.
- Làm vào vở.
- Năm học sinh lần lượt lên bảng điền.
- Học sinh lắng nghe.
- Vài học sinh đọc lại bài.
- Học sinh lắng nghe.
- Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, đồ đạc, cây cối,…bằng những từ vốn để gọi hoặc tả con người.
- Chúng em phải luyện chữ / để chuẩn bị thi vở sạch chữ đẹp.
- Chiều nay chúng em phải lao động /để chuẩn bị cho ngày 20-11.
- Cả lớp tham gia chơi.
- Lắng nghe_Ghi nhớ_ Thực hiện.
Sinh viên thực tập Duyệt, ngày tháng năm 2012
GVHD
Nguyễn Thị Năm
File đính kèm:
- LUYỆN TỪ VẢ CÂU(QUANG).doc