Kế hoạch bài dạy môn Tập làm văn Lớp 3A Tuần 26

I – Mục đích yêu cầu:

 1. Rèn kĩ năng nói: Biết kể về một ngày hội theo các gợi ý: lời kể rõ ràng, tự nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội.

 2. Rèn kĩ năng viết: Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc khoảng 5 câu.

 3. Giáo dục: Yêu thích môn Tiếng Việt.

II – Đồ dùng dạy học:

 GV: Bảng phụ ghi sẵn những câu hỏi gợi ý của bài tập 1.

 HS: Vở BT

 

doc2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1207 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Tập làm văn Lớp 3A Tuần 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy tuần 26 TẬP LÀM VĂN KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI I – Mục đích yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng nói: Biết kể về một ngày hội theo các gợi ý: lời kể rõ ràng, tự nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội. 2. Rèn kĩ năng viết: Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc khoảng 5 câu. 3. Giáo dục: Yêu thích môn Tiếng Việt. II – Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ ghi sẵn những câu hỏi gợi ý của bài tập 1. HS: Vở BT III – Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Bài cũ: (4’) - GV kiểm tra 2 HS kể về qaung cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội theo 1 trong 2 bức ảnh ở bài Tập làm văn miệng tuần 25. - GV theo dõi, nhận xét. 3. Bài mới: (25’) * Giới thiệu bài: Trong tiết Tập làm văn tuần 25, các em đã tập kể về một lễ hội theo ảnh. Trong tiết này, các em sẽ kể về một ngày hội mà em biết. Ê GV ghi bảng. * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS kể. Bài tập 1: (Kể miệng). - HS đọc yêu cầu của bài tập và các gợi ý. - GV nhắc HS: + Bài tập yêu cầu kể về một ngày hội nhưng các em có thể kể về một lễ hội vì trong phần lễ hội có cả phần hội. Ví dụ: Lễ hội kỉ niệm một vị thánh có công với làng, với nước: hội Gióng, hội đền Kiếp Bạc, ... . + Có thể kể về ngày hội em không trực tiếp tham gia, chỉ thấy khi xem tivi, xem phim, ... + Gợi ý chỉ là chỗ dựa để các em kể lại câu chuyện của mình. Tuy nhiên vẫn có thể xem cách trả lời từng câu hỏi. Lời kể cần giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội. - GV gọi 1 HS kể. - GV nhận xét. - Cả lớp và GV bình chọn bạn kể hay, hấp dẫn người nghe. Ví dụ: Quê em có hội Lim. Hội được tổ chức hằng năm vào đầu xuân sau ngày Tết. Đến ngày hội mọi người ở khắp nơi đổ về làng Lim. Trên đồi và ở những bãi đất rộng, từng đám đông tụ họp xem hát quan họ, đấu cờ, đấu vật hoặc chọi gà, kéo co, ... . Trên những cây đu mới dựng, các cặp thanh niên nam nữ nhún đu bay bổng. Dưới mặt hồ rộng, những chiếc thuyền nhỏ trang trí rất đẹp trôi nhè nhẹ. Trên thuyền, các anh các chị say sưa hát quan họ. Hội Lim thật đông vui. Em rất thích hội này. Năm nào em cũng mong sớm đến ngày mở hội Lim. * Hoạt động 2: (Kể viết) F GV lưu ý: Chỉ viết những điều các em vừa kể về những trò vui trong ngày hội (gợi ý c). Viết thành một đoạn văn liền mạch khoảng 5 câu. - GV giúp đỡ những HS kém. - GV chấm điểm một số bài. - HS nhắc lại. - Một vài HS phát biểu trả lời câu hỏi: Em chọn kể về ngày hội nào? - 1 HS kể. - Một vài HS tiếp nối nhau thi kể. - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - HS viết bài. - Một số HS đọc bài viết. Bảng phụ ghi câu hỏi gợi ý 4. Củng cố: (4’) - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai hay nhất”. . Mỗi tổ cử 1 bạn lên kể thi đua xem tổ nào kể hay nhất. - Cả lớp theo dõi, nhận xét. - GV nhận xét – tuyên dương. 5. Dặn dò: (1’) - GV nhắc những HS chưa viết xong bài về nhà tiếp tục hoàn chỉnh đoạn văn. - Chuẩn bị ôn tập thi giữa kì.

File đính kèm:

  • docTap lam van.doc
Giáo án liên quan