A – Tập đọc:
- Hiểu từ: tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố. Nội dung: cuộc thi tài hấp dẫn giữa 2 đô vật (1 già, 1 trẻ, cá tính khác nhau) đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ xốc nối.
- Đọc đúng: vật, nước chảy, Quắm Đen, thoắt biến, chán ngắt, giục giã, nhễ nhại.
- Giáo dục HS trong mọi cuộc thi ngoài sức khoẻ còn cần có sự mưu trí.
B – Kể chuyện:
- Dựa vào trí nhớ và gợi ý kể lại được từng đoạn với giọng và cử chỉ phù hợp.
- Biết nghe bạn kể.
6 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1029 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Tập đọc Lớp 3A Tuần 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy tuần 25
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
HỘI VẬT
I – Mục tiêu:
A – Tập đọc:
- Hiểu từ: tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố. Nội dung: cuộc thi tài hấp dẫn giữa 2 đô vật (1 già, 1 trẻ, cá tính khác nhau) đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ xốc nối.
- Đọc đúng: vật, nước chảy, Quắm Đen, thoắt biến, chán ngắt, giục giã, nhễ nhại.
- Giáo dục HS trong mọi cuộc thi ngoài sức khoẻ còn cần có sự mưu trí.
B – Kể chuyện:
- Dựa vào trí nhớ và gợi ý kể lại được từng đoạn với giọng và cử chỉ phù hợp.
- Biết nghe bạn kể.
II – Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Tranh minh họa SGK, tranh thi vật (nếu có), bảng phụ viết sẵn gợi ý
Học sinh: Sách GK
III – Các hoạt động dạy – học:
1) Ổn định: (1’)
2) Bài cũ: (4’) Tiếng đàn
- HS đọc bài, trả lời câu hỏi.
3) Bài mới: (25’)
* Giới thiệu: Đưa tranh thi vật (nếu có) giới thiệu đây là một môn thể thao, đưa tranh minh họa SGK giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Luyện đọc
- Đọc mẫu.
- Đọc từng câu nối tiếp.
- Đọc từng đoạn nối tiếp.
- Đọc chú giải, nêu thắc mắc.
- Đọc từng đoạn trong nhóm đôi.
- Đọc đồng thanh cả bài.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1.
- Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật.
- 1 HS đọc đoạn 2.
- 1 HS đọc đoạn 3.
- Cho HS đọc thầm đoạn 4, 5.
+ Ông Cản Ngũ đã bất ngờ chiến thắng như thế nào?
+ Thảo luận: Vì sao ông Cản Ngũ thắng?
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- Đọc mẫu đoạn 2, lưu ý cách đọc nhanh, dồn dập, phù hợp với động tác của Quắm Đen, 3 câu cuối đọc chậm hơn, nhấn giọng.
* Hoạt động 4: Kể chuyện
- GV treo bảng phụ ghi gợi ý.
4) Củng cố: (4’)
+ Qua bài văn em hiểu muốn chiến thắng cần phải thế nào?
5) Dặn dò: (1’)
- Đọc bài.
- Chuẩn bị: “Hội đua voi ở Tây Nguyên”.
- 2 lượt.
- 1 lượt.
- cá nhân.
- HS gạch dưới trong SGK, trả lời.
- HS đọc, hỏi: Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau?
- HS trả lời.
- HS đọc, hỏi: Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào?
- HS trả lời.
- HS đọc.
- HS thảo luận, trả lời.
- HS thi đua đọc lại đoạn 2.
- 1 HS đọc cả bài.
- HS đọc gợi ý.
- HS tập kể 1 đoạn trong nhóm.
- 5 HS kể nối tiếp 5 đoạn trước lớp.
- Nhận xét.
- HS trả lời.
SGK
SGK
Bảng phụ
Kế hoạch bài dạy tuần 25
TẬP ĐỌC
HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN
I – Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nắm được nghĩa các từ ngữ: trường đua, chiêng, man-gát, cổ vũ.
- Hiểu nội dung bài: Bài văn tả và kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên. Qua đó thấy nét độc đáo trong sinh hoạt của đồng bào Tây Nguyên, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi.
2. Kỹ năng: Chú ý các từ ngữ: vang lừng, man-gát, nổi lên, lầm lì, ghìm đà, huơ vòi, nhiệt liệt.
3. Thái độ: Biết được ý nghĩa của hội đua voi.
II – Chuẩn bị:
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK
- Ảnh voi hoặc hội đua voi (nếu có)
III – Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’)
- Hai HS tiếp nối nhau đọc truyện “Hội vật” và trả lời câu hỏi về nội dung các đoạn đọc.
- GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới: (25’)
a) Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu qua ý của bài.
- Ghi tựa bài lên bảng.
b) Hoạt động 1: Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài.
- GV hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ:
. Đọc từng câu.
. Đọc từng đoạn trước lớp.
. Đọc từng đoạn trong nhóm.
. Cả lớp đọc đồng thanh.
c) Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- GV gọi HS đọc thầm đoạn 1.
+ Tìm những chi tiết tả cuộc chuẩn bị cho cuộc đua?
- GV cho HS đọc đoạn 2.
+ Cuộc đua diễn ra như thế nào?
+ Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh dễ thương?
d) Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- GV đọc diễn cảm đoạn 2.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2 với nhịp nhanh, sôi động.
- Một vài HS thi đua đọc đoạn 2.
- GV cho HS xung phong đọc lại cả bài.
4. Củng cố – dặn dò: (5’)
- Về nhà chuẩn bị bài “Ngày hội rừng xanh”.
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
- Tiếp nối đọc theo hàng dọc.
- Tiếp nối đọc theo hàng ngang.
- Nhóm đôi.
- HS đọc.
+ Voi đua từng lớp mười con dàn hàng ngang ở nơi xuất phát. Hai chàng trai điều khiển ngồi trên lưng voi. Họ ăn mặc ... giỏi nhất.
- HS đọc.
+ Chiêng trống nổi ... về trúng đích.
+ Những chú voi ... ngợi chú.
- HS lắng nghe.
- HS đọc cá nhân.
- Đại diện tổ đọc.
- 1, 2 HS đọc.
Kế hoạch bài dạy tuần 25
TẬP ĐỌC
NGÀY HỘI RỪNG XANH
I – Mục tiêu:
- Nắm nghĩa các từ: chim gõ kiến, lĩnh xướng, kì nhông, cọn nước và nội dung bài: bài thơ cho thấy vẻ đẹp, sự sinh động của các con vật, sự vật trong ngày hội rừng xanh.
- Đọc đúng, trôi chảy toàn bài với giọng vui tươi, thích thú, ngạc nhiên, chú ý một số từ khó như: nổi mõ, gảy, khướu, dàn ca, lĩnh xướng, diễn ảo thuật, đu quay.
- Giáo dục HS yêu mến các con vật trong bài, nhờ có mỗi một con góp một tiết mục mà tạo nên bức tranh sinh động về ngày hội rừng xanh.
II – Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Sách GK, tranh
2. Học sinh: Sách GK
III – Các hoạt động:
1. Ổn định: (1’) hát
2. Bài cũ: (4’) Hội đua voi ở Tây Nguyên
- Gọi HS đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài – ghi tựa.
b) Hoạt động 1: Luyện đọc
* Mục tiêu: Rèn đọc trôi chảy.
* Phương pháp: Luyện tập
- GV đọc mẫu bài.
- Cho HS đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng thơ
F Hướng dẫn đọc từ khó: nổi mõ, gảy, khướu, dàn ca, lĩnh xướng, diễn ảo thuật, đu quay.
- Cho HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ (2 lượt) và rút ra từ khó hiểu.
- Cho HS quan sát tranh và gọi tên các con vật, cây cối, sự vật được nêu trong bài và minh họa trong tranh.
- Hướng dẫn HS ngắt nhịp, nhấn giọng.
Chim gõ kiến / nổi mõ /
Gà rừng / gọi vòng quanh /
Sáng rồi, / đừng ngủ nữa /
Nào, / đi hội rừng xanh! //
Tre, / trúc / thổi sáo nhạc
Khe suối / gảy nhạc đàn
Cây / rủ nhau thay áo
Khoác bao màu tươi non. //
- Cho HS đọc trong nhóm, lớp đọc đồng thanh.
c) Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
* Mục tiêu: Giúp HS nắm nội dung bài.
* Phương pháp: giảng giải, hỏi đáp
- Gọi 1 HS đọc lại toàn bài.
+ Tìm những từ ngữ tả hoạt động của các con vật trong ngày hội rừng xanh?
+ Cho HS đọc thầm, tìm ý trả lời: Các sự vật khác cùng tham gia vào ngày hội như thế nào?
+ Tác giả dùng biện pháp nào để miêu tả về các con vật, cây cối, sự vật trong ngày hội rừng xanh?
+ Em thích hình ảnh nhân hoá nào nhất? Vì sao?
F Chốt ý: Mỗi con vật, sự vật mang lại một nét riêng độc đáo của mình góp vui cho ngày hội.
d) Hoạt động 4: Luyện đọc thuộc
* Mục tiêu: Giúp HS thuộc bài.
* Phương pháp: thực hành, thi đua
- Gọi 1 HS đọc lại bài thơ.
- Cho HS đọc đồng thanh.
- Treo bảng phụ ghi bài thơ và xoá dần cho HS đọc.
- Cho các nhóm thi đua đọc.
- GV nhận xét.
4. Củng cố: (4’)
+ Nêu nội dung bài?
F Giáo dục.
5. Dặn dò – Nhận xét: (1’)
- Đọc lại bài.
- Chuẩn bị: Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử.
- Nhận xét tiết.
- HS quan sát tranh và lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp (2 lượt).
- HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ, đọc giải thích từ khó trong SGK.
- HS luyện đọc trong nhóm.
- 4 nhóm đọc nối tiếp.
- Lớp đọc đồng thanh.
- HS đọc bài.
- Các từ: chim gõ kiến nổi mõ, gà rừng gọi mọi người dậy đi hội, công dẫn đầu đội múa, khướu lĩnh xướng, kì nhông diễn ảo thuật đổi màu da.
- Tre trúc thổi nhạc sáo, khe suối gảy nhạc đàn, cây rủ nhau thay áo khoác những màu tươi non, nấm mang ô, cọn nước chơi trò đu quay.
- Biện pháp nhân hoá.
- HS phát biểu ý kiến từng em:
+ Khướu lĩnh xướng dàn ca vì ...
+ Nấm mang ô đi hội vì nó rất ngộ nghĩnh.
- ...
- HS luyện đọc thuộc.
- Đại diện nhóm thi đọc.
+ Bài thơ miêu tả hoạt động rất sinh động, đáng yêu của các con vật và sự vật trong ngày hội rừng xanh.
Tranh
Bảng phụ
File đính kèm:
- Tap doc.doc