A – Tập đọc:
- Hiểu từ: sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng. Hiểu nội dung và ý nghĩa: ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở làng quê (những người sẵn sàng giúp đỡ người khác, hy sinh vì người khác) và tình cảm thủy chung của người thành phố với những người đã giúp đỡ mình lúc gian nan.
- Đọc đúng: sơ tán, san sát, nườm nượp, lăn tăn, vùng vẫy, lướt thướt.
- Giáo dục HS biết giúp đỡ người khác lúc khó khăn.
B – Kể chuyện:
- Kể lại được toàn bộ câu chuyện theo gợi ý, biết thay đổi giọng kể phù hợp.
Nghe bạn kể, nhận xét và kể tiếp lời bạn.
6 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1100 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Tập đọc Lớp 3A Tuần 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy tuần 16
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
ĐÔI BẠN
I – Mục tiêu:
A – Tập đọc:
- Hiểu từ: sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng. Hiểu nội dung và ý nghĩa: ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở làng quê (những người sẵn sàng giúp đỡ người khác, hy sinh vì người khác) và tình cảm thủy chung của người thành phố với những người đã giúp đỡ mình lúc gian nan.
- Đọc đúng: sơ tán, san sát, nườm nượp, lăn tăn, vùng vẫy, lướt thướt.
- Giáo dục HS biết giúp đỡ người khác lúc khó khăn.
B – Kể chuyện:
- Kể lại được toàn bộ câu chuyện theo gợi ý, biết thay đổi giọng kể phù hợp.
Nghe bạn kể, nhận xét và kể tiếp lời bạn.
II – Đồ dùng dạy học:
Học sinh: Sách giáo khoa
Giáo viên: Tranh (SGK), ảnh cầu trượt, đu quay (nếu có).
III – Các hoạt động:
1) Ổn định:
2) Bài cũ: Nhà rông ở Tây Nguyên.
- HS đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
3) Bài mới:
* Giới thiệu
- Giới thiệu chủ điểm: Thành thị và nông thôn. Treo tranh bài học giới thiệu tựa bài.
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
Mục tiêu: Rèn đọc trôi chảy.
Phương pháp: Luyện tập, hỏi đáp, giảng giải.
- Đọc mẫu.
- Đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn.
- Đọc các từ chú giải.
- Cho HS nêu từ chưa hiểu.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1.
- 2 HS nối tiếp nhau đoạn 2, 3.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Mục tiêu: Nắm nội dung, ý nghĩa.
Phương pháp: Hỏi đáp, thảo luận.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1.
+ Thành và Mến kết bạn vào dịp nào?
- Giảng: Những năm 67 – 73, giặc Mĩ ném bom phá hoại miền Bắc, nhân dân thủ đôvà các thành phố phải sơ tán về nông thôn, chỉ có những người có nhiệm vụ mới ở lại.
- Cho 1 HS đọc đoạn 2.
+ Qua hành động này em thấy Mến có đức tính gì đáng quý?
- Cả lớp đọc thầm đoạn 3, thảo luận câu hỏi 4:
+ Em hiểu câu nói của người bố như thế nào?
+ Tìm những chi tiết nói lên tình cảm thủy chung của gia đình Thành đối với những người đã giúp đỡ mình?
® Giáo dục tư tưởng.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
Mục tiêu: Rèn đọc diễn cảm
Phương pháp: Luyện tập, thi đua.
- Đọc lại đoạn 2, 3 – Hướng dẫn HS đọc.
* Hoạt động 4: Kể chuyện
Mục tiêu: Dựa vào gợi ý, kể lại toàn bộ câu chuyện.
Phương pháp: Kể chuyện, thi đua.
- Mở bảng phụ ghi trước gợi ý.
4) Củng cố:
- Em nghĩ gì về những người sống ở làng quê sau bài học này?
5) Dặn dò:
- Đọc bài, tập kể lại.
- Chuẩn bị: “Về quê ngoại”.
- 2 lượt
- 1 lượt
- 1 HS
- HS nêu
- Nhóm đôi
- HS đọc.
- Trả lời.
- HS đặt câu hỏi:
+ Mến thấy thị xã có gì lạ?
- HS trả lời.
- HS đọc, hỏi:
+ Mến có hành động gì đáng khen?
- Trả lời.
- HS đọc, thảo luận nhóm đôi.
- Trả lời.
- Vài HS thi đua đọc đoạn 3.
- 1 HS đọc cả bài.
- HS đọc lại.
- 1 HS kể mẫu đoạn 1.
- Kể trong nhóm đôi.
- HS kể thi đoạn 3.
- 1 HS kể toàn bộ.
Tranh
SGK
Bảng phụ
Kế hoạch bài dạy tuần 16
TẬP ĐỌC (HTL)
VỀ QUÊ NGOẠI
I – Mục tiêu:
- Đọc đúng các từ, tiếng khó, ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ. Đọc trôi chảy toàn bài với giọng tha thiết tình cảm.
- Hiểu các từ ngữ và ý nghĩa của bài thơ.
- Giúp HS biết yêu thương quê hương của ba mẹ mình.
II – Chuẩn bị:
- Tranh bài tập đọc, bảng ghi nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III – Các hoạt động dạy học:
1) Ổn định lớp:
2) Kiểm tra bài cũ: Đôi bạn
- Gọi 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
=> GV nhận xét và cho điểm.
- Nhận xét chung.
3) Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài ® ghi tựa bài lên bảng.
b) Hoạt động 1: Luyện tập
Mục tiêu: HS đọc bài tốt
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải
- GV đọc mẫu
- HS đọc tiếp nối từng dòng thơ.
=> GV rút ra từ khó.
- HS đọc tiếp nối theo khổ thơ.
- GV yêu cầu đọc từ khó hiểu SGK.
- GV lưu ý HS cách ngắt nghỉ hơi cho đúng khi đọc bài.
- Yêu cầu 2 HS đọc tiếp nối nhau trước lớp.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- GV cho tổ chức thi đua giữa các nhóm.
- Cho lớp đọc đồng thanh.
c) Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- GV gọi 1 HS đọc lại bài trước lớp.
+ Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê?
+ Nhờ đâu em biết điều đó?
+ Quê ngoại bạn nhỏ ở đâu?
+ Bạn nhỏ thấy ở quê có những gì lạ?
=> GV giảng thêm cho HS hiểu thêm về quê.
+ Bạn nhỏ đã nghĩ gì khi được tiếp xúc với những người dân quê?
d) Hoạt động 3: Học thuộc lòng.
- Treo bảng phụ có chép bài thơ yêu cầu – HS đọc đồng thanh.
- Xoá dần nội dung trên bảng yêu cầu HS đọc lại.
- Yêu cầu HS tự nhẩm lại bài thơ.
- Cho HS thi đua đọc thuộc giữa các tổ.
=> GV nhận xét và tuyên dương.
4) Củng cố – Dặn dò:
+ Bạn nhỏ cảm thấy điều gì sau lần về quê?
- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị bài: Ba điều ước
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
- HS đọc.
- Đọc cá nhân.
- HS đọc.
- 2 HS đọc.
- Nhóm đôi
- Đọc bài đồng thanh
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
+ Bạn nhỏ ở thành phố về thăm quê.
+ Nhờ sự ngạc nhiên của bạn nhỏ khi bắt gặp những điều lạ ở quê và bạn nói: “Ở trong thành phố chẳng bao giờ có đâu?”
+ Quê bạn nhỏ ở nông thôn.
- HS trả lời và mỗi HS chỉ cần trả lời 1 ý.
+ Bạn nhỏ thấy đầm sen nở ngát hương mà vô cùng thích thú.
+ Bạn được gặp trăng, gặp gió bất ngờ, điều mà ở trong thành phố của bạn chẳng bao giờ có.
+ Rồi bạn lại được đi trên con đường rực màu rơm phơi, có bóng che xanh mát.
+ Tối đêm, vầng trăng trôi như lá thuyền trôi êm đềm.
+ Bạn nhỏ thấy họ thật thà và thương yêu họ như thương bà ngoại mình.
- Nhìn bảng đọc.
- Đọc theo nhóm, tổ.
- Học sinh sẽ đọc thuộc 1 khổ hoặc cả bài.
- 4 HS đọc.
+ Bạn cảm thấy thêm yêu cuộc sống, yêu con người.
Bảng phụ
Kế hoạch bài dạy tuần 16
TẬP ĐỌC
BA ĐIỀU ƯỚC
I – Mục tiêu:
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ: đe, thợ rèn và nắm nội dung bài: Câu chuyện khuyên chúng ta sống phải có ích, không mơ tưởng viễn vông.
- Đọc đúng toàn bài, chú ý một số từ khó như: tấp nập, rình rập, bồng bềnh.
- Giáo dục HS yêu cuộc sống lao động, chăm chỉ học tập và làm việc, không mơ tưởng viễn vông.
II – Chuẩn bị:
Giáo viên: SGK, tranh, bảng phụ
Học sinh: SGK
III – Các hoạt động:
1) Ổn định: Hát
2) Bài cũ: Về quê ngoại
- Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
+ Về quê ngoại, bạn nhỏ thấy gì lạ?
+ Bạn nhỏ nghĩ gì về người làm ra gạo?
- Nhận xét chung.
3) Bài mới:
* Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh
- Ghi tựa bài.
* Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục đích: Rèn đọc trôi chảy.
- GV đọc mẫu lần 1.
- Gọi HS đọc nối tiếp từng câu
® Rút từ khó luyện đọc.
+ tấp nập
+ rình rập
+ bồng bềnh
- Hướng dẫn HS chia đoạn và cho HS đọc nối tiếp 5 đoạn.
- Rút từ khó hiểu: thợ rèn, đe
- Hướng dẫn HS ngắt giọng câu dài.
* Sống giữa sự kính trọng dân làng, / Rít thấy / sống có ích mới là điều đáng mơ ước. //
- Cho HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- Cho các nhóm thi đua đọc.
- Cho lớp đọc đồng thanh.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Mục tiêu: Giúp HS nắm nội dung bài.
Phương pháp: Hỏi đáp. thảo luận
- Gọi 1 HS đọc cả bài
+ Hãy nêu 3 điều ước của chàng thợ rèn Rít?
+ Vì sao sau khi ước thành vua Rít lại muốn ước thành người có nhiều tiền?
+ Sau khi ước thành vua Rít lại ước thành người có nhiều tiền rồi thành người biết bay như mây và Rít thấy 3 điều ước không mang lại hạnh phúc. Vì sao 3 điều ước không mang lại hạnh phúc cho chàng?
® Cho HS thảo luận ® trình bày
+ Cuối cùng, chàng hiểu điều gì mới đáng mơ ước?
® Giáo dục
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Rèn đọc trôi chảy cả bài, có diễn cảm .
- GV đọc mẫu lại bài.
- Chia nhóm, cho HS luyện đọc.
- Cho các nhóm thi đua đọc tiếp nối.
- Gọi vài HS đọc bài
=> Cho điểm
4) Củng cố:
- Nếu có 3 điều ước, em sẽ ước gì? Vì sao?
- Giáo dục HS
5) Dặn dò – Nhận xét:
- Đọc lại bài.
- Chuẩn bị bài: “Mồ côi xử kiện”
- Nhận xét tiết.
- HS lắng nghe
- HS đọc nối tiếp (2 lượt)
- HS chia đoạn (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn)
- HS đọc nối tiếp (2 lượt)
- HS luyện đọc câu dài.
- HS đọc bài.
- Các nhóm thi đua
- Lớp đọc đồng thanh.
- HS đọc
+ HS nêu:ước thành vua, ước có nhiều tiền, ước được bay như mây.
+ Vì Rít chán cảnh ăn không ngồi rồi.
- HS thảo luận.
+ Có nhiều tiền Rít không vui vì luôn có bọn cướp rình rập.
+ Ước thành mây bay mọi nơi ngắm cảnh nhưng rồi Rít cũng chán.
+ Sống có ích mới là điều đáng mơ ước.
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài theo nhóm.
- Các nhóm đọc tiếp nối cả bài.
- HS đọc bài.
Tranh
Bảng phụ
File đính kèm:
- Tap doc.doc