I- MỤC TIÊU:
1- Đọc lưu loát, diễn cảm bài thơ, giọng trải dài, tha thiết, cảm hứng ca ngợi những phẩm chất cao quý, đáng kính trọng của bầy ong.
2- Hiểu những phẩm chất đáng quý của bầy ong: Cần cù làm việc, tìm hoa gây mật, giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai, để lại hương thơm và ngọt cho đời
3- Thuộc lòng 2 khổ thơ cuối bài.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy chiếu, tranh SGK, băng giấy ghi nội dung bài.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
6 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 1624 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Tập đọc 5 - Bài: Hành trình của bầy ong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng gd&đt q. hai bà trưng
Trường tiểu học quỳnh mai
GV: Bùi Việt Nga
Ngày dạy: 26/11/2008
Kế hoạch bài dạy
Môn: Tập đọc 5
Bài: Hành trình của bầy ong
(Nguyễn Đức Mậu)
I- Mục tiêu:
1- Đọc lưu loát, diễn cảm bài thơ, giọng trải dài, tha thiết, cảm hứng ca ngợi những phẩm chất cao quý, đáng kính trọng của bầy ong.
2- Hiểu những phẩm chất đáng quý của bầy ong: Cần cù làm việc, tìm hoa gây mật, giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai, để lại hương thơm và ngọt cho đời
3- Thuộc lòng 2 khổ thơ cuối bài.
II- Đồ dùng dạy học: Máy chiếu, tranh SGK, băng giấy ghi nội dung bài.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu:
T.Gian dự kiến
Nội dung các hoạt động
dạy học của giáo viên
Các hoạt động của HS
Đồ dùng dạy học
3phút
I- Kiểm tra bài cũ: Mùa thảo quả
*1HS chọn đọc đoạn mình thích và cho biết vì sao em thích đoạn đó.
1HSđọc+TLCH
GV: Nhận xét – Cho điểm
II- Bài mới: Treo tranh SGK, quan sát bức tranh và cho cô biết tranh vẽ cảnh gì?
1 HS trả lời
Tranh SGK
Giới thiệu bài mới:
Ai cũng biết, ong là loài vật nổi tiếng chuyên cần. Ong hút nhuỵ hoa, làm ra mật ngọt giúp ích cho đời. Vậy nên, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu đã cảm hứng viết bài thơ rất hay ca ngợi chúng khi ông vinh dự đi theo những đoàn xe lưu động chở ong tới những nơi có nhiều hoa. Các em hãy cùng đọc và tìm hiểu trích đoạn bài thơ “Hành trình của bầy ong”để cảm nhận được điều tác giả muốn nói.
GV ghi đầu bài + HS mở SGK tr117
-1Hs nhắc tên bài –Hs ghi vở
SGK
2- Luyện đọc:
1phút
- Trên đường rong ruổi cùng bầy ong, tác giả đã có những khám phá thú vị về loài vật nhỏ bé này, các con cùng theo dõi 1 bạn đọc bài xem có điều gì thú vị ở loài vật nhỏ bé này nhé!
-Trong khi bạn đọc lớp mình cùng đọc thầm và cho cô biết bài thơ thuộc thể thơ nào nhé?
1HS đọc+lớp đọc thầm – 1HS TLCH (thể thơ lục bát)
-Chúng ta đều biết đây là thể thơ lục bát, vậy thông thường thể thơ này đọc với nhịp như thế nào? - Nhắc lại cho cô cách đọc nhịp chẵn? Cô và cả lớp cùng luyện đọc nhé! Ai cho cô biết giọng đọc toàn bài như thế nào ?
1HS trả lời (nhịp chẵn)
-Bài thơ này có mấy khổ thơ?
1HS trả lời (bốn)
10phút
-Bây giờ cô chia mỗi khổ thơ là 1 đoạn,cô và cả lớp cùng luyện đọc theo đoạn .
Lượt 1: Mời 4 học sinh đọc nối tiếp.Cả lớp theo dõi SGK xem có dòng thơ nào có cách ngắt nhịp khác với thể thơ lục bát thông thường.
NX bạn đọc.Gạch nhịp những câu thơ nhịp khác.
- GV lắng nghe ghi lại những từ HS đọc sai để sửa, yêu cầu HS đọc lại từ đọc sai.
Hắt 2 khổ thơ đầu cho HS nêu dòng thơ khác nhịp.
Với đôi cánh / đẫm nắng trời
Dòng1khổ1:Nhịp 3/3
1HS đọc
Hắt 2 khổ thơ sau cho HS phát hiện dòng thơ khác nhịp thông thường.
Nối rừng hoang / với biển xa
Đất nơi đâu / cũng tìm ra ngọt ngào.
Thì bầy ong / cũng mang vào mật thơm
Lặng thầm thay / những con đường ong bay
Men trời đất / đủ làm say đất trời.
Những mùa hoa / đã tàn phai tháng ngày.
Dòng 3 khổ3:Nhịp3/3
Dòng4 khổ3:Nhịp3/5
Dòng 6 khổ3:Nhịp3/5
Dòng2khổ4: Nhịp 3/5
Dòng 4 khổ4:Nhịp3/5
Dòng6khổ 4:Nhịp 3/5
1HS đọc
GV:Cô nhất trí với cách ngắt nhịp đó vì nó làm cho rõ hơn ý của câu thơ và trọn vẹn 1từ.
Lượt 2: Bây giờ cô mời 4 bạn đọc nối tiếp ,các con theo dõi xem bạn ngắt nghỉ đã đúng chưa ?
4HS đọc-Nhận xét
Lượt 3: Để đọc tốt hơn cô mời các bạn đọc theo nhóm đôi, lần lượt mỗi bạn đọc 01 khổ thơ.
Các nhóm đọc
1 nhóm trình bày
1 HS nhận xét
Lượt 4: Gọi 1 HS đọc cả bài thơ
1HS đọc, 1HS nhận xét
GV đọc: Giọng vừa phải tha thiết, thể hiện sự yêu mến, quý trọng phẩm chất đẹp đẽ của bầy ong. Nhấn giọng những từ ngữ: đẫm, trọn, bập bùng; rong ruổi, bay xa
10phút
3- Tìm hiểu bài: Các con vừa luyện đọc bài thơ, bây giờ cô sẽ giúp chúng mình tìm hiểu nội dung bài nhé!
Cô mời 1 bạn đọc câu hỏi 1, Cả lớp đọc thầm khổ thơ thứ nhất, suy nghĩ và trả lời câu hỏi 1?
1HS đọc, HS trả lời câu hỏi , nhận xét.
Đôi cánh ong đẫm nắng trời, không gian là nẻo đường xa, thời gian vô tận, bay đến trọn đời.
GV: Qua khổ thơ 1 các em thấy hành trình bầy ong vô tận cả về không gian và thời gian, vậy nhưng những chú ong cần mẫn vẫn cặm cụi,không kể thời gian bay đến muôn nẻo đường xa với đôi cánh đẫm nắng trời.
- Em hiểu thế nào là “đẫm nắng trời”?
HS đọc chú giải; trả lời câu hỏi
- Trong hành trình vô tận của mình bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào? Nơi đó có vẻ đẹp gì đặc biệt. Em hãy đọc thầm khổ thơ thứ 2 và 3 tìm câu trả lời nhé
- Nơi thăm thẳm rừng sâu; Nơi bờ biển sóng tràn; nơi quần đảo khơi xa: Biển: hàng cây chắn bãi dịu dàng mùa hoa; Rừng: bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban; Quần đảo: có loài hoa nở như là không tên
GV: Bầy ong rong ruổi tìm đến những nơi đầy hoa thơm, trái ngọt của trăm miền đất nước. Từ rừng sâu thăm thẳm có ít người đặt chân đến, nơi có những bông hoa chuối rừng đỏ tươi như những ngọn lửa cháy bập bùng đến biển xanh sóng tràn, từ đất liền đến đảo xa.
Em hiểu “rong ruổi” là như thế nào?
Mục đích của ong là gì?
Tại sao tác giả nói bầy ong đã “nối liền mùa hoa”?
GV: Vơí sự cần cù, chăm chỉ của mình, đàn ong đã không những nối liền những mùa hoa mà nó còn nối cả rừng hoang với biển xa, để rồi “đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào”.
HS đọc chú giải
Nối liền mùa hoa
HS đọc chú giải
Hai câu thơ trong ngoặc đơn muốn nói gì với chúng ta?
GV: Đây là một lời giả thiết nhằm ca ngợi bầy ong, cái gì cũng dám làm và làm được, kể cả phải lên tận trời cao để hút nhuỵ hoa làm mật thơm cho đời.Ong thật là chăm chỉ,giỏi giang.,giống như những ai chăm chỉ lao động đều được ví với những con ong chăm chỉ đấy!
1 HS TL
Nếu hoa có ở trời cao thì bầy ong cũng mang vào mật thơm.
Tranh
Em hiểu được ý nghĩa câu thơ này như thế nào? GV: với sự cần cù, chăm chỉ của mình, đàn ong đã không những nối liền những mùa hoa mà nó còn nối cả rừng hoang với biển xa, để rồi “đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào”.
1 – 2 HS trả lời
*Chốt Đến nơi nào đàn ong cũng chăm chỉ, giỏi giang tìm được hoa làm mật, đem lại hương vị ngọt ngào cho đời.
GV: Công việc thầm lặng của loài ong tưởng chừng như đơn giản nhưng nó lại mang 1 ý nghĩa vô cùng to lớn, các con hãy đọc thầm đoạn 4 xem ở 2 dòng thơ cuối bài, tác giả muốn nói điều gì về công việc của loài ong?
Để trả lời câu hỏi này cô mời các con thảo luận nhóm đôi trong thời gian 2 phút.
Đến nơi nào đàn ong cũng chăm chỉ, giỏi giang tìm được hoa làm mật, đem lại hương vị ngọt ngào cho đời
1-2 nhóm trình bầy, nhận xét.
GV: Công việc của loài ong có ý nghĩa thật đẹp đẽ, lớn lao: ong giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn nhờ đã chắt được trong vị ngọt, mùi hương của hoa những giọt mật tinh tuý. Thưởng thức mật ong, con người như thấy những mùa hoa sống lại, không phai tàn
Nhưng nhuỵ hoa vẫn còn lại trong mật ngọt của loiaì ong
Vậy ai cho cô biết qua bài thơ này, tác giả muốn ca ngợi điều gì?
1- 2 HS nêu
Nội dung
Đó cũng chính là nội dung chính của bài. GV ghi
2 HS đọc
12 phút
4- Đọc diễn cảm + học thuộc lòng.
Hiểu được nội dung bài rồi theo con bài này đọc với giọng như thế nào?
Vừa phải, nhẹ nhàng, ca ngợi
GV: Đọc với giọng nhẹ nhàng, thiết tha, nhận giọng những từ ngữ miêu tả hoạt động của bày ong
Gọi học sinh đọc bài:
1HS đọc
Cô và các con tìm cách đọc diễn cảm khổ thơ cuối bài nhé
Hắt K4
Để đọc hay chúng ta cần nhấn giọng từ ngữ nào? Bạn nào xung phong đọc đoạn 4. Các bạn khác lắng nghe và nhận xét xem bạn nào đọc hay nhất bằng cách vỗ tay nhé
HS nêu
2-4 HS đọc
GV: Nhận xét – cho điểm
Bài thơ rất hay, cô và cả lới cùng học thuộc nhé. Các con nhẩm học thuộc đoạn thơ nào mình thích lát nữa cô sẽ mời cacs con thi đọc thuộc lòng nhé
- Đọc đoạn mà em thích – GV nhận xét
2-4 học sinh
- GV nhận xét
- Đọc cả bài (nếu có thời gian) – Nhận xét
3phút
Củng cố: Con vừa học bài thơ gì?
Tác giả-nhà thơ muốn nói điều gì qua việc ca ngợi bầy ong?
Ca ngợi những công việc thầm lặng giúp ích cho đời (N.cứu KH)
Em học tập được điều gì ở bầy ong nhỏ
Chăm chỉ, chuyên cần đoàn kết, có tổ chức
GV: Đức tính của các chú ong nhỏ thật đáng quý và đáng học tập. Chúng ta hãy cùng bảo vệ những con vật nhỏ bé ấy để chúng giúp ích cho đời, mang lại cho cuộc sống của chúng ta những mùa hoa không bao giờ tàn phai
Về nhà các con cố gắng học thuộc bài thơ và chuẩn bị bài: Người gác rừng tí hon.
File đính kèm:
- Hanh trinh cua bay ong.doc