Kế hoạch bài dạy Môn: nghệ thuật – Lớp 3 Tiết 21. Học hát: cùng múa hát dưới trăng

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS biết bài hát “ Cùng múa hát dưới trăng” là sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Lân và là bài hát nhịp 3/8. Lời bài hát

. tính chất vui tươi, nhịp nhàng.

2. Kĩ năng:

- HS thuộc lời ca, hát đúng giai điệu, tiết tấu, thể hiện các tiếng có luyến và

3. Thái độ:

- Giáo dục các em tình cảm yêu quí thiên nhiên, biết bảo vệ và chung sống hòa hợp với thiên nhiên.

 

docx4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy Môn: nghệ thuật – Lớp 3 Tiết 21. Học hát: cùng múa hát dưới trăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: Đại học Thủ Dầu Một Lớp: C10TH07 GVHD: Cô Nguyễn Thị Bích Thu SV: Nguyễn Thị Châu Ngày soạn: 08/11/2012 Ngày dạy: 15/11/2012 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: NGHỆ THUẬT – Lớp 3 Tiết 21. Học hát: CÙNG MÚA HÁT DƯỚI TRĂNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS biết bài hát “ Cùng múa hát dưới trăng” là sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Lân và là bài hát nhịp 3/8. Lời bài hát .............. tính chất vui tươi, nhịp nhàng. 2. Kĩ năng: - HS thuộc lời ca, hát đúng giai điệu, tiết tấu, thể hiện các tiếng có luyến và 3. Thái độ: - Giáo dục các em tình cảm yêu quí thiên nhiên, biết bảo vệ và chung sống hòa hợp với thiên nhiên. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Thiết kế bài dạy. Đàn phím điện tử. Máy nghe và băng nhạc. Thanh phách, song loan. Tranh minh họa cho bài hát. Bảng phụ ghi lời bài hát “Cùng múa hát dưới trăng”. 2. Học sinh: Tập bài hát 3. Thanh phách hoặc song loan để gõ phách. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định lớp (1’): Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ (3’): 2 HS trình bày bài hát: Em yêu trường em. 3. Dạy bài mới (30’): Nội dung cơ bản Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát: Hoạt động 1 (15’): Dạy bài hát: Cùng múa hát dưới trăng. J Hát mẫu: J Đọc lời ca: Mặt trăng tròn nhô lên Tỏa sáng xanh khu rừng Thỏ mẹ và Thỏ con Nắm tay cùng vui múa Hươu, Nai, Sóc đến xem Xin mời vào nhảy cùng La la lá la lá la Cùng múa hát dưới trăng La la lá la lá la Cùng múa hát dưới trăng. J Phân chia câu hát, chổ lấy hơi. J Luyện thanh Mì mi mí mi mì mi mí mi mì. J Dạy hát từng câu. J Ôn luyện, củng cố theo tổ, nhóm, cá nhân. Em đã học hoặc biết những bài hát nào do nhạc sĩ Hoàng Lân sáng tác? GV nhận xét. Nhạc sĩ Hoàng Lân có nhiều bài hát nổi tiếng trở nên quen thuộc đối với các em như bài Thật là hay, Ngày mùa vui, Con ếch ộp, Đi học về, Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác, Mèo con đi học và bài Cùng múa hát dưới trăng .... Tiết học hôm nay cô sẽ dạy các em một bài hát của nhạc sĩ Hoàng Lân đó là bài “Cùng múa hát dưới trăng”. Với giai điệu vui tươi, nhịp nhàng, nhạc sĩ Hoàng Lân đã vẽ lên một bức tranh thật đẹp về tình bạn bè thân ái của các loài vật sống trong rừng. Yêu cầu Hs nhắc lại tên bài hát Cùng múa hát dưới trăng. - GV hát mẫu cho HS nghe. - GV hỏi Hs: “Bài hát có nhịp điệu như thế nào?” - GV trình chiếu lời ca. - GV đọc mẫu theo tiết tấu bài hát. - GV yêu cầu 2 Hs đọc. - Bài hát có 10 câu. Cô sẽ chia thành 5 phần 1 phần sẽ có 2 câu hát. GV trình chiếu lời ca, đánh dấu những chổ lấy hơi và tiếng có luyến trong bài hát. GV cho cả lớp đứng luyện thanh tại chổ 3-4 lần. GV bắt nhịp Hs thực hiện. - GV cho Hs nghe nhạc nền, tập hát từng câu , mỗi câu 2-3 lần để Hs nhớ lời và giai điệu bài hát. - Yêu cầu Hs chú ý các tiếng có luyến. - Khi hát xong câu 2 cho Hs hát lại 2 câu. - Câu 3, 4 và 5 tương tự. Hát xong 4 câu cho Hs hát lại cả bài. - Tập xong GV cho HS hát lại bài hát với nhiều hình thức. GV nhận xét, sữa chữa lỗi hát sai cho Hs. Hs trả lời. bài ngày mùa vui, thật là hay. Hs lắng nghe HS nhắc lại. - Nghe GV hát. - Hs trả lời: Bài hát nhịp điệu vui – nhịp nhàng. - Hs quan sát. - Hs lắng nghe. - Đọc lời ca theo tiết tấu. - HS quan sát và lắng nghe. Hs thực hiện. - Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV. Chú ý lắng nghe. Hs hát. Hs hát. Hs thực hiện + Hát đồng thanh. + Hát từng dãy (tổ). + Hát cá nhân. Hoạt động 2: Hát kết hợp các hoạt động và tập biểu diễn trước lớp. { Giáo dục tư tưởng cho Hs: - Hướng dẫn HS hát và vỗ tay theo phách (GV thực hiện mẫu): Mặt trăng tròn nhô lên toả sáng xanh khu rừng ... Hướng dẫn trò chơi cùng vỗ theo phách. - Cho từng cặp hai HS ngồi đối diện nhau, miệng đếm phách 1-2-3 liên tục và đều đặn, kết hợp vỗ tay như sau: Phách 1 – vỗ tay 1 cái, phách 2 và 3 các em vỗ vào lòng bàn tay của bạn đối diện. Thực hiện động tác trên đều đặn, nhịp nhàng. - Sau khi thực hiện thuần thục, GV cho HS hát kết hợp trò chơi xem dãy, nhóm nào thực hiện đúng và đều nhất. - Hướng dẫn HS đứng hát kết hợp nhún chân nhịp nhàng theo nhịp 3/8. - Gọi 1-2 Hs biểu diễn trước lớp. Qua bài hát em học được điều gì? - Gv: Qua bài hát, tác giả muốn giáo dục các em biết sống thật thân ái, chan hoà với bạn bè và mọi người. - Nghe và xem GV thực hiện mẫu. - HS thực hiện theo để hát và vỗ tay theo phách. - Thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của GV. - Hát kết hợp trò chơi (thi đua từng dãy, nhóm). - Hát kết hợp vận động phụ họa nhịp nhàng. - Hs thực hiện. Hs trả lời theo suy nghĩ của bản thân. IV. Củng cố – Dặn dò (4’): - HS nhắc lại tên bài hát vừa học, tác giả; cả lớp hát đồng thanh bài hát Cùng múa hát dưới trăng theo hướng dẫn của GV (GV cho HS hát kết hợp vỗ tay theo phách). - GV nhận xét tiết học, khen những em hát thuộc lời, hát đúng giai điệu, tiết tấu bài hát và biết vỗ tay đúng yêu cầu bài hát, thái độ tích cực khi học hát và các hoạt động của tiết học, nhắc những em chưa hoàn thành nội dung bài học cần cố gắng hơn. - Dặn HS về học thuộc bài hát: Cùng múa hát dưới trăng.

File đính kèm:

  • docxBAI 21 CUNG MUA HAT DUOI TRANG.docx
Giáo án liên quan