I - Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ ngữ về nghệ thuật.
- Ôn luyện về cách dùng dấu phẩy (ngăn cách giữa các bộ phận đồng chức).
- Giáo dục HS dùng từ đúng theo chủ đề.
II – Đồ dùng dạy học:
- 2 tờ giấy khổ to sử dụng làm bài tập 1
- Đoạn văn trong bài tập 2 viết sẵn trên băng giấy hoặc bảng phụ.
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 964 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Luyện từ và câu Lớp 3A Tuần 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy tuần 24
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ : NGHỆ THUẬT – DẤU PHẨY
I - Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ ngữ về nghệ thuật.
- Ôn luyện về cách dùng dấu phẩy (ngăn cách giữa các bộ phận đồng chức).
- Giáo dục HS dùng từ đúng theo chủ đề.
II – Đồ dùng dạy học:
- 2 tờ giấy khổ to sử dụng làm bài tập 1
- Đoạn văn trong bài tập 2 viết sẵn trên băng giấy hoặc bảng phụ.
III – Các hoạt động dạy học:
1) Ổn định: (1’) hát
2) Bài cũ: (4’)
- Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra bài:
. Tìm những vật được nhân hoá trong câu thơ sau:
Những chị lúa phất phơ bím tóc
Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học.
Trtần Đăng Khoa
. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm:
a) Pu-skin ứng tác thơ rất giỏi.
b) Cao Bá Quát đối đáp với nhà vua rất thông minh, nhanh trí.
- Nhận xét và cho điểm từng HS.
3) Bài mới: 25’)
* Giới thiệu bài – ghi tựa bài.
* Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: (15’)
* Mục tiêu: HS nắm được và tìm được các từ chỉ nghệ thuật và hoạt động.
* Tiến hành: học nhóm.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Thầy: Bài tập yêu cầu chúng ta tìm các từ ngữ như thế nào?
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài vào vở bài tập..
- GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu HS mỗi nhóm tiếp sức nhau lên bảng thi viết từ vào bảng từ đã chuẩn bị trước, sau 5 đến 7 phút, nhóm nào viết được nhiều từ đúng hơn là nhóm thắng cuộc.
- Nhận xét kết quả của các nhóm.
- HS nhắc lại tựa bài.
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Tìm từ chỉ người hoạt động nghệ thuật, chỉ các hoạt động nghệ thuật và chỉ các môn nghệ thuật.
- Làm bài cá nhân.
- Thi viết từ tiếp sức.
* Đáp án bài tập:
a) Từ ngữ chỉ những người
hoạt động nghệ thuật
b) Từ ngữ chỉ các hoạt
động nghệ thuật
c) Từ ngữ chỉ các môn
nghệ thuật
Nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch, nhà quay phim, nhà điêu khắc, nhà nhiếp ảnh, nhà tạo mốt, nhà ảo thuật, nhà biên đạo múa, họa sĩ, diễn viên, ...
Sáng tác, viết văn, làm thơ, soạn kịch, viết kịch bản, biên kịch, ca hát, múa, làm xiếc, làm ảo thuật, vẽ, biểu diễn, quay phim, khắc, nặn tượng, đục tượng, ...
Thơ ca, điện ảnh, kịch nói, chèo, tuồng, cải lương, xiếc, hài, ca nhạc, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, văn học, ...
Bài 2: (10’)
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại cách điền dấu phẩy.
* Tiến hành: học lớp
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài.
- Gọi 1 HS đọc bài làm của mình, đọc cả dấu phẩy.
- GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng.
- Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.
- Làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét.
* Đáp án:
Mỗi bản nhạc, mỗi bức tranh, mỗi câu chuyện, mỗi vở kịch, mỗi cuốn phim, ... đều là tác phẩm nghệ thuật. Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ, họa sĩ, nhà văn, nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn. Họ đang lao động miệt mài, say mê để đem lại cho chúng ta những giờ giải trí tuyệt vời, giúp chúng ta nâng cao hiểu biết và góp phần làm cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn.
4) Củng cố – Dặn dò: (5’)
- T cho HS thi đua truyền điện tìm các từ chỉ nghệ thuật và từ chỉ hoạt động nghệ thuật.
- T theo dõi – nhận xét.
File đính kèm:
- luyen tu va cau.doc