I – Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ: Sáng tạo.
- Ôn luyện về dấu phẩy (đứng sau bộ phận trạng ngữ chỉ địa điểm), dấu chấm, dấu chấm hỏi.
- Giáo dục cách dùng từ đúng chủ đề và đặt đúng dấu câu đã được học.
II – Đồ dùng dạy học:
- 1 tờ giấy khổ to kẻ bảng ghi lời giải BT1. (Bảng phụ)
- 2 băng giấy viết 4 câu BT2.
- 2 băng giấy viết nội dung truyện vui Điện (BT3).
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1029 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Luyện từ và câu Lớp 3A Tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy tuần 22
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: SÁNG TẠO – DẤU PHẨY
I – Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ: Sáng tạo.
- Ôn luyện về dấu phẩy (đứng sau bộ phận trạng ngữ chỉ địa điểm), dấu chấm, dấu chấm hỏi.
- Giáo dục cách dùng từ đúng chủ đề và đặt đúng dấu câu đã được học.
II – Đồ dùng dạy học:
- 1 tờ giấy khổ to kẻ bảng ghi lời giải BT1. (Bảng phụ)
- 2 băng giấy viết 4 câu BT2.
- 2 băng giấy viết nội dung truyện vui Điện (BT3).
III – Các hoạt động dạy học:
1) Ổn định: (1’) Hát
2) Bài cũ: (5’) Nhân hoá – Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi: Ở đâu?
- T nêu tên bài cũ – các yêu cầu kiểm tra.
- 1 HS làm bài tập 2, 1 HS làm bài tập 3.
- HS nêu 3 cách nhân hoá đã được học.
- T nhận xét.
3) Bài mới: (25’) Mở rộng vốn từ: Sáng tạo – Dấu phẩy.
* T giới thiệu – ghi tựa bài.
Bài tập 1:
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được các từ theo chủ đề qua bài tập đọc, chính tả đã học.
* Tiến hành: Phương pháp thảo luận.
- T cho HS thảo luận nhóm theo các yêu cầu sau:
F Ghi các bài tập đọc, chính tả đã học trong tuần.
- T theo dõi, nhận xét đưa ra lời giải đúng.
Bài tập 2:
* Mục tiêu: HS dùng dấu phẩy đúng cho từng câu văn.
* Tiến hành: Phương pháp học cá nhân.
- T cho HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở.
- T theo dõi, nhận xét HS sửa bài theo lời giải đúng.
Bài tập 3:
* Mục tiêu: HS nắm được nội dung câu chuyện, nắm được các dấu câu cần ghi vào đoạn văn.
* Tiến hành: học lớp, phương pháp giảng giải.
- T cho HS đọc yêu cầu bài.
- T cho HS giải thích yêu cầu của bài.
- T nêu câu hỏi:
+ Truyện cười ở chỗ nào?
- T cho HS điền dấu và làm bài VBT.
- T theo dõi, nhận xét HS làm bài.
4) Củng cố – Dặn dò: (5’)
- T cho HS nêu lại nội dung đã học tìm vài từ chỉ trí thức và hoạt động của trí thức.
- T theo dõi, nhận xét, tuyên dương.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài tiết 23.
- HS lặp lại tựa bài cá nhân.
- HS thảo luận nhóm.
- HS trình bày phần thảo luận – các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- HS làm bài vở bài tập.
* Chỉ trí thức : Nhà bác học, nhà thông thái , nhà nghiên cứu , tiến sĩ ® nghiên cứu khoa học (hoạt động).
* Chỉ trí thức: nhà phát minh, kĩ sư ® nghiên cứu khoa học, phát minh, chế tạo máy móc, thiết kế nhà cửa, cầu cống.
* Chỉ trí thức: bác sĩ, dược sĩ ® chữa bệnh, chế thuốc chữa bệnh.
* Chỉ trí thức: thầy giáo, cô giáo ® dạy học.
* Chỉ trí thức: nhà văn, nhà thơ ® sáng tác.
- HS đọc yêu cầu cá nhân và đại diện 1 tổ / 1 HS lên bảng làm bài.
- HS sửa bài theo lời giải đúng.
a/ Ở nhà, em thường giúp bà xâu kim.
b/ Trong lớp, Liên luôn chăm chỉ nghe giảng.
c/ Hai bên bờ sông, những bãi ngô bắt đầu xanh tốt.
d/ Trên cánh rừng mới trồng, chim chóc lại bay về ríu rít.
- HS lặp lại cá nhân.
- HS giải thích cá nhân – nhận xét: Trong truyện vui Điện, bạn Hoa điền toàn dấu chấm vào ô trống trong truyện. Các em kiểm tra lại và dùng dấu đúng hơn.
- HS cá nhân kể câu chuyện và cho biết truyện này gây cười ở chỗ: Câu trả lời của người anh.
- HS làm bài vở bài tập. 1 HS lên bảng làm bài.
- HS sửa bài bằng bảng đ/s theo lời giải đúng.
+ Anh ơi, người ta làm ra điện để làm gì?
+ Điện quan trọng lắm em ạ. Vì nếu đến bây giờ vẫn chưa phát minh ra điện thì anh em mình phải thắp đèn dầu để xem vô tuyến.
- HS nêu cá nhân.
- HS tìm thi đua cá nhân – nhận xét.
Bảng gỗ
Vở BT
Bảng đ/s
Giấy ghi sẵn các câu
Vở BT
Bảng đ/s
File đính kèm:
- Luyen tu va cau.doc