I – Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ về các dân tộc: kể được tên của một số dân tộc thiểu số ở nước ta; làm đúng bài tập điền các từ cho trước vào chỗ trống.
- Đặt được câu có hình ảnh so sánh.
II – Đồ dùng dạy học:
- Các câu văn trong bài tập 2, 4 viết sẵn trên bảng phụ.
- Thẻ từ ghi sẵn các từ cần điền ở bài tập 2.
- Tranh ảnh minh hoạ ruộng bậc thang, nhà rông.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3707 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Luyện từ và câu Lớp 3A Tuần 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy tuần 15
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ CÁC DÂN TỘC – LUYỆN TẬP VỀ SO SÁNH
I – Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ về các dân tộc: kể được tên của một số dân tộc thiểu số ở nước ta; làm đúng bài tập điền các từ cho trước vào chỗ trống.
- Đặt được câu có hình ảnh so sánh.
II – Đồ dùng dạy học:
- Các câu văn trong bài tập 2, 4 viết sẵn trên bảng phụ.
- Thẻ từ ghi sẵn các từ cần điền ở bài tập 2.
- Tranh ảnh minh hoạ ruộng bậc thang, nhà rông.
III – Các hoạt động dạy và học:
1 – Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS làm miệng bài tập 1, 3 của tiết luyện từ và câu tuần 14.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2 – Bài mới:
* Giới thiệu bài: Trong giờ học hôm nay, chúng ta sẽ cùng mở rộng vốn từ về các dân tộc, sau đó tập đặt câu có sử dụng so sánh.
* Mở rộng vốn từ về các dân tộc:
Bài 1:
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV:
+ Em hiểu thế nào là dân tộc thiểu số?
+ Người dân tộc thiểu số thường sống ở đâu trên đất nước ta?
- Chia HS thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 bảng thảo luận, yêu cầu các em trong nhóm tiếp nối nhau viết tên các dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết vào giấy.
- Yêu cầu HS viết tên các dân tộc thiểu số vừa tìm được vào vở.
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh đổi chéo
vở để kiểm tra bài của nhau, sau đó chữa bài.
- Yêu cầu HS cả lớp đọc các câu văn sau khi đã điền từ hoàn chỉnh.
- GV: Những câu văn trong bài nói về cuộc sống, phong tục của một số dân tộc thiểu số ở nước ta.
* Luyện tập về so sánh.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài 3.
- Yêu cầu HS quan sát cặp hình thứ nhất và hỏi: Cặp hình này vẽ gì?
- Hướng dẫn: Vậy chúng ta sẽ so sánh mặt trăng với quả bóng hoặc quả bóng với mặt trăng. Muốn so sánh được chúng ta phải tìm được điểm giống nhau giữa mặt trăng và quả bóng. Hãy quan sát hình và tìm điểm giống nhau của mặt trăng và quả bóng.
- Hãy đặt câu so sánh mặt trăng và quả bóng.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm các phần còn lại, sau đó gọi HS tiếp nối đọc câu của mình.
- Nhận xét bài làm của HS.
Bài 4:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn: Ở câu a) muốn điền đúng các em cần nhớ lại câu ca dao nói về công cha, nghĩa mẹ đã học ở tuần 4; cân b) Em hãy hình dung đến những lúc phải đi trên đường đất vào trời mưa và tìm trong thực tế cuộc sống các chất có thể làm trơn mà em đã gặp (dầu nhớt, mỡ …) để viết tiếp câu so sánh cho phù hợp; với phần c) em có thể dựa vào hình ảnh so sánh mà bạn Páo đã nói trong bài tập đọc Nhà bố ở.
- Yêu cầu HS đọc câu văn của mình sau khi đã điền từ ngữ. Nhận xét và cho điểm HS.
3 – Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS viết lại và ghi nhớ tên của các dân tộc thiểu số ở nước ta, tìm thêm các tên khác các tên đã tìm được trong bài tập 1. Tập đặt câu có sử dụng so sánh.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Kể tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết.
+ Là các dân tộc có ít người.
+ Người dân tộc thiểu số thường sống ở các vùng cao, vùng núi.
- Làm việc theo nhóm, sau đó các nhóm dán bài làm của mình lên bảng. Cả lớp cùng GV kiểm tra phần làm bài của các nhóm. Cả lớp đồng thanh đọc tên các dân tộc thiểu số ở nước ta mà lớp vừa tìm được.
- HS viết vào vở bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS lên bảng điền từ, cả lớp làm bài vào vở.
bậc thang
nhà rông
nhà sàn
Chăm
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc trước lớp.
- Quan sát hình và trả lời: vẽ mặt trăng và quả bóng.
- Mặt trăng và quả bóng đều rất tròn.
- Trăng tròn như quả bóng.
- Một số đáp án:
* Bé xinh như hoa. / Bé đẹp như hoa./ Bé cười tươi như hoa. / Bé tươi như hoa.
* Đèn sáng như sao.
* Đất nước ta cong cong hình chữ S.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Nghe GV hướng dẫn, sau đó tự làm bài vào vở bài tập.
* Đáp án:
a) Công cha nghĩa mẹ được so sánh như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn.
b) Trời mưa, đường đất sét trơn như bôi mỡ ( như được thoa một lớp dầu nhờn)
c) Ở thành phố có nhiều toà nhà cao như núi.
- HS đọc cá nhân.
File đính kèm:
- Luyen tu va cau.doc