I.MỤC TIÊU :
- Từ ngày 18 đến ngày 30-12-1972 đế quồc Mĩ đã điên cuồng dùng máy bay tối tân nhất ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội .
- Quân và dân ta đã chiến đấu anh dũng làm nên một “Điện Biên Phủ trên không.” .
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Bản đồ hành chánh Hà nội .
- Các hình minh hoạ trong SGK .
- HS sưu tầm tranh ảnh tư liệu lịch sử, các truyện kể, thơ ca về chiến thắng lịch sử “Điện Biên Phủ trên không “
KIỂM TRA BÀI CŨ (3’)
GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS .
GV giới thiệu bài. (1’)
6 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 623 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Lịch sử lớp 5 - Tuần 26, 27, 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26 CHIẾN THẮNG “ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG”
I.MỤC TIÊU :
- Từ ngày 18 đến ngày 30-12-1972 đế quồc Mĩ đã điên cuồng dùng máy bay tối tân nhất ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội .
- Quân và dân ta đã chiến đấu anh dũng làm nên một “Điện Biên Phủ trên không.” .
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Bản đồ hành chánh Hà nội .
- Các hình minh hoạ trong SGK .
- HS sưu tầm tranh ảnh tư liệu lịch sử, các truyện kể, thơ ca về chiến thắng lịch sử “Điện Biên Phủ trên không “
KIỂM TRA BÀI CŨ (3’)
GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS .
GV giới thiệu bài. (1’)
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
12’
13’
5’
Hoạt động 1
-GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để trình bày diễn biến 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại của quân và dân Hà Nội theo các câu hỏi gợi ý sau :
+Cuộc chiến đấu chống máy bay Mĩ phá hoại năm 1972 của quân và dân Hà Nội bắt đầu và kết thúc vào ngày nào ?
+Lực lượng và phạm vi phá hoại của máy bay Mĩ ?
+Hãy kể lại trận chiến đấu đêm 26-12-1972 trên bầu trời Hà Nội .
+Kết quả của cuộc chiến đấu 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại của quân và dân Hà Nội .
-GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
GV hỏi cả lớp :
Hình ảnh một góc phố Khâm Thiên Hà Nội bị máy bay Mĩ tàn phá và việc Mĩ ném bom cả vào bệnh viện, trường học, bến xe, khu phố gợi cho em suy nghĩ gì ?
Hoạt động 2
-GV tổ chức cho HS thảo luận cả lớp để tìm hiểu ý nghĩa của cuộc chiến đấu 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại theo các câu hỏi sau :
+Vì sao nói chiến thắng 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại của nhân dân miền Bắc là chiến thắng ĐBP trên không ?
+GV nêu lại ý nghĩa của chiến thắng “Điện Bien^ Phủ trên không “
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
-GV gọi một số HS phát biểu cảm nghĩ về bức ảnh máy bay Mĩ bị bắn rơi ở ngoại thành Hà Nội.
GV tổng kết bài .
HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS, cùng thảo luân và ghi ý kiến của nhóm vào phiếu học tập .
Kết quả thảo luận tốt là :
+Cuộc chiến đấu bắt đầu vào khoảng 20 giờ ngày 18-12-1972 kéo dài 12 ngày đêm đến ngày 30-12-1972 .
+Mĩ dùng B52 loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất ồ ạt ném bom phá huỷ Hà Nội và các vùng phụ cận, thậm chí chúng ném bom cả vào bệnh viện, khu phố, trường học, bến xe.
+Ngày 26-12-1972, địch tập trung 105 lần chiếc máy bay B52, ném bom trúng hơn 100 địa điểm ở Hà Nội, Phố Khâm Thiên là nơi bị tàn phá nặng nhất, 300 người đã chết, 2000 ngôi nhà bị phá huỷ.với tinh thần chiến đấu kiên cường, ta bắn rơi 18 máy bay trong đó có 8 máy bay B52, 5 chiếc bị bắn rơi tại chỗ, bắt sống nhiều phi công Mĩ .
+Cuộc tập kích của máy bay B52 của Mĩ bị đập tan: 81 máy bay của Mĩ trong đó có 34 máy bay B52 bị bắn rơi, nhiều chiếc rơi trên bầu trời Hà Nội. Đây là thất bại nặng nề nhất
trong lịch sử không quân Mĩ và là chiến thắng oanh liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc .Chiến thắng này được dư luận thế giới gọi là trận “Điện Biên Phủ trên không “
-Tự suy nghĩ và trả lời câu hỏi .
+Một số Hs nêu ý kiến trước lớp .
-HS làm việc theo cặp, hai HS ngồi cạnh nhau trao đổi ý kiến, trả lời câu hỏi để tìm ý nghĩa:
+Vì chiến thắng này mang lại kết quả to lớn cho ta, còn Mĩ bị thiệt hại nặng nề như Pháp trong trận ĐBP năm 1954 .
TUẦN 27
LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI
I.MỤC TIÊU :
Sau bài học HS nêu được :
- Sau những thất bại nặng nề ở hai miền Nam, Bắc, ngày 27-1-1973 Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri .
- Những điều khoản chính trong hiệp định Pa-ri
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các hình minh hoạ trong SGK .
- Phiếu học tập của HS .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
KIỂM TRA BÀI CŨ (3’)
-GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS .
GV giới thiệu bài . (1’)
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
12’
14’
5’
Hoạt động 1
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để trả lời các câu hỏi sau :
+Hiệp định Pa-ri được kí ở đâu ? vào ngày nào ?
+Vì sao từ thế lật lọng không muốn kí Hiệp định Pa-ri, nay Mĩ lại buộc phải kí Hiệp định Pa-ri về việc chấm dứt chiến tranh,lập lại hoà bình ở VN ?
+Em hãy mô tả sơ lược khung cảnh lễ kí Hiệp định Pa-ri.
-GV yêu cầu HS nêu ý kiến trước lớp .
-GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó tổ chức cho HS liên hệ với hoàn cảnh kí kết Hiệp định giơ-ne-vơ .
+Hoàn cảnh của Mĩ nam 1973, giống gì với hoàn cảnh của Pháp năm 1954 ?
-GV nêu : Giống như năm 1954,VN lại tiến đến mặt trận ngoại giao với tư thế của người chiến thắng trên chiến trường,\. Bước lại vết chân của Pháp, Mĩ buộc phải kí Hiệp định với những điều khoản có lợi cho dân tộc ta.Chúng ta cùng tìm hiểu những nội dung chủ yếu của hiệp định
Hoạt động 2
-GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm,thảo luận để tìm hiểu các vấn đề sau :
+Trình bày nội dung chủ yếu nhất của Hiệp định Pa-ri .
+Nội dung Hiệp định Pa-ri cho ta thấy Mĩ đã thừa nhận điều quan trọng gì ?
+Hiệp định Pa-ri có ý nghĩa thế nào với lịch sử dân tộc ta ?
-GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp .
-GV nhận xét kết quả thảo luận của HS .
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
GV tổng kết bài
-GV nhận xét giờ học, tuyên dương các HS tích cực thảo luận, tham gia xây dựng bài .
-GV dặn dò HS về nhà học thuộc bài, sưu tầm tranh ảnh,thông tin tư liệu, truyện kể về cuộc tấn công vào Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975.
-HS đọc sách GK và rút ra câu trả lời :
+Hiệp định Pa-ri được kí tại Pa-ri,thủ đô của nước Pháp vào ngày 27-1-1973 .
+Vì Mĩ vấp phải những thất bại nặng nề trên chiến trường cả hai miền Nam,Bắc (Mậu Thân 1968 và ĐBP trên không 1972 ) . Am mưu kéo dài chiến tranh xâm lược VN của chúng bị ta đập tan nên Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở VN .
+HS mô tả như SGK.
-2 HS lần lượt nêu ý kiến về hai vấn đề trên,các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến .
+Thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đều bị thất bại nặng nề trên chiến trường VN .
-Mỗi nhóm có 4 đến 6 HS cùng đọc SGK và thảo luận để giải quyết vấn đề GV đưa ra .
-3 nhóm HS cử đại diện lần lượt trình bày về các vấn đề trên (mỗi nhóm trình bày về 1 vấn đề ) các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến .
TUẦN 28
TIẾN VÀO DINH ĐỘC LẬP
I.MỤC TIÊU:
Sau bài học HS nêu được :
- Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là chiến dịch cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta, là đỉnh cao của cuộc tổng tiến công giải phóng miền Nam bắt đầu từ ngày 26-4-1975 và kết thúc bằng sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập .
- Chiến dịch HCM toàn thắng chấm dứt 21 năm chiến đấu hi sinh của dân tộc ta, mở ra thời kì mới : miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bản đồ hành chính VN .
- Các hình minh hoạ trong SGK .
- Phiếu học tập của HS .
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠy HỌC CHỦ YẾU :
KIỂM TRA BÀI CŨ (4’)
-GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yru6 cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS .
GV giới thiệu bài . (1’)
+Hỏi : Ngày 30-4- là ngày lễ kỉ niệm gì của đấ nước ta ?
+Nêu : Trong bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về sự kiện lịch sử trọng đại ngay 30-4-1975 qua bài Tiến vào Dinh Độc Lập .
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
7’
9’
10’
4’
Hoạt động 1
-GV hỏi HS : Hãy so sánh lực lượng của ta và của chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pa-ri ?
+GV nêu khái quát về cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 (vừa giảng bài vừa chỉ bản đồ VN )
Hoạt động 2
-GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để cùng giải quyết các vấn đề sau :
+Quân ta tiến vào Sìa Gòn theo mấy mũi tiến công ?Lữ đoàn xe tăng 203 có nhiệm vụ gì ?
-Thuật lại cảnh xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc Lập .
+Tả lại cảnh cuối cùng khi nội các Dương Văn Minh đầu hàng .
-GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp .
-GV nhận xét kết quả làm việc của HS.
-GV tổ chức cho HS trao đổi để trả lời các câu hỏi :
+ sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc Lập chứng tỏ điều gì ?
+Tại sao Dương Văn Minh phải đầu hàng vô điều kiện .?
+Giờ phút thiêng liêng khi quân ta chiến thắng, thời khắc đánh dấu miền Nam đã được giải phóng,đất
nước ta đã thống nhất là lúc nào ?
-GV kết luận về diễn biến của chiến dịch HCM lịch sử .
Hoạt động 3
-GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm để tìm hiểu về ý nghĩa của chiến dịch HCM lịch sử.Có thể gợi ý cho HS các câu hỏi sau :+Chiến thắng của chiến dịch HCM lịch sử có thể so sánh với những chiến thắng nào trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước của nhân dân ta .
+Chiến thắng này tác động thế nào đến chính quyền Mĩ,quân đội Sài gòn,có ý nghĩa thế nào với mục tiêu cách mạng của ta .
-GV gọi HS trình bày ý nghĩa của chiến thắng chiến dịch HCM lịch sử .
CỦNG CỐ,DẶN DÒ
GV tổng kết bài
-GV nhận xét giờ học, tuyên dương các HS tích cực thảo luận, tham gia xây dựng bài .
-4 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi .
+Là ngày kỉ niệm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
-1 HS phát biểu ý kiến, cá HS khác bổ sung, cả lớp thống nhất ý kiến như sau :
Sau Hiệp định Pa-ri, Mĩ rút khỏi VN, chính quyền Sài Gòn sau thất bại liên tiếp lại không được sự hỗ trợ của Mĩ như trước trở nên hoang mang, lo sợ, rối loạn và yếu thế, trong khi đó lực lượng của ta ngày càng lớn mạnh .
-Mỗi nhóm có 4-6 HS cùng đọc SGK thảo luận để giải quyết vấn đề .
+Quân ta chia thành 5 cánh quân tiến vào Sài Gòn. Lữ đoàn xe tăng 203 đi từ hướng phía đông và có nhiệm vụ phối hợp cùng các đơn vị bạn để cắm cờ trên Dinh
+Dựa vào SGK , lần lượt từng HS thuật trước nhóm, các HS trong nhóm theo dõi và bổ sung ý kiến cho nhau .
+Lần lượt từng em kể trước nhóm. Nhấn mạnh:
*Tổng thống chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh và nội các phải đầu hàng vô điều kiện .
-3 nhóm cử đại diện báo cáo kết quả của nhóm. Mỗi nhóm chỉ nêu về 1 vấn đề .Các nhóm khác nghe và bổ sung ý kiến .
-Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời, HS cả lớp theo dõi và bổ sung
-4 đến 6 HS tạo thành 1 nhóm cùng thảo luận,trả lời các câu hỏi gợi ý của GV dể rút ra ý nghĩa của chiến dịch lịch sử HCM
-Một số HS trình bày trước lớp. HS cả lớp theo dõi và nhận xét
File đính kèm:
- Lịch sử tuần 26,27,28.doc