Kế hoạch bài dạy môn Lịch sử lớp 5 - Bài học 1 đến bài 20

BÀI 1: BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI TRƯƠNG ĐỊNH

I- Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết.

- Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam kì.

- Với lòng yêu nước, Trương Định đã không tuân theo lệnh vua, kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống quân Pháp xâm lược.

- Bồi dưỡng HS lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

II- Đồ dùng dạy học:

- Hình trong sách giáo khoa phóng to (nếu có thể).

- Bản đồ hành chính Việt Nam.

- Phiếu học tập của HS (theo nhóm).

III- Hoạt động dạy học:

 

doc21 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Lịch sử lớp 5 - Bài học 1 đến bài 20, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chiến dịch. * Hoạt động 3: (Làm việc theo nhóm) 10 – 12 phút. - Để đối phó với địch, ta đã quyết đinh như thế nào? Quyết định ấy thể hiện điều gì? - Trận đánh tiêu biểu trong chiến dịch diễn ra ở đâu? Tường thuật trận đánh ấy trên lược đồ? - Chiến thắng Biên giới thu đông 1950 có tác động ra sao đối với cuộc kháng chiến của ND ta? GV kết luận. * Hoạt động 4: (Làm việc cá nhân) 8 – 9 phút. - Điểm khác chủ yếu của chiến dịch Việt Bắc và chiến dịch Biên giới là gì? - Hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới gợi cho em suy nghĩ gì? - Tấm gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cỗu thể hiện điều gì? - Quan sát hình ảnh tù binh Pháp trong chiến dịch em có suy nghĩ gì? GV kết luận. 3. Củng cố dặn dò: 2 – 3 phút. HS đọc phần ghi nhớ (tr 35). GV nhận xét bài học, dặn học sinh chuẩn bị bài 16. - HS lắng nghe. - HS xác định biên giới Việt Trung và điểm địch đóng quân để khoá biên giới tại đờng số 4 trên lược đồ. - Một số HS trả lời. - HS thảo luận nhóm trả lời 3 câu hỏi. - Đại diện 1 số nhóm báo cáo kết quả. - Các nhóm bổ sung. - HS quan sát hình 1, trả lời câu hỏi. - HS quan sát hình 3, trả lời câu hỏi. Tiết.. Lịch sử BàI 16: hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới I- Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết. Mối quan hệ giữa tiền tuyến và hậu phương trong kháng chiến. Vai trò của hâu phương đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. II- Đồ dùng dạy học: ảnh SGV. Phiếu học tập của HS. III- Hoạt động dạy học: A- Kiểm tra bài cũ: 3 – 4 phút. Ta quyết đinh mở chiến dịch Biên giới thu đông 1950 nhằm mục đích gì? Nêu ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu đông 1950? B- Bài mới. 1. Giới thiệu bài: 1 phút. 2. Bài mới: * Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp) 3 – 4 phút. GV tóm tắt tình hình của địch sau chiến dịch Biên giới. * Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm) 18 – 20 phút. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng diễn ra vào thời gian nào? Trong bối cảnh nào? Đại hội đề ra nhiệm vụ gì cho CM Việt Nam. Điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ đó là gì? Đại hội tuyên dương những tập thể và cá nhân tiêu biểu có tác dụng như thế nào với phong trào thi đua yêu nước? Tinh thần thi đua kháng chiến của nhân dân ta được thể hiện qua các mặt nào? Bước tiến mới của Hậu phương có tác động như thế nào đối với tiền tuyến? GV kết luận về vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến. * Hoạt động 3: (Làm việc cả lớp) 4 – 5 phút. - Kể về một anh hùng được tuyên dương trong Đại hội chiến sĩ thi đua toàn quốc (1952) mà em biết và nêu cảm nghĩ của em? 3. Củng cố dặn dò: 3 – 4 phút. HS đọc phần ghi nhớ (tr 37). GV nhận xét bài học, dặn học sinh chuẩn bị bài 17. - HS theo dõi. - HS quan sát các hình vẽ SGK, thảo luận nhóm 5 câu hỏi. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. (Mỗi nhóm nêu 1 câu) - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS kể chuyện, cả lớp theo dõi. Tiết.. Lịch sử BàI 17: chiến thắng lịch sử đIện biên phủ I- Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết. Tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ. Sơ lược diễn biến của chiến dịch ĐBP. Nêu được ý nghĩa của chiến thắng lịch sử ĐBP. Bồi dưỡng cho HS lòng tự hào dân tộc. II- Đồ dùng dạy học: Giáo viên: - Bản đồ hành chính VN - Lược đồ chiến dịch ĐBP. - Phiếu học tập. Giáo viên + học sinh: Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu, truyện kể về chiến dịch ĐBP. III- Hoạt động dạy học: A- Kiểm tra bài cũ: 3 – 4 phút. HS trả lời câu hỏi 1 (tr 37). Nhận xét – Cho điểm B- Bài mới. 1. Giới thiệu bài: 1 phút. 2. Bài mới: * Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp) 4 – 5 phút. - GV nêu tình thế của Pháp sau chiến dịch Biên giới (1950-1953). Chủ trương của ta cũng như sự chuẩn bị chu đáo cho chiến dịch của quân và dân ta. - GV chỉ vị trí ĐBP trên bản đồ hành chính và quan sát tranh ảnh. * Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm) 5 – 7 phút. GV nêu những tư liệu để khẳng định ĐBP là “Pháo đài khổng lồ không thể công phá” của Pháp. GV chia nhóm, giao nhiệm vụ thảo luận (bằng phiếu học tập). Tóm tắt những mỗ thời gian quan trọng trong chiến dịch ĐBP. Nêu những sự kiện, nhân vật tiêu biểu trong chiến dịch ĐBP. * Hoạt động 3: (Làm việc theo nhóm) 14 – 15 phút. GV chia nhóm, giao nhiệm vụ. - Nêu diễn biến sơ lược của chiến dịch ĐBP? - Nêu nguyên nhân thắng lợi của chiến dịch ĐBP? - Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng ĐBP? GV dùng lược đồ thuật lại diễn biến của chiến dịch, đánh giá nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của chiến dịch ĐBP. * Hoạt động 4: (Làm việc cả lớp) 4 – 5 phút. GV cho HS quan sát tranh ảnh và yêu cầu đọc thơ, hát, kể chuyện về chiến dịch ĐBP. - Liên hệ: ở quê hương ta có ai đã tham gia CD ĐBP? 3. Củng cố dặn dò: 3 – 4 phút. 1 HS đọc phầm tóm tắt ND bài 1 HS trả lời câu hỏi 1 (tr 40). GV nhận xét bài học, dặn học sinh chuẩn bị bài 18. - HS theo dõi. - HS thảo luận trả lời câu hỏi 1 (tr 38) - HS theo dõi. - Các nhóm thảo luận . - Đại diện nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS sử dụng lược đồ thuật lại diễn biến của chiến dịch. - Đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác bổ sung. - HS theo dõi. - HS đọc thơ, kể chuyện, hát về chiến dịch ĐBP. - Ôn tập. Tiết.. Lịch sử BàI 18: Ôn tập: chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập Dân tộc (1945 - 1954) I- Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết. Những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 đến 1954; lập được bảng thống kê một số sự kiện theo thời gian (gắn với các bài đã học). Kĩ năng tóm tắt các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn lịch sử này. II- Đồ dùng dạy học: Bản đồ hành chính Việt Nam (để chỉ một số địa danh gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu đã học). Phiếu học tập của HS. III- Hoạt động dạy học: A- Kiểm tra bài cũ: 3 – 4 phút. Chiến dịch ĐBP được chia làm mấy đợt? Hãy thuật lại đợt tấn công cuối cùng? Nêu ý nghĩa của chiến thắng ĐBP? B- Bài mới. 1. Giới thiệu bài: 1 phút. 2. Bài mới: * Hoạt động 1: (Làm việc theo nhóm) 19 – 20 phút. GV chia nhóm, giao phiếu học tập. - Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau CM tháng 8 được thể hiện bằng cụm từ nào? Chúng ta phải đương đầu với 3 loại giặc nào? - Chín năm kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào? - Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ khẳng định điều gì? Lời khẳng định ấy giúp em liên tưởng tới bài thơ nào trong cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ 2? - Nêu một số sự kiện em cho là tiêu biểu nhất trong 9 năm kháng chiến chống Pháp. * Hoạt động 2: (Làm việc cả lớp) 7 – 8 phút. GV tổ chức HS chơi trò chơi “Tìm địa chỉ đỏ” GV dùng bản phụ đề sẵn các địa danh tiêu biểu. 3. Củng cố dặn dò: 3 – 4 phút. GV nhận xét giờ học, dặn học sinh chuẩn bị bài sau. - Các nhóm thảo luận câu hỏi SGK. - Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận, mỗi nhóm nêu 1 câu. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS kể lại sự kiện nhân vật lịch sử tương ứng các địa danh đó. Tiết.. Lịch sử BàI 19: nước nhà bị chia cắt I- Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết. Đế quốc Mĩ phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. Vì sao nhân dân ta phải cầm súng đứng lên chống Mĩ – Diệm. Giáo dục cho HS lòng yêu nước, căm thù giặc. II- Đồ dùng dạy học: Bản đồ Hành chính Việt Nam (để chỉ giới tuyến quân sự tạm thời theo quy định của Hiệp định Giơ-ne-vơ). Tranh ảnh về cảnh Mĩ – Diệm tàn sát đồng bào miền Nam. III- Hoạt động dạy học: A- Kiểm tra bài cũ: Không. B- Bài mới. 1. Giới thiệu bài: 1 phút. 2. Bài mới: * Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp) 3 – 4 phút. GV nêu đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi và giao nhiệm vụ học bài mới. * Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm) 4 – 5 phút. GV chia nhóm, hướng dẫn các nhóm thảo luận. Nêu các điều khoản chính của hiệp định Giơ-ne-vơ. GV kết luận. * Hoạt động 3: (Làm việc cả lớp) 6 – 10 phút. - Nguyện vọng của ND ta là sau 2 năm đất nươc thống nhất, gia đình sum họp có được thực hiện không? Tại sao? - Âm mưu phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ của Mĩ – Diệm được thể hiện qua những hành động nào? GV kết luận * Hoạt động 4: (Làm việc theo nhóm) 6 – 8 phút. - Nếu không cầm súng đánh giặc thì đất nước, nhân dân ta sẽ ra sao? - Sự lựa chọn của ND ta thể hiện điều gì? GV kết luận 3. Củng cố dặn dò: 3 – 4 phút. HS đọc phần ghi nhớ (tr 42). GV nhận xét bài học, dặn học sinh chuẩn bị bài 20. - HS theo dõi. - HS thảo luận theo nhóm. - Đại diện 1 số nhóm báo cáo. - Các nhóm bổ sung. - HS quan sát hình (tr 41) - 1 số HS nối tiếp trả lời. - HS khác theo dõi, nhận xét. - Các nhóm thảo luận . - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm bổ sung. Tiết.. Lịch sử BàI 20: bến tre đồng khởi I- Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết. Vì sao nhân dân miền Nam phải vùng lên “đông khởi”. Đi đầu trong phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam là nhân dân tỉnh Bến Tre. Giáo dục cho HS lòng yêu nước, tự hào dân tộc. II- Đồ dùng dạy học: Bản đồ Hành chính Việt Nam (để xác định vị trí tỉnh Bến Tre). ảnh tư liệu về phong trào “Đồng khởi”. Phiếu học tập của HS. III- Hoạt động dạy học: A- Kiểm tra bài cũ: 3 – 4 phút. Nêu tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ? Vì sao đất nước ta, ND ta phải đau nỗi đau chia cắt. B- Bài mới. 1. Giới thiệu bài: 1 phút. 2. Bài mới: * Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp) 4 – 5 phút. Hãy nêu những tội ác của Mĩ – Diệm đối với đồng bào Miền Nam. - Trước tình hình đó, ND miền Nam đã đồng loạt vùng lên “Đồng khởi”. * Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm) 23 – 24 phút. GV chia nhóm, phát phiếu học tập, hướng dẫn các nhóm thảo luận. Tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ của phong trào “Đồng khởi”. Tóm tắt diễn biến chính của cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre. Nêu ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi”? GV dùng bản đồ chỉ vị trí tỉnh Bến Tre và thuật lại diễn biến của cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre. Kết luận về ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi”. 3. Củng cố dặn dò: 2 – 3 phút. HS đọc phần ghi nhớ (tr 44). GV nhận xét bài học, dặn học sinh chuẩn bị bài 21. - Một số HS trả lời. - HS quan sát ảnh SGK, thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi. - Đại diện 1 số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. - HS theo dõi.

File đính kèm:

  • doclich su lop 5 tron bo.doc