Kế hoạch bài dạy môn Lịch sử 5 - Bài 22: Bến tre Đồng Khởi

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS nêu được:

 - Hoàn cảnh bùng nổ phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam.

 - Đi đầu trong phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam là nhân dân Tỉnh Bến Tre.

 - Ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” của nhân dân Tỉnh Bến Tre.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Bản đồ hành chính Việt Nam

 - Các hình minh họa trong SGK

 - Phiếu học tập của HS

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Lịch sử 5 - Bài 22: Bến tre Đồng Khởi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 22 Lịch sử BẾN TRE ĐỒNG KHỞI I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS nêu được: - Hoàn cảnh bùng nổ phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam. - Đi đầu trong phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam là nhân dân Tỉnh Bến Tre. - Ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” của nhân dân Tỉnh Bến Tre. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ hành chính Việt Nam - Các hình minh họa trong SGK - Phiếu học tập của HS III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1. Hoàn cảnh bùng nổ phong trào “Đồng khởi” Bến Tre 2. Phong trào “Đồng khởi” của nhân dân Tỉnh Bến Tre A. Kiểm tra bài cũ: + Nêu tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ? + Vì sao đất nước ta, nhân dân ta phải đau nỗi đau chia cắt? + Nhân dân ta phải làm gì để xóa bỏ nỗi đau chia cắt? B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về phong trào “Đồng khởi” của nhân dân Tỉnh Bến Tre. Đây là một phong trào đi đầu, tiêu biểu cho phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam (chỉ vị trí tỉnh Bến Tre trên bản đồ VN) 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - GV yêu cầu tìm hiểu: + Phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào? - GV tổ chức cho HS trình bày ý kiến. + Phong trào bùng nổ vào thời gian nào? Tiêu biểu nhất là ở đâu? - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm - GV nêu các câu hỏi gợi ý cho HS: + Thuật lại sự kiện ngày 17 – 01 – 1960. + Sự kiện này ảnh hưởng gì đến các huyện khác ở Bến Tre? Kết quả của phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre? + Phong trào “Đồng khởi” Bến Tre có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam như thế nào? + Ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” Bến Tre? - Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. - Tính đến cuối năm 1960 phong trào “Đồng khởi” của nhân dân miền Nam đã căn bản làm tan rã cơ cấu chính quyền cơ sở địch ở nông thôn. Trong 2627 xã toàn miền Nam thì nhân dân đã lập chính quyền tự quản ở 1383 xã, đồng thời làm tê liệt hết chính quyền ở các xã khác. + 3 HS lần lượt lên bảng trả lời câu hỏi. - HS nghe. - Chỉ vị trí tỉnh Bến Tre trên bản đồ VN - HS tự đọc SGK. - Mỗi HS trình bày một vấn đề, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến. + HS trả lời. - HS làm việc theo nhóm 4: cùng đọc SGK và thuật lại diễn biến của phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre - Đại diện mỗi nhóm báo cáo về một nội dung, các nhóm khác bổ sung ý kiến. - HS nghe Hoạt động nối tiếp: Chuẩn bị bài: Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta

File đính kèm:

  • docBai 20 LS Ben Tre Dong Khoi.doc