KHOA HỌC
THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
- Xác định các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV
- Có thái độ không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ
- GDKNS:
II. Đồ dùng dạy-học:
- Hình trang 36,37 SGK
- 5 tấm bìa hoạt động đóng vai “ Tôi bị nhiễm HIV”
- Giấy và bút màu
10 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn học lớp 5 - Tuần 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quyền: 25 – 8
- Em biết gì về khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 ở quê hương em?
HĐ3: Kết quả (HĐ nhóm 2)
- Việc vùng lên giành chính quyền ở Hà Nội đã mang lại kết quả gì?
* Ý nghĩa: Phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Giành độc lập dân tộc.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV củng cố: Vì sao ngày 19/8 được chọn làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta?
- Nhận xét tiết học.
-2 hs trả lời
HS nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe
-Đọc lời mở đầu – làm việc cá nhân
- HS trả lời:
+ Tháng 3 – 1945 Nhật đảo chính Pháp, giành quyền đô hộ nước ta.
+ Giữa tháng 8 – 1945, Nhật đầu hàng đồng minh.
+ Đảng và Bác Hồ ra lệnh toàn dân khởi nghĩa.
-Thảo luận nhóm 4
- Ghi vào phiếu học tập
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp
- Nhận xét bổ sung
- 19 giờ ngày 22 – 8 – 1945 quân ta tiến vào thị xã tuần hành.
- 1 giờ ngày 23 – 8 – 1945 từ các hướng kéo vào thị xã. Đúng 5 giờ sáng ở thị xã tỉnh lị Quảng Trị kết thúc thắng lợi.
- HS thảo luận
- HS trình bày:
+ Ta đã giành được chính quyền cách mạng thắng lợi tại Hà Nội.
+ Lính Bảo an đã phải hạ vũ khí đầu hàng cách mạng.
- Thảo luận nhóm đôi
Một vài hs trình bày trước lớp
Bổ sung cho hoàn chỉnh
-Nêu ý kiến-Bổ sung
Thứ ba Ngày soạn: 23/10/2010
Sáng Ngày giảng: 26/10/2010
Tiết 1-5B; Tiết 2-5A ĐỊA LÝ
CÁC DÂN TỘC, SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ
I.Mục tiêu: Học xong bài này, HS:
- Biết sơ lược về sự phân bố dân cư Việt Nam:
+ Việt Nam là nước có nhiều dân tộc, trong đó người kinh có số dân đông nhất.
+Mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và thưa thớt ở vùng núi.
+ Khoảng dân số Việt Nam sống ở nông thôn.
- Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ dân cư ở mức độ đơn giản để nhận biết một số đặc điểm của sự phân bố dân cư.
- Có ý thức tôn trong, đoàn kết các dân tộc.
II. Đồ dùng dạy - học:
-Tranh ảnh về một số các dân tộc, làng bản ở đồng bằng, miền núi và đô thị của VN Bản đồ mật độ dân số của Việt Nam
III.Hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Cho biết dân số nước ta năm 2004?
- Nêu hậu quả của sự tăng nhanh dân số?
GV nhận xét ghi điểm
B. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Bài học này giúp các em biết về các dân tộc và sự phân bố dân cư ở nước ta.
HĐ1: a) Các dân tộc (làm việc cá nhân)
- Dựa vào tranh ảnh, kênh chữ ở SGK trả lời câu hỏi:
-Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
-Dân tộc có số dân đông nhất? Sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?
-Kể tên một số dân tộc ít người ở nước ta?
GV nhận xét, tuyên dương
* GV chốt lại: Nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc kinh có số dân đông nhất, họ sống chủ yếu ở vùng đồng bằng ven biển. Các dân tộc ít người họ sống chủ yếu ở vùng núi, cao nguyên.
HĐ2: b) Mật độ dân số (làm việc cả lớp)
Treo bảng mật độ dân số của một số nước Châu Á.
Đặt câu hỏi: -Mật độ dân số là gì?
-So sánh mật độ dân số nước ta với mật độ dân số của một số nước ở Châu Á?
-Kết quả so sánh trên chứng tỏ mật độ dân số Việt Nam như thế nào?
GV kết luận: Mật độ dân số nước ta rất cao .
HĐ3: c) Sự phân bố dân cư (HĐ nhóm)
-Phân bố dân cư nước ta có đặc điểm gì?
-Vùng nào có mật độ dân số cao?
-Vùng nào có mật độ dân số thấp?
-Để khắc phục tình trạng mất cân đối giữa dân cư các vùng nhà nước phải làm gì?
- GV nhận xét, kết luận: Dân cư nước ta phân bố không đều, ở đồng bằng và các đô thị lớn dân cư tập trung đông đúc, ở miền núi hải đảo dân cư thưa thớt.
C. Củng cố dặn dò:
-Tổng kết rút ra kết luận,nhận xét tiết học
-Chuẩn bị bài sau: Nông nghiệp
-3 hs trả lời
Lớp nhận xét bổ sung
- HS làm việc cá nhân với SGK
- Trình bày trước lớp
- Bổ sung cho hoàn chỉnh:
+ Nước ta có 54 dân tộc
+ Dân tộc kinh có số dân đông nhất, họ sống chủ yếu ở vùng đồng bằng ven biển. Các dân tộc ít người họ sống chủ yếu ở vùng núi, cao nguyên.
+ Ba-na, Gia-rai, Ê-đê, H’mông,
- HS làm việc cá nhân
Quan sát bảng số liệu, đọc SGK, trả lời câu hỏi.
- Mật độ dan số là số dân TB sống trên 1km2 diện tích đất tự nhiên.
- Làm việc theo nhóm
Quan sát mật độ dân số, tranh ảnh SGK, thảo luận câu hỏi
- Trình bày trước lớp + chỉ trên bản đồ vùng đông dân, vùng thưa dân.
HS bổ sung
- HS lắng nghe
Tiết 4-5A LỊCH SỬ
CÁCH MẠNG MÙA THU
(Đã soạn ở ngày thứ hai)
Thứ tư Ngày soạn: 23/10/2010
Sáng Ngày giảng: 27/10/2010
Tiết 1-5B; Tiết 4-5A KHOA HỌC
PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
- Nêu một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại.
- Nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bị xâm hại.
- Biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại.
- Rèn luyện kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.
- Liệt kê danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ bản thân khi bị xâm hại.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Hình trang 38,39 SGK
- Một số tình huống để đóng vai.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
-Những trường hợp tiếp xúc nào không bị lây nhiễm HIV/AIDS?
Giới thiệu bài mới:
Trò chơi: “Chanh chua cua cắp”
Bài học hôm nay sẽ giúp các em có kĩ năng ứng phó trước nguy cơ bị xâm hại
B. Dạy bài mới:
HĐ1: Khi nào chúng ta có thể bị xâm hại
Quan sát tảo luận để trả lời câu hỏi
-Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại
-Bạn có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại?
Kết luận mục bạn cần biết trang 39 SGK
HĐ2: Ứng phó nguy cơ bị xâm hại
Đóng vai: GV giao nhiệm vụ
-Trong trường hợp bị xâm hại chúng ta cần làm gì?
-N1:Cần phải là gì khi có người lạ tặng quà cho mình?
-N 2: Cần phải làm gì khi có người lạ vào nhà?
-N 3: Phải làm gì nếu có người trêu chọc gây rối?
HĐ3: Vẽ bàn tay tin cậy
Hướng dẫn hs vẽ bàn tay trên khổ giấy A4.Tự mình ghi những người đáng tin cậy trên một ngón tay
Gọi một vài em trình bày.Gv gợi ý giúp đỡ
Kết luận:Mục bạn cần biết trang 39 SGK
C. Củng cố dặn dò:
Chuẩn bị tiết sau: Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ
- GV nhận xét tiết học:
-2-3 hs trả lời
-Tập phản ứng nhanh
-Quan sát tranh1,2,3trang38
-3 hs tiếp nối nêu ý kiến
-Chia nhóm để ghi lại việc nên làm.Dán phiếu lên bảng
-Nhận xét bổ sung
-Chia 6 nhóm mỗi nhóm thảo luận cách ứng xử theo từng tình huống
-Từng nhóm trình bày trước lớp
-Nhận xét bổ sung
-Thảo luận theo cặp
-Trình bày trước lớp
-Bổ sung
- HS làm việc theo nhóm 2
Tiết 2-5B; Tiết 5-5A KĨ THUẬT
LUỘC RAU
I.YÊU CẦU: H cần phải:
Biết cách thực hiện các công việc chuẩûn bị và và các bước luộc rau.
Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp gia đình nấu ăn.
II.CHUẨN BỊ:
-Rau muống, rau cải, nồi, song, đĩa
-Bếp dầu hoặc ga. Rổ , rá, chậu, đũa nấu.
II. LÊN LỚP:
1. Bài cũ:Nêu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện.
T nhận xét , ghi điểm
2. Giới thiệu bài mới: Luộc rau
3. Các hoạt động.
Hoạt động 1:Hướng dẫn H cách thực hiện các công việc chuẩn bị luộc rau:
T hỏi : Hãy nêu những công việc được thực hiện khi luộc rau?
Yêu cầu H quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi: Nêu các nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để luộc rau?
-Yêu cầu H nhắc lại cách sơ chế rau đã học ở bài 8.
-Yêu cầu H quan sát hình 2và đọc ND mục 1b nêu cách sơ chế rau trước khi luộc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn H cách luộc rau
Hướng dẫn H đọc ND mục 2và quan sát hình 3 nêu cách luộc rau
* T lưu ý H:
-Nên cho nhiều nước khi luộc rau để rau chín đều và xanh.
-Nên cho một ít muối vào nước luộc để rau đậm và xanh.
-Nếu luộc các loại rau xanh cần đun nước sôi mới cho rau vào.
-Sau khi cho rau vào nồi, cần lật rau2-3 lần để rau chín đều.
-Đun to và đều lửa.
-Tuỳ khẩu vị từng người mà luộc rau chín tới hoặc chín mềm.
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
T hỏi: -Em hãy nêu các bước luộc rau.
-So sánh cách luộc rau ở gia đình em với cách luộc rau nêu trong bài học.
T đánh giá kết quả học tập của H.
Chuẩn bị bài sau:Bày dọn bữa ăn trong gia đình.
2 H trả lời
Lớp nhận xét
H nêu – lớp nhận xét
H nêu-lớp nhận xét
H nhắc lại – lớp nhận xét
H lên bảng thực hiện các thao tác sơ chế rau.
Lớp nhận xét
H nêu –T hướng dẫn thêm
Thứ sáu Ngày soạn: 23/10/2010
Sáng Ngày giảng: 29/10/2010
Tiết 2 TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về:
- Cách viết số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau
- Luyện giải toán có liên quan đến đơn vị đo độ dài, diện tích.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ:
- GV cho HS nhận xét lại ở đơn vị đo độ dài, khối lượng mỗi đơn vị đo ứng với mấy chữ số ? mỗi đơn vị đo diện tích mỗi đơn vị đo ứng với mấy chữ số ?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy bài mới:
Tổ chức cho HS lần lượt làm các bài tập và chữa các bài tập đó
- Bài 1:
+ Yêu cầu HS đặt dấu phẩy sau đơn vị đo là mét.
Chẳng hạn: 3m6dm = 3,6m
+ Gọi 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở
- Bài 2:
+ Hướng dẫn cho HS xác định chữ số ở hàng đơn vị mang tên đơn vị đo; sau đó chuyển dời dấu phẩy sang trái hoặc sang phải theo yêu cầu của từng bài toán, mỗi đơn vị đo ứng với một chữ số. Chẳng hạn:
502kg = 0,502 tấn
tạ yến kg
+ Gọi 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở
- Bài 3:
+ Gợi ý cho HS đặt dấu phẩy ngay sau đơn vị đo theo yêu cầu của bài
+ Gọi 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở
- Bài 4:
+ Gợi ý cho HS đặt dấu phẩy ngay sau đơn vị đo theo yêu cầu của bài
+ Gọi 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở
- Bài 5: (Dành cho HS khá, giỏi)
+ Cho HS thảo luận nhóm 2
+ Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả
+ Cho cả lớp nhận xét, đánh giá kết quả
a) HS nêu, GV viết số thích hợp: 1kg800g = 1,8kg
b) Hướng dẫn HS đổi 1kg800g = 1800g
C. Củng cố, dặn dò:
Xem lại tất cả các bài tập đã chữa ở lớp
- GV nhận xét tiết học:
- Dặn HS về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời: 1 chữ số; 2 chữ số
- 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở và nhận xét
- HS xác định chữ số ở hàng đơn vị và chuyển dời dấu phẩy
- 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở và nhận xét
- 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở và nhận xét
- 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở và nhận xét
- HS thảo luận nhóm và trình bày kết quả cả lớp nhận xét
- HS đổi
- HS đổi
File đính kèm:
- Tuan 9 CKTKN.doc