I - MỤC TIÊU : 1. Kiến thức :
Sau bài học này HS biết :
+ Những đề nghị chủ yếu của Nguyễn Trường Tộ để canh tân đất nước.
+ Nhân dân đánh giá về NTT như thế nào.
2 . Kĩ năng :
+ Vận dụng được KT trong bài để nhận xét về tư tưởng tiến bộ của NTT, phê phán đầu óc bảo thủ của vua quan nhà Nguyễn.
3. Thái độ :
+ Cảm phục và yêu quí NTT. Ông đã vì sự nghiệp chung của đât nướcmà dâng những bản hiến kế.
II- CHUẨN BỊ : 1 . GV : + Chân dung NTT
+Tư liệu về NTT ( nếu có ), bảng nhóm.
2 . HS : SGK , vở ghi , tư liệu sưu tầm
5 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn học lớp 5 - Bài: Nguyễn Trường Tộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường : Tiểu học phan đình giót
Tuần : 2 Tiết : 2
Thứ : ngày / / 200
Lớp : 5A
GV : Phạm Thị Thanh Mai
Kế hoạch bài giảng
Môn : lịch sử
Bài :Nguyễn Trường Tộ
mong muốn canh tân đất nước
I - Mục tiêu : 1. Kiến thức :
Sau bài học này HS biết :
+ Những đề nghị chủ yếu của Nguyễn Trường Tộ để canh tân đất nước.
+ Nhân dân đánh giá về NTT như thế nào.
2 . Kĩ năng :
+ Vận dụng được KT trong bài để nhận xét về tư tưởng tiến bộ của NTT, phê phán đầu óc bảo thủ của vua quan nhà Nguyễn.
3. Thái độ :
+ Cảm phục và yêu quí NTT. Ông đã vì sự nghiệp chung của đât nướcmà dâng những bản hiến kế.
II- Chuẩn bị : 1 . GV : + Chân dung NTT
+Tư liệu về NTT ( nếu có ), bảng nhóm.
2 . HS : SGK , vở ghi , tư liệu sưu tầm
III - Các hoạt động dạy và học
Thời gian
Nội dung kiến thức cơ bản
P. P- HT tổ chức dạy học
HĐ của
giáo viên
HĐ của
học sinh
3’
1’
28’
3’
1 . KT bài cũ :
(?) Hãy nêu những băn khoăn, suy nghĩ của TĐ khi nhận được lệnh vua ?
(?) Tình cảm của n/d với TĐ ntn ?
(?) TĐ đã làm gì để đáp lại tình cảm đó ?
2 . Bài mới :
a- GT bài :
Từ giữa thế kỉ XIX, nước ta bị TDP xâm lược. Trước tình hình đó, không chỉ những người như TĐ, Nguyễn Trung Trực, mới đứng lên chống Pháp mà ngay cả một số nhà nho cũng muốn đổi mới đất nước mông muốn đất nước ngày càng giàu mạnh, đủ sức đối phó với TDP. Bài học hôm nay sẽ giúp các con hiểu thêm về một con người vì sự phồn thịnh của đất nước đã nhiều lần đề nghị vua Tự Đức phải đổi mới đất nước. Đó chính là NTT. Không hiểu nội dung các bản điều trần ấy ra sao ? Có được vua quan nhà Nguyễn chấp nhận không ? Đó chính là những vấn đề được giải đáp trong bài học ngày hôm nay. Cả lớp giở SGK tr. 6.
b- Giảng bài :
1.Giới thiệu về Nguyễn Trường Tộ(1828 –1871)
(?) Thế nào là “Canh tân” ?
(?) Con biết gì về thân thế của NTT ?
Chốt : NTT sinh tại làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nhà nho nghèo theo đạo Thiên chúa.Ông thông minh hiểu biết hơn người nên được gọi là “Trạng Tộ”. Lớn lên, ông học thêm tiếng Pháp và tiếng La tinh. Năm 1860, ông được sang Pháp học. Nhờ vậy, ông có dịp quan sát, tìm hiểu sự giàu có của nước Pháp để tìm cách đưa nước nhà thoát khỏi cảnh nghèo đói, lạc hậu.
+ Quê ở Nghệ An
+ Năm 1860, ông sang Pháp.
(?) Sau khi từ Pháp trở về, ông đã làm gì ?
( .. trình lên vua Tự Đức nhiều bản “Điều trần”)
(?) Con hiểu thế nào là bản “Điều trần” ? ( SGK)
Vậy nội dung những bản “Điều trần” ấy ntn ? Chúng ta sang phần 2 của bài.
2 . Nội dung những đề nghị canh tân đất nước của NTT
* Thảo luận nhóm theo ND : Dựa vào nội dung SGK, hãy tìm hiểu xem nội dung những đề nghị canh tân đất nước của NTT là gì?
+Mở rộng quan hệ ngoại giao, thông thương với các nước trên thế giới.
+Thuê chuyên gia nước ngoài giúp ta khai thác tài nguyên, khoáng sản
+ Mở các trường dạy đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc
+ Xây dựng quân đội.
(?) Trong các đổi mới đó, đổi mới về mặt nào là cơ bản, được đưa lên hàng đầu ? ( văn hoá, giáo dục và kinh tế)
(?) Qua những đề nghị canh tân đất nước, NTT mong muốn điều gì ?
( muốn hiến mưu, hiến sức để giữ nước nhà, làm cho nước ta giàu mạnh, theo kịp các nước phát triển trên thế giới)
Chốt : Trở về nước, từ năm 1863 đến năm 1871, ông đã trình lên vua Tự Đức 43 bản điều trần viết thành 14 tập trong đó có rất nhiều bản quan trọng nhằm đổi mới kinh tế, giáo dục, quân sự, chính trị , và đổi mới về văn hoá, giáo dục và kinh tế phải được đưa lên hàng đầu. Vậy những đề nghị đó của NTT có được vua quan nhà Nguyễn chấp nhận không ? Chúng ta tìm hiểu tiếp ở phần 3.
3. Thái độ của triều đình
(?) Triều đình nhà Nguyễn có thái độ ntn đối với đề nghị canh tân đất nước của NTT ?
( .. triều đình chia ra làm hai phe: phe ủng hộ đổi mới và phe bảo thủ )
(?) Vua Tự Đức đứng về phe nào ?
(?) Những đề nghị của ông có được chấp nhận không ? Vì sao ?
Chốt : Những đề nghị của ông không được vua quan nhà Nguyễn ủng hộ vì vua quan nhà nguyễn rất lạc hậu, không hiểu được những thay đổi của các nước trên thế giới. Ngay cả như việc đèn diện, xe đạp đi bằng hai bánh mà không bị đổ .... vua quan nhà Nguyễn cũng cho rằng đó là bịa đặt. Hơn nữa, triều đình nhà Nguyễn bảo thủ không muốn có sự thay đổi. Vua Tự Đức cho rằng : Không cần nghe theo NTT, những phương pháp cũ cúng vẫn cai trị được đất nước )
(?) Việc triều đình nhà Nguyễn không chấp nhận những đề nghị của ông đã gây nên những hậu quả gì ? (.. đất nước ngày càng lạc hậu, cuối cùng suy yếu rơi vào ách đô hộ của TDP gần 1 thế kỉ từ năm 1858 đến năm 1945)
+ Những đề nghị của ông không được vua quan nhà Nguyễn nghe theo và thực hiện.
4. Y nghĩa
Hãy chọn ý đúng nhất về ý nghĩa những đề nghị đổi mới đất nước của NTT
A. Ông là người có lòng yêu nước.
B. Ông là người có hiểu biết sâu rộng.
C. Ông mong muốn dân giàu, nước mạnh.
D. Tất cả các ý trên.
( Đ/a : ý D )
3. Củng cố - dặn dò :
(?) Nêu những đề nghị canh tân đất nước của NTN ?
(?) Nêu cảm nghĩ của em về NTT ?
(?) Nếu em là vua Tự Đức, em sẽ làm gì với những đề nghị đổi mới đất nước của NTT ?
- Đọc n/d SGK
Tổng kết : Đổi mới luôn là y/c cấp bách của đất nước ở bbất kì thời đại nào vì có đổi mới thì mới phát triển để đân giàu, nước mạnh. Những đề nghị đổi mới đất nước của NTT mang nội dung hết sức tiến bộ, song không được vua quan nhà Nguyễn nghe theo bởi vì chế độ phong kiến suy yếu, lỗi thời ở nước ta không thể tiếp thu được những điều cải cách mà chỉ khư khư giữ lấy cái cũ mang tính bảo thủ, ngăn cản sự phát triển của lịch sử. Điều này làm cho đất nước thêm suy yếu và TDP nhân cơ hội đó đã đánh chiếm nước ta làm cho nước ta ngày càng đắm sâu vào vũng bùn nô lệ. Triều đình nhà Huế phải chịu trách nhiệm với nhân dân về việc này. Ngày nay, Đảng ta đẫ lãnh đạo nhân dân tiến hành công cuộc đổi mới đất nướcđể đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường xây dựng CNXH, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiến bộ. Chúng ta là chủ nhân tương lai của đất nước phải làm sao có ý thức học tập, luôn theo kịp cái mới trên thế giới để mai sau xây dựng đất nước ngày càng “Đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như lời Bác Hồ đã căn dặn.
- Dặn dò :
+ Sưu tầm thêm tư liệu về sự bảo thủ của vua quan nhà Nguyễn, tìm đọc quyển “Kể chuyện vua quan triều Nguyễn” của Nguyễn Đắc Xuân.
+ Chuẩn bị bài sau : “Cuộc phản công ở kinh thành Huế”
- Nêu câu hỏi , gọi HS
- N/x, cho điểm
- Nêu MĐ , YC , ghi tên bài bằng phấn mầu
- Nêu câu hỏi
- Nêu y/c
- Chốt
- Ghi bảng
- Nêu câu hỏi
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ. Y/c các nhóm ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm
- Cho các nhóm t/b
- Ghi bảng
- Hỏi
- Thuyết trình
- Hỏi
- Thuyết trình
- Ghi bảng
- Cho chơi trò chơi “ Hãy chọn ý đúng”
- Gọi HS nhắc lại, ghi bảng
- Gọi HS đọc
- Thuyết trình
- Dặn HS
-3 HS t/l
Cả lớp n/x
- Nghe , ghi vở
G/n như SGK
- Đọc SGK nêu
- Nghe
- Ghi vở
- Đọc SGK t/l
- HĐ nhóm 4
Các nhóm làm theo y/c của GV
- Đ/d các nhóm t/b, các nhóm # b/x.
- Ghi vở
- HS (KG) t/l
- Nghe
- Đọc SGK t/l
- Nghe
- Ghi vở
- Giơ thẻ chọn ý đúng nhất về ý nghĩa
- 2 HS nhắc lại, ghi vở
- 1 HS
- Nghe
- Nghe
Rút kinh nghiệm bổ sung:
.
File đính kèm:
- lich su bai Nguyen truong To.doc