I – Mục tiêu
- HS biết được: Thư từ, tài sản là vật sở hữu riêng của từng ngưới. Mỗi người có quyền giữ bí mật riêng. Vì thế cần phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác, không xâm phạm tài sản, thư từ của người khác.
- Không xâm phạm, xem, sử dụng thư từ, tài sản của người khác nếu không được sự đồng ý.
- Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
II – Chuẩn bị:
Giáo viên: Bảng phụ, giấy bìa.
Học sinh: Bảng đ/s
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Đạo đức Lớp 3A Tuần 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy tuần 26
ĐẠO ĐỨC
TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC
(tiếp theo)
I – Mục tiêu
- HS biết được: Thư từ, tài sản là vật sở hữu riêng của từng ngưới. Mỗi người có quyền giữ bí mật riêng. Vì thế cần phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác, không xâm phạm tài sản, thư từ của người khác.
- Không xâm phạm, xem, sử dụng thư từ, tài sản của người khác nếu không được sự đồng ý.
- Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
II – Chuẩn bị:
Giáo viên: Bảng phụ, giấy bìa.
Học sinh: Bảng đ/s
III – Các hoạt động:
1) Khởi động: (1’)
2) Bài cũ: (4’) Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác
- GV cho HS giơ bảng đ/s.
* Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác là:
o Hỏi xin phép trước khi bật đài, xem tivi.
o Xem thư của người khác khi người đó không có mặt.
o Sử dụng đồ đạc của người khác khi cần thiết.
o Nhận giúp đồ đạc, thư từ của người khác.
3) Bài mới: (25’) Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác (tt)
a) Giới thiệu bài
- GV ghi bảng.
b) Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Nhận xét hành vi.
Mục tiêu: HS nhận biết được hành vi đúng, sai.
Phương pháp: Thi đua, trò chơi.
- Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 4 HS.
o Mỗi lần đi xem nhờ tivi, Bình đều chào hỏi mọi người và xin phép bác chủ nhà rồi mới ngồi xem.
o Hôm Chủ nhật, Lan thấy chị Minh lấy truyện của Lan ra xem khi Lan chưa đồng ý.
o Em đưa giúp 1 lá thư cho bác Nga, thư đó không dán. Em mở thư ra xem.
o Minh dán băng dính chỗ rách ở quyển sách mượn của Lan và bọc lại sách cho Lan.
- GV nhận xét.
Hỏi: Như thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
* Hoạt động 2: Em xử lý thế nào?
Mục tiêu: HS biết cách xử lý tình huống.
Phương pháp: Thảo luận.
- GV đưa ra 2 tình huống:
Ê “Giờ ra chơi, Nam chạy làm rơi mũ. Thấy vậy, một số bạn chạy đến lấy mũ làm “bóng” đá. Nếu có mặt ở đó em sẽ làm gì?”
Ê “Mai và Hoa đang học nhóm thì Hoa phải về nhà đưa chìa khóa. Mai thấy trong cặp Hoa có một cuốn sách tham khảo rất hay. Mai rất muốn đọc để giải bài toán đang làm dở. Nếu em là Mai, em sẽ làm gì?”
- Nhận xét, bổ sung.
F GV chốt ý: Cần phải hỏi người khác và được đồng ý mới sử dụng đồ đạc của người đó.
* Hoạt động 3: Trò chơi, sắm vai
Mục tiêu: HS biết sắm vai tình huống và xử lý.
Phương pháp: Thảo luận, thực hành
- GV đưa ra tình huống:
Ê “Bố mẹ em đi làm cả ngày, dặn em ở nhà không được lục lọi bất cứ cái gì trong lúa bố mẹ đi vắng. Một hôm, Bác Nga chạy sang hỏi mượn em lọ mỡ trăn để bôi bỏng cho em bé. Em cũng chưa biết lọ mỡ trăn để ở đâu. Em sẽ làm gì khi đó?”
- Nhận xét –> Chốt ý.
4) Củng cố – dặn dò: (5’)
- Xem lại bài.
- Chuẩn bị bài sau: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
- HS nhắc lại.
- HS tiến hành trò chơi.
- HS nhận xét.
- HS thảo luận.
- Trình bày vào bảng bìa.
- HS thảo luận, phân vai, đóng vai xử lý tình huống.
- Nhận xét.
Bảng phụ
Bảng phụ
Bảng bìa
Bảng phụ
File đính kèm:
- Dao duc.doc