Đạo đức:
HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Giúp HS hiểu:
- Trong cuộc sống và công việc, chúng ta cần phải hợp tác với nhau.Việc hợp tác sẽ giúp công diễn ra thuận lợi, đạt kết quả tốt, mọi người phát huy được khả năng của mình. Nếu không hợp tác, công việc có thể gặp nhiều khó khăn, không đạt kết quả tốt.
- Hợp tác với người xung quanh là biết chia sẻ công việc, biết phân công chịu trách nhiệm về công việc và phối hợp để thực hiện công việc.
2. Thái độ
- Sẵn sàng hợp tác chia sẽ công việc với người khác.
- Chan hoà, vui vẻ, đoàn kết phối hợp với những người xung quanh.
-Đồng tình, ủng hộ những biểu hiện hợp tác, không đồg tình, nhắc nhở các bạn không hợp tác trong công việc.
3. Hành vi
- Biết chia sẻ, phối hợp, hợp tác với những người xung quanh trong công việc.
- Nhắc nhở, động viên các bạn cùng hợp tác đẻ công việc đạt kết quả tốt.
52 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài dạy lớp 5 - Tuần học 16, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sợi tơ tằm gọi chung là sợi tơ tự nhiên, sợi tự nhiên có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật. Ngoài những tơ sợi tự nhiên còn có sợi ni lông được tổng hợp nhân tạo từ công nghệ hoá học, còn gọi là tơ sợi nhân tạo, hai loại tơ sợi này có đặc điểm gì? các em cùng làm thí nghiệm để biết.
-2 học sinh ngồi cùng bàn trao đổi ý kiến, thảo luận.
-3 HS nối tiếp nhau nói về từng hình.
+) Hình 1: Phơi đay có liên quan đến việc làm sợi đay.
+) Hình 2: Cán bông có liên quan đến việc làm sợi bông.
+) Hình 3: Kéo tơ có liên quan đến việc làm ra tơ tằm.
+) Sợi bông, sợi đay, sợi lanh, có nguồn gốc từ thực vật. Tơ tằm có nguồn gốc từ động vật.
-Lắng nghe.
Hoạt động 2: tính chất của tơ sợi
- Tổ chức cho học sinh hoạt động theo tổ như sau:
- Phát cho mỗi tổ 1 bộ đồ dùng học tập bao gồm:
- Phiếu bài tập.
- Hai miếng vải nhỏ các loại: sợi bông (sợi đay, sợi lanh, sợi tơ tằm, sợi len); sợi nilông.
- Diêm.
- Bát nước.
Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm.
+) Thí nghiệm 1:
nhúng từng miếng vải vào bát nước, quan sát hiện tượng, ghi lại kết quả khi nhấc miếng vải ra khởi bát nước.
+) Thí nghiệm 2:
lần lượt đốt từng loại vải trên, quan sát hiện tượng và ghhi lại kết quả.
-Gọi một nhóm học sinh lên trình bày thí nghiệm, yêu cầu nhóm khác bổ sung (nếu có).
-Nhận xét, khen ngợi học sinh làm thí nghiệm trung thực, biết tổng hợp kiến thức và ghi chép khoa học.
- Nhận đồ dùng học tập, làm việc trong tổ dưới sự điều khiển của tổ trưởng, hướng dẫn của GV.
- 2 HS trực tiếp làm thí nghiệm, HS khác quan sát hiện tượng, nêu lên hiện tượng để thư kí ghi vào phiếu.
- 1 nhóm ghi phiếu thảo luận lên bảng,2 nhóm học sinh cùng lên bảng ttrình bày kết quả thí nghiệm, cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất như sau
Phiếu học tập
Bài: Tơ sợi
Tổ:..........
Loại sợi tơ
Thí nghiệm
Đặc điểm chính
Khi đốt lên
Khi nhúng nước
1. Tơ sợi tự nhiên
-Sợi bông
- có mùi khét.
- tạo thành tàn tro
thấm nước
vải bông thấm nước, có thể rất mỏng, nhẹ như vải màn hoặc có thể dày dùng để làm lều, bạt, buồm.
-Sợi đay
-có mùi khét.
-tạo thành tàn tro
thấm nước
thấm nước, bền, dùng để làm vải buồm, vải đệm ghế, vải lều bạt, có thể nén với giấy và chất dẻo có thể làm ván ép
-Tơ tằm
- có mùi khét.
- tạo thành tàn tro.
thấm nước
óng ả, nhẹ nhàng.
2. Tơ sợi nhân tạo (nilông)
-Không có mùi khét.
-Sợi sun lại.
không thấm nứơc
không thấm nước, dai, mềm, không nhàu. được dùng trong y tế, làm bàn trải, dây câu cá, đai lưng an toàn, một số chi tiết của máy móc.
- Gọi học sinh đọc lại thông tin trang 67 SGK.
- Kết luận: Tư sợi là nguyên liệu chính của nghành dệt may và một số nghành công nghiệp khác. Tơ sợi tự nhiên có nhiều ứng dụng trong nghành công nghiệp nhẹ. Quần áo may bằng sợi bông thoáng về mùa hè và ấm mùa đông. Vải lụa tơ tằm và một trong những mặt hàng cao cấp, óng ả, nhẹ, giữ ấp khi trời lạnh và mát mẻ khi trời nóng. Vải ni lông khô nhanh, không thấm nước, không nhàu, dai, bền, sợi nilông được dùng trong y tế, lành các ống để thay thế mạch máu bị tổn thương, làm bàn chải, dây câu cá, đai lưng an toàn, một số chi tiết cùa máy móc
-1 số HS đọc thành tiếng trước lớp. HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
Hoạt động kết thúc
- GV yêu cầu học sinh trả lời nhanh các câu hỏi sau:
+) Hãy nêu đặc điểm và công dụng của một số tơ sợi tự nhiên?
+) Hãy nêu đặc điểm và công dụng của tơ sợi nhân tạo?
- Nhận xét câu trr lời của HS.
- Nhận xét tiết học, khen ngợi học sinh tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn học sinh về nhà đọc kĩ phần thông tin vè tơ sợi và chuẩn bị bài sau.
Mĩ thuật:
Vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ có hai vật mẫu
GV : Đinh Thị Hồng
Tập làm văn
Làm biên bản một vụ việc
I. Mục tiêu
* Phân biệt được sự giống, khác nhau về nội dung và cách trình bày giữa biên bản cuộc họp với biên bản phụ việc.
* Lập được biên bản về một vụ việc.
Ii. đồ dùng dạy - học
Giấy khổ to, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc lại đoạn văn tả hoạt động của một em bé.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. Dạy - học bài mới
2.1 Giới thiệu bài:
- GV nêu : Các em đã biết cách viết một biên bản, hình thức trình bày một biên bản khi học bài làm biên bản một cuộc họp. Tiết học hôm nay, các em cùng tham khảo Biên bản về việc Mèo Vằn ăn hối lộ của nhà Chuột để lập biên bản một vụ việc.
2.2 Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi của bài.
- Yêu cầu HS phát biểu. GV ghi nhanh lên bảng ý kiến của HS.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- HS nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi
- Nối tiếp nhau phát biểu, bổ sung ý kiến để có câu trả lời hoàn chỉnh.
Sự giống nhau
Sự khác nhau
- Ghi lại diễn biến để làm bằng chứng.
- Phần mở đầu : Có tên biên bản, có Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Phần chính : Cùng có ghi :
+ Thời gian.
+ Địa điểm.
+ Thành phần có mặt.
+ Nội dung sự việc.
- Phần kết : Cùng có ghi :
+ Ghi tên.
+ Chữ kí của người có trách nhiệm.
- Biên bản cuộc họp có : Báo cáo, phát biểu.
- Biên bản một vụ việc có : Lời khai của những người có mặt.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS : Dựa vào Biên bản về việc mèo Vằn ăn hối hộ của nhà Chuột và phần gợi ý trong SGK để làm bài.
- Gọi HS viết vào giấy dán bài lên bảng, HS cùng GV nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Gọi HS dưới lớp đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, cho điểm cho HS viết đạt yêu cầu.
* Ví dụ về biên bản :
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp.
- 1 HS làm vào giấy khổ to, HS cả lớp làm vào vở.
- 1 HS báo cáo biên bản của mình, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- 3 HS dưới lớp đọc bài làm của mình.
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Điện Biên, ngày 14 tháng 12 năm 2007
Biên bản về việc bệnh nhân trốn bệnh
Hôm nay, vào hồi 7 giờ sáng ngày 14 tháng 12 năm 2006 chúng tôi gồm những người sau đây lập biên bản về việc bệnh nhân Lò Văn ún trốn viện.
+ Bác sĩ : Nguyễn Minh Đức - Trưởng ca trực.
+ BS : Nguyễn Hoàng Long
+ Y tá : Lê Thu Hồng
Hai bệnh nhân nằm cùng phòng 205 với bệnh nhân Lò Văn ún, Sùng A Chính, Nông Văn Thành.
Sau đây là toàn bộ sự việc:
1. Bệnh nhân : Lò Văn ún ; 70 tuổi đang nằm chờ mổ sỏi thận.
2. Lời khai của bác sĩ Đức :
Vào lúc 22 giờ đêm ngày 13 tháng 12 năm 2006, tôi đến phòng 205 để khám cho bệnh nhân lần cuối thì phát hiện cụ ún không có trong phòng. Anh Chính và anh Thành nói là cụ ún đi vệ sinh từ lúc khoảng 16 giờ chưa thấy về.
3. Lời khai của y tá Hồng :
Tôi tiêm cho cụ ún lúc 15 giờ 30 phút. Cụ vẫn bình thường nhưng tâm lí hơi lo sợ.
4. Lời khai của bệnh nhân cùng phòng :
Lúc 16 giờ chúng tôi thấy cụ bảo đi vệ sinh. Không thấy cụ về chúng tôi cứ nghĩ cụ đi dạo đâu đó nên đi ngủ.
5. Lúc 22 giờ 30 phút, các bác sĩ, y tá kiểm tra đồ đạc của cụ ún thì thấy trống không. Tìm hết trong khuôn viên bệnh viện mà không thấy cụ. Chúng tôi dự đoán cụ ún lần đầu tiên đi bệnh viện, rất sợ phải mổ nên đã trốn viện về nhà.
Đề nghị lãnh đạo viện có biện pháp khẩn cấp tìm cụ ún, đưa cụ về bệnh viện để mổ sỏi mật. Nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Đại diện bác sĩ, y tá
Nguyễn Minh Đức
Đại diện các bệnh nhân cùng phòng
Sùng A Chính
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành biên biên bản và chuẩn bị bài sau.
Kĩ Thuật:
Một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta
I/ Mục tiêu:
HS cần phải:
- Kể tên dược một số giống gà và đựa điểm chủ yếu được nuôi nhiều ở nước ta.
- Có ý thức nuôi gà.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hạo đặc điểm hình dạng của một số giống gà tốt.
- Phiếu học tập hoặc câu hỏi.
- Phiếu đánh giá kết quả học tập.
III/ Các hoạt dộng dạy học chủ yếu.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta và địa phương.
- GV: Hiện nay nước ta nuôi ất nhiều giống gà khác nhau. Em hãy kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta?
- Một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta: Gà gi, gà đông cảo, gà mía, gà ác,.
- GV ghi bảng.
KL: Một số giống gà được nuôi nhiều là: Gà gi, gà đông Cảo, gà mía, gà ác, ...một số gà nhập ngoại: gà Tam hoàng, gà lơ- o, gà tốt,....
- Học sinh nghe
Hoạt động 2:Tổ chức hoạt động nhóm.
? Nêu đặc điểm về một số giống gà nuôi nhiêu ở nước ta? ( Phiếu học tập )
- Học sinh hoạt động nhóm 4 theo phiếu
Tên giống gà
Đặc điểm hình dáng
ưu điểm chủ yếu
Nhược điểm chủ yếu
Gà gi
Thân hình nhỏ, chân nhỏ, đầu nhỏ,
Gà ác
Gà lơ - go
Gà Tam hoàng
- Gọi đại diện nhóm trình bày kế quả thảo luận
- Nhận xét.
Kết luận một số đặc điểm chính dùng tranh minh hoạ và hướng dẫn học sinh quan sát.
GV tóm: ở nước ta hiện nay nuôi nhiều giống gà. Mỗi giống gà cố đặc điểm hình dáng khác nhau, và có ưu, nhược điểm khác nhau. Khi nuôi gà, cầ căn cứ và mục đích nuôi và điều kiện chăn nuôi của gia đình mà lừa chọn giống gà cho phù hợp.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Học sinh nghe và nhắc lại.
- Học sinh nghe.
Sinh hoạt:
Nhận xét tuần 16
I/ Mục tiêu:
- Học sinh nhận thấy được ưu nhược điểm của tuần qua và đề ra phương hướng hoạt động cho tuần tới.
II/ Nội dung:
1. Cán sự nhận xét.
2. Giáo viên nhận xét:
A, ưu điểm:
- Đi học đều, đứng giờ, sinh hoạt 15 phút đầu giờ đúng lịch, mặc đồng phục đúng quy định.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Học và làm bài trước khi đến lớp, trong giờ hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài.
- Chăm ngoan, đoàn kết giúp đỡ bạn bè.
B, Tồn tại:
- Một số em còn đi học muộn, trong giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ chưa nghiêm túc, mặc đồng phục chưa gọn gàng.
- Vệ sinh chung chưa sạch, vẫn còn bỏ rác chưa đúng nơi quy định.
- Về nhà nhiều em không chịu học thuộc bài ở nhà, không làm bài tập trước khi đến lớp, quên đồ dùng, trong giờ học còn nói chuyện riêng và làm việc riêng như: Thạch, Quý, Trà.
III/ Phương hướng tuần tới.
- Phát huy ưu điểm.
- Khắc phục tồn tại.
- Ôn tập chuẩn bị thi học kì I
File đính kèm:
- tuan 16.doc