Kế hoạch bài dạy buổi 1 Lớp 3 Tuần 9 - Nguyễn Thị Phương

 I. Mục tiêu

 - Kiểm tra kỹ năng viết chữ đúng cỡ chữ và viết đẹp, trình bày rõ ràng, khoa học

 của HS .

- Giáo dục HS ý thức rèn chữ ,giữ vở .

 II. Các hoạt động dạy và học;

 1. Giới thiệu và nêu yêu cầu của giờ học:

2. GV phát giấy thi và đ ề bài cho HS viết:

 - HS viết các chữ sau: A,Ă,Â, B, C, CH,D, Đ, E, Ê. ( Mỗi chữ viết 1 dòng).

- HS nhìn sách và viết bài Chị em trang 27 SGK Tiếng việt Lớp 3 Tập 1.

3. GV thu bài chấm

 

doc8 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1062 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy buổi 1 Lớp 3 Tuần 9 - Nguyễn Thị Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u cầu của giờ học: 2. GV phát giấy thi và đ ề bài cho HS viết: - HS viết các chữ sau: A,Ă,Â, B, C, CH,D, Đ, E, Ê. ( Mỗi chữ viết 1 dòng). - HS nhìn sách và viết bài Chị em trang 27 SGK Tiếng việt Lớp 3 Tập 1. 3. GV thu bài chấm 4.Nhận xét giờ học. Ôn Toán ôn tập tìm số chia I. Mục tiêu: - Củng cố cho HS các kiến thức cơ bản về cách tìm số chia chưa biết,cách tìm thành phần chưa biết,học sinh áp dụng làm bài tập có lời văn. - Giáo dục HS say mê học tập. II. Các hoat động dạy và học: 1, Giới thiệu bài 2,Hướng dẫn HS làm bài tập -HS đọc và làm các bài tập 1,2,3 trang 30 vở luyện toán GV mời HS lên bảng chữa bài sau đó chốt kiến thức đúng Bài1Điền số vào ô trống: 15 : 5 = 3 63 : 7 = 9 27 : 3 = 9 20 :4 =5 24:3 =8 48 : 6 =8 Bài 2.Tìm x 36: x = 6 42: x = 7 35: x = 5 x = 36:6 x = 42:7 x = 35:5 x = 6 x = 6 x = 7 Bài 3 Tóm tắt Giải Buổi sáng bán 86 kg gạo Số gạo buổi chiều bán là: Buổi chiều bán =1/2buổi sáng 86:2=43(kg) Buổi chiều bán…kg gạo? Đáp số 43kg gạo 3,Củng cố dặn dò Nhận xét giờ học- chuẩn bị bài giờ sau ôn Toán ôn tập Góc vuông - góc không vuông I. Mục tiêu: - Giúp HS nhận biết được góc vuông, góc không vuông; HS biết kẻ vẽ hình. - Giáo dục HS say mê học tập. II. Các hoạt động dạy và học: GV cho HS làm các bài tập 1, 2, 3 trang 32 vở bài tập toán. GV gọi một số HS lên bảng làm bài. HS khác nhận xét, bổ sung. Gv chốt kiến thức đúng: Bài 1. Mỗi hình sau đây có mấy góc vuông? Góc nào vuông thì đánh dấu góc vuông theo mẫu như hình A: A B C D Hình A có: 4 góc vuông Hình C có: 2 góc vuông Hình B có: 4 góc vuông Hình D có: 1 góc vuông Bài 2. Mỗi hình tam giác sau có mấy góc vuông? Ghi kí hiệu góc vuông. Có mấy góc không vuông? - Hình tam giác ABC có: 1góc vuông, hai góc không vuông là góc B và góc C. - Hình tam giác DEH có: 1 góc vuông, 2 góc không vuông là góc E và góc H. B D A C E H Bài 3. Mỗi hình M, N có mấy góc vuông? Hình M có 3 góc vuông. Hình N có 5 góc vuông. * Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học. Thứ ba ngày 23 tháng 10 năm 2012 Ôn Tiếng việt ôn tập đọc hiểu I. Mục tiêu: - HS ôn tập củng cố và hệ thống toàn bộ kiến thứcđã học ở 8 tuần đầu. - Ôn tập đọc hiểu, yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi trắc nghiệm. - Tìm các kiểu câu hình ảnh so sánh. - Rèn kĩ năng đọc kĩ đề để xác định và làm bài. II. Đồ dùng: Bảng phụ ghi nội dung kiểm tra chính. III. Các hoạt động dạy và học: Giúp HS nắm toàn bộ nội dung kiểm tra trọng tâm cần ôn. Y/ c đọc: + HS đọc to, rõ, trôi chảy và ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy. Y/ c đọc thầm và hiểu nội dung bài sau đó làm bài tập vào vở Biển đẹp Buổi sớm nắng sáng . Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ nhỏ.Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa vui. Lại đến một buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc , loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế . Nhưng có một điều ít ai chú ý là: vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu sắc ấy phần lớn là do mây trời và ánh sáng tạo nên. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: 1 Bài văn trên tả cảnh biển vào lúc nào? a. Buổi sớm. b. Buổi chiều. c. Cả sớm, trưa và chiều. 2. Sự vật nào trên biển được miêu tả nhiều nhất? a. Con thuyền. b.Cánh buồm. c.Mây trời. 3.Vẻ đẹp muôn màu sắc của biển do những gì tạo nên? a. Mây trời. b.Mây trời và ánh sáng. c.Những cánh buồm. 4. Bài văn có mấy hình ảnh so sánh? a. Một hình ảnh. b.Hai hình ảnh. c. Ba hình ảnh. + HS làm- GV thu chấm và nhận xét. IV. Tổng kết: - Dựa vào bài chấm, gv nhắc nhở những lỗi sai phổ biến để HS rút kinh nghiệm. - Nhận xét giờ học- Dặn về nhà hoàn thiện bài. Thứ năm ngày 25 tháng 10 năm 2012 ôn Tiếng việt Luyện từ và câu I. Mục tiêu: - HS ôn tập củng cố và hệ thống toàn bộ kiến thứcđã học ở 8 tuần đầu của phân môn từ và câu đã học: Tìm các hình ảnh so sánh trong câu,Cách đặt và tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏiAi làm gì?, Ai là gì?). - HS áp dụng làm bài và say mê học tập. II.các hoạt động dạy- học: 1.Giới thiệu bài: 2.Nội dung bài: - HS đọc bài và làm các bài tập sau: 1.Trong khổ thơ dưới đây, tác giả đã so sánh hai sự vật nào với nhau? Hai sự vật đó giống nhau ở điểm nào? Từ so sánh được dùng ở đây là từ gì? Lịch đếm từng ngày các con lớn lên Bố mẹ già đi ông bà già nữa Năm tháng bay như cánh chim qua cửa Vội vàng lên con đừng để muộn điều gì. 2. Viết lại những câu văn dưới đây cho sinh động , gợi cảm bằng cách sử dụng các hình ảnh so sánh. a. Mặt trời mới mọc đỏ ối. b. Con sông quê em quanh co , uốn khúc. c. Mặt biển phẳng lặng rộng mênh mông. 3.Viết 3 câu theo mẫu Ai làm gì chỉ những hoạt động trong nhà trường. 4. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu văn sau: -Em là hôi viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường. - Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi , rèn luyện và học tập. 5. Tìm các sự vật được so sánh với nhau trong từng câu văn sau: - Tiếng sáo rừng vi vu như tiếng sáo. -Sương sớm long lanh tựa hạt ngọc. - Mảnh trăng non đầu tháng lơ lửng giữa trời như một cánh diều. 3. Mời HS trình bày kết từng bài làm và nêu cách làm HS khác nhận xét, bổ sung GV chốt KT đúng 4 Củng cố, dặn dò: -Nhận xét giờ học- Chuẩn bị bài giờ sau ÔN toán Ôn : Đề - ca - mét. Héc - tô - mét I. Mục tiêu - HS ôn lại đề - ca - mét, héc - tô - mét. Ôn lại tên gọi và kí hiệu của đề- ca- mét và héc- tô- mét. Biết được mối quan hẹ giữa dam và hm. biết chuyển đổi từ dam, hm ra m. - Rèn KN nhận biết và đổi đơn vị đo độ dài. - GD HS chăm học để liên hệ thực tế. II. Đồ dùng GV : Phiếu học tập III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ - Điền số vào chỗ chấm 1hm = ....m 1m = dm 1dam = ... m 1m = cm - 2 HS lên bảng làm - Nhận xét bạn 2. Bài ôn tập * Bài tập 1/ 33 Viết theo mẫu Tính: 3 dam = 1 dam x 3 3 hm = 1 hm x 3 = 10 m x 3 = 100 m x 3 = 30 m = 300 m Viết :3 dam = 30 m Viết : 3hm = 300 m 5 dam = 5 hm = 7 dam = 7 hm = - HS làm bài và trình bày cách làm- Gv chốt KT đúng. * Bài 2/ 34- Tính theo mẫu 5 dam + 7 dam = 12dam 25hm – 18hm = 7hm a, 18 dam + 17 dam = 36hm + 27hm = 35 dam – 17 dam = 63hm - 36 hm = 35 dam – 18 dam = 63 hm -37hm = - HS làm bài và trình bày cách làm- GV chốt KT đúng. - GV nhận xét bài làm của HS dưới lớp. IV. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học - Dặn HS về nhà ôn bài Thứ sáu ngày 26 tháng 10 năm 2012 ôn tiếng việt Kể về một người mà em kính yêu I. Mục tiêu: - Củng cố cho HS về cách kể về 1 người( Kể về người , kể về tình cảm của bố hoặc mẹ hoặc người thân của em đối với em) bằng cách dựa vào những câu hỏi gợi mở. Từ đó HS nói hoặc viết thành 1 đoạn văn hoàn chỉnh. II. Các hoạt động dạy và học: Giới thiệu bài: Nội dung bài học: *GV viết sẵn các câu hỏi gợi mở trên bảng và yêu cầu HS dựa vào những câu hỏi để trả lời Người mà em kính yêu là ai ? Người đó bao nhiêu tuổi? làm nghề gì? Người đó có đặc điểm gì nổi bật? Tình cảm của người đó đối với em như thế nào đối với gia đình em , tình cảm của em đối với người đó như thế nào? * Mời 5 đến 7 HS đọc đoạn văn của mình trước lớp. * Viết một đoạn văn ngắn từ 5 – 7 câu kể về tình cảm của bố, mẹ hoặc người thân của em đối với em. Mời 1 số HS trình bày bài văn nói trước lớp. - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV sửa những lỗi sai cho HS. * GV cho HS viết bài vào vở. 3. GV thu bài chấm và nhận xét giờ học. HOạt động tập thể: An toàn giao thông: Biển báo hiệu giao thông đường bộ Cùng học- cùng chơi bài 9 Mục tiêu: - Kiến thức: HS nhận biết hình dáng, màu sắc và hiểu được nội dung 2 nhóm biển báo giao thông: biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn. HS giải thích được ý nghĩa của các biển báo hiệu: 204, 210, 211, 423(a, b), 434, 443, 424. - Kĩ năng: HS nhận dạng và vận dụng, hiểu biết về biển báo hiệu khi đI đường để làm theo hiệu lệnh của biển báo hiệu. - Thái độ: biển báo hiệu giao thông là hiệu lệnh chỉ huy giao thông. Mọi người phải chấp hành. - HS hoàn thành tốt bài cùng học cùng chơi của tuần 9. - GD HS say mê học tập. II. Chuẩn bị: 3 biển báo đã học ở lớp 2: số 101, 112, 102; các biển báo số 204, 210, 211, 423(a, b), 424, 434, 443… III. Các hoạt động dạy và học: HĐ1: Ôn lại bài cũ- Giới thiệu bài mới. HS nêu lại các biển báo đã học ở lớp 2 số 101, 112, 102. HĐ2: Tìm hiểu các biển giao thông mới: Mục tiêu: Hs nhận biết được đặc điểm, hình dáng, màu sắc và nội dung của 2 nhóm biển báo giao thông: biển báo nguy hiểm và biển báo chỉ dẫn. HS nhớ nội dung các biển đã học. - Tiến hành: + Chia nhóm: Yêu cầu HS nhận xét, nêu đặc điểm của các loại biển đó. + Đại diện nhóm trình bày- Gv chốt, giới thiệu biển số 204, 210, 211. Biển báo nguy hiểm có dạng hình tam giác, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen cho ta biết những nguy hiểm cần tránh khi đi trên đoạn đường đó. Biển số 423a, b; 434; 443 biển chỉ dẫn có HV hoặc HCN. HĐ3.Mục tiêu: Nhận biết đúng biển báo. Tiến hành: Trò chơi tiếp sức: Điền tên vào biển có sẵn + Gv tổ chức cho HS chơi 2 nhóm + Yêu cầu: Điền tên vào biển báo. * Gv kết luận: Nhắc lại đặc điểm, nội dung của hai nhóm biển báo vừa học. * Cùng học – cùng chơi : HS đọc các bài trong vở cùng học- cùng chơi Tuần 9, cùng nhau thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi sau đó làm vào vở – trình bày trước lớp. HS Khác nhận xét, bổ sung. GV chốt KT đúng: Hình 7: Trên hình D , Bống đã gấp để tạo thành góc vuông. Hình 14 : HS lập thời gian biểu dựa theo thời khoá biểu học ở lớp và các hoạt động ở nhà vào buổi trưa và buổi tối. _ HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung . - GV chốt KT và nhắc nhở HS thực hiện đúng thời gian biểu mà mình đã lập để học tập , làm việc và nghỉ ngơi cho hiệu quả, đảm bảo sức khoẻ. - Củng cố dặn dò: NX tiết học Thực hiện đúng theo biển báo giao thông.

File đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 3 GV Nguyen Thi Phuong(3).doc
Giáo án liên quan