TOÁN
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100 ( TRỪ KHÔNG NHỚ )
I/ MỤC TIÊU:
- Biết đặt tính và làm tính trừ số có hai chữ số(không nhớ) dạng 65-30; 36 - 4.
Ghi chú: - Bài tập cần làm: BT 1, 2, 3(cột 1, 3).
- BT3(cột 2), 4 dành cho HS khá giỏi.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV : Bộ đồ dùng dạy toán 1. phiếu học tập
- HS : bộ đồ dùng học toán, bảng con, phấn.
III /CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1/ Bài cũ:
2/ Bài mới:
*Giới thiệu bài (qua bài cũ)
*HĐ1: Giới thiệu cách làm tính trừ ( không nhớ) dạng 65 – 30.
- Tiến hành tương tự như giới thiệu cách làm tính trừ dạng 57 – 23 ở tiết 112.
*HĐ1: Giới thiệu cách làm tính trừ dạng 36 – 4.
- Tiến hành tương tự như giới thiệu cách làm tính trừ dạng 57 – 23 ở tiết 112.
- Lưu ý: Trường hợp này GV bỏ qua bước thao tác trên que tính mà H/d ngay H/s đặt tính và thực hiện phép tính trừ dạng 36 – 4.
- Khi đặt tính 4 phải thẳng với 6 ở cột đơn vị.
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu K hoạch giảng dạy tuần 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giản của hiện tượng thới tiết: nắng, mưa.
HS khá, giỏi: Nêu được một số ích lợi hoặc tác hại của nắng, mưa đối với đời sống con người.
II/ Chuẩn bị:
- GV: Các hình ảnh bài 30 trong SGK. Sưu tầm tranh ảnh về trời nắng, trời mưa.
- HS : đồ dùng học tập. Sưu tầm tranh ảnh về trời nắng, trời mưa.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài củ: Nêu một số tác hại của con muỗi?
2/ Bài mới:
* Giới thiệu bài. (trực tiếp).
*HĐ1: Làm việc với tranh ảnh về trời nắng, trời mưa.
Mục tiêu: HS nhận biết các dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa.
ứaH biết sử dụng vốn từ riêng của mình để mmo tả bầu trời và những đám mây khi trời nắng, trời mưa.
CTH.
Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm:( nhóm 6-7 em).
- Y/c các nhóm phân loại những tranh, ảnh các em đã sưu tầm mang đến lớp, để riêng những tranh về trời nắng, trời mưa
- Bày các tranh, ảnh mang tới lớp để lên bàn. Các thành viên trong nhóm lần lượt trình bày dấu hiệu về trời nắng, trời mưa.
- H/s làm việc theo sự h/d trên. Gv quan sát giúp đỡ các nhóm.
Bước 2 : Từng nhóm treo tranh ảnh trước lớp, cử đại diện lên trình bày kết quả của nhóm. Các nhóm khác và Gv nhận xét.
Bước 3:
- GV kết luận: KHi trời nắng bầu trời trong xanh...đường phố khô ráo....
- Khi trời mưa có nhiều rọt mưa rơi, bầu trời phủ nhiều mây xám...
* Lưu ý: nếu không sưu tầm được tranh ,ảnh thì cho H./s q/s tranh SGK và trả lời các câu hỏi dưới tranh.
*HĐ 2:Thảo luận.
Mụ tiêu: HS có ý thức bảo vệ sức khỏe, khi đi dưới trời nắng, trời mưa.
CTH:
Bước1:
- GV y/c H/s mở SGK bài 30, 2 H/s hỏi và trả lời nhau các câu hỏi trong SGK.
Bước 2 : GV gọi 1 số H/s nói lại những gì các em đã thảo luận. Cả lớp và Gv nhận xét.
- GV kết luận:Đi dưới trời nắng phải đọi nón mũ để không bị ốm ( nhức đầu, sổ mũi...). Đi dưới trời mưa thì phải nhớ mặc áo mưa, đội nón che ô để không bị ướt.
3.Củng cố, dặn dò:
* Liên hệ giáo dục bảo vệ môi trường : Thời tiết nắng mưa là một số yếu tố của môi trường. Vì vậy các em cần lưu ý giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi.
- GV cho H/s chơi trò chơi “ trời nắng, trời mưa”.
+Chuẩn bị: một số tấm bìa vẽ các đồ dùng như óa mưa, nón mũ...
+Cách chơi: 1 H/s hô “trời nắng”, các H/s khác cầm nhanh các tấm bìa đẫ vẽ những thứ phù hợp cho đi trời nắng.
+Và tiếp tục chơi như thế...
- Dặn h/s về làm bài trong vở BT. Xem trước bài 31.
Thứ 6 ngày 4 tháng 4 năm 2014
Chính tả - tập chép
mèo con đi học
I/ Mục tiêu:
-Nhìn sách hoặc bảng chép lại đúng 6 dòng đầu bài thơ Mèo con đI học 24 chữ trong khoảng 10-15 phút.
-Điền đúng chữ r, d, gi; vần in hay điên vào chỗ trống.
Bài tập (2) a hoặc b
II/ Đồ dùng dạy - học:
- GV: Bảng phụ chép 8 dòng của bài Mèo con đi học và ND bài tập 2a.
- HS: Đồ dùng HT,vở viết,VBT, bảng con, phấn.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1/Bài cũ:
+ Gọi hai H/s lên bảng làm bài tập 2,3 của tiết trước.
+ GV nhận xét cho điểm.
2/Bài mới:
*GTB:(qua câu hỏi)
*HĐ 1: Hướng dẫn HS tập chép.
a/ GV đọc bài chính tả chép trên bảng phụ (1lần). 2-3 HS K,G đọc lại.
b/Hướng dẫn viết từ khó dễ viết sai.
-Cả lớp đọc thầm lại 8 dòng thơ, tìm những tiếng, từ trong dễ viết sai: : (H/s: kiếm, toáng, đuôi...).
-Yêu cầu HS đọc và phân tích các từ vừa tìm ở trên,GV hướng dẫn- HS viết các từ dễ viết sai vào bảng con.GV nhận xét.
c/ HS chép 8 dòng thơ vào vở. GV h/d và nhắc H/s cách ngồi ,cách cầm bút, những tiếng đầu dòng phải viết hoa. HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
d/ Chấm, chữa bài.- GV chấm 10- 12 bài , nhận xét. còn lại đem về nhà chấm.
*HĐ2: HD làm bài tập chính tả (lựa chọn).
+Bài tập 2a:-1HS K nêu yêu cầu,cả lớp theo dõi, GV treo bảng phụ đã viết sẵn nội dung bài.
- HS làm cá nhân VBT, 2 HS K lên bảng làm (GV quan tâm , giúp đỡ HS TB,Y)
- Cả lớp và GVnhận xét,chốt đáp án đúng.( HS: Thầy giáo dạy học, Bé nhảy dây, Đàn cá rô lội nước ).
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS luyện viết thêm vào vở ô li nếu bài viết ở lớp viết chưa đẹp.
kể chuyện
sói và sóc
I/ Mục tiêu:
-Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
-Hiểu nội dung câu chuyện: Sóc là con vật thông minh nên đã thoát được nguy hiểm.
- Biết rút ra lời khuyên từ câu chuyện: Cần phải bình tĩnh , tự tin khi gặp nguy hiểm thì mới tìm được cách tốt nhất để thoạt khỏi nguy hiểm.
* HS khá, giỏi : Kể được toàn bộ câu chuyện theo tranh.
II/ Đồ dùng dạy –học:
GV: Tranh minh họa truyện kể trong SGK. Mặt nạ Sói và Sóc.
- HS: Đồ dùng học tập.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1/ Bài cũ:
- Gọi 2 H/s nối tiếp nhau kể chuyện “Niềm vui bất ngờ”. H/s thứ 2 kể xong nêu ý nghĩa chuyện.
- GV nhận xét, cho điểm.
2/ Bài mới:
GTB:(trực tiếp)
*HĐ1: Hướng dẫn HS luyện kể chuyện.
- GV kể chuyện với giọng diễn cảm :
+ Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện.
+ Kể lần 2-3 kết hợp với tranh minh họa – Giúp HS nhớ và kể lại được câu chuyện theo yêu cầu.
- Chú ý về kỷ thuật kể – Lời mở truyện: kể thong thả, dừng lại ở những chi tiết Sói định ăn thịt Sóc. Sóc van nài.
- Lời Sóc khi còn trong tay Sói: mềm mỏng, nhẹ nhàng.
- Lời Sói thể hiện sự băn khoăn.
- Lời Sóc khi đứng trên cây giải thích: ôn tồn nhưng rắn rỏi, mạnh mẽ.
*HĐ2: Học sinh kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- Tranh 1: GV yêu cầu HS xem tranh 1 trong SGK , đọc câu hỏi dưới tranh, trả lời câu hỏi:
? Tranh 1 vẽ cảnh gì.(H/s: Sóc đang truyền cành thì bị rơi xuống người Sói)
? Câu hỏi dưới tranh là gì.(H/s: Chuyện gì sảy ra khi Sóc đang chuyền trên cành cây?)
- Gv yêu cầu mỗi tổ cử đại diện kể đoạn 1. (Trình độ HS phải tương đương).
- HS thi kể cả lớp lắng nghe và nhận xét.
- HS tiếp tục kể theo các tranh 2, 3, 4 (cách làm tương tự với tranh 1).
*HĐ 3: HD học sinh phân vai kể toàn chuyện.
- 1-2 G HS kể lại toàn bộ câu truyện.
- GV chia lớp thành nhóm nhỏ, (mỗi nhóm 3 em) HS tập kể toàn chuyện trong nhóm đóng các vai: Người dẫn chuyện, Sói, Sóc. Các em có thể đeo mặt nạ Sói và Sóc Đẻ tạo thêm hứng thú.
- GV gọi các 1 số nhóm lên thực hành kể toàn chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm kể hay nhất.
HĐ4: Giúp H/s hiểu ý nghĩa truyện.
? Câu truyện này giúp em thấy Sói và Sóc ai là người thông minh hơn. Hãy nêu một việc chứng tỏ sự thông minh đó. (H/s: Sóc là con vật thông minh.Khi Sói hỏi, Sóc hứa trả lời nhưng đòi được thả trước, trả lời sau ...). Gv nhận xét .
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- GV hỏi cả lớp: ? Câu chuyện giúp em hiểu điều gì.
-Dặn HS về nhà tập kể lại câu chuyện.Chuẩn bị tiết cho tuần sau:“Dê con nghe lời mẹ”.
toán
cộng, trừ ( không nhớ) trong phạm vi 100
I/ Mục tiêu:
- Biết cộng, trừ các số có 2 chữ số không nhớ.
- Cộng , trừ nhẩm.
- Nhận biết bước đầu về quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Giải được bài toán có lời văn trong phạm vi các phép tính đã học.
Ghi chú: - Bài tập cần làm: BT 1, 2, 3, 4.
II/ Chuẩn bị:
- GV : Bộ đồ dùng dạy toán 1.
- HS : bộ đồ dùng học toán, bảng con, phấn.
III /Các hoạt động dạy học.
1/ Bài cũ:
2/ Bài mới:
*Giới thiệu bài (trực tiếp).
HĐ1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong vở BT.
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu bài tập. Gọi 3 h/s K,G TB,Y lên bảng làm bài mỗi em làm 1 cột. ( H/s Y làm 2 cột đầu cột còn lại về nhà hoàn thành) . ở dưới làm vào VBT .GV chữa bài trên bảng, Y/c H/s trả lời câu hỏi:
? Nhận xét các số trong 3 phép tính này. (H/s: Các số trong 3 phép tính này giống nhau).
? vậy vị trí của chúng thì sao. (H/s: thay đổi vị trí).
GV chốt: Đấy chính là mối quan hệ giữa phép tính cộng và phép tính trừ.
- Gv nêu:50 + 3 = 53 vậy ai dọc ngay được kết quả : 53 – 3 =?
? Vì sao em biết. Vì 50 + 3 = 53, nên 53 – 3 = 50.
Bài 2a, 2b:
-H/s K,TB nêu y/c bài tập. Gv y/c H/s thực hiện phép tính. Gọi 3 H/s lên bảng làm. H/s nhận xét. GV cho H/s nhận xét và y/c H/s nêu cách tính.
? Bài tập này giúp ta củng cố về kỷ năng gì. (H/s: làm tính cộng, trừ các số trong phạm vi 100)
Bài 3:
- H/s nêu yêu cầu bài toán. (H/s K,G nêu).
- H/s K,G nhắc lại các bước giải. H/s làm bài vào vở bài tập, cùng bàn đổi vở để tự kiểm tra lẫn nhau. 2 H/s TB, K lên bảng làm . Cả lớp và Gv nhận xét.
? Bài tập này giúp ta củng cố về kỷ năng gì. (h/s: giải toán có lời văn).
Bài 4:
- H/s giỏi đọc đề bài toán. (H/s K,TB nêu lại).
- H/s làm bài vào VBT. GV quan sát giúp đỡ h/s TB,Y. GV thu bài chấm nhận xét.
Bài giải
Toàn được số điểm là:
86 – 43 = 43 ( điểm )
Đáp số : 43 điểm
3/ Củng cố, dặn dò.
- GVnhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà làm BT 1,2,3 trong SGK vào vở ô ly. Xem trước bài 117
thủ công
bài 20: cắt, dán hàng rào đơn giản (tiết1)
I/ Mục tiêu:
- Biết cách kẻ, cắt các nan giấy.
- Cắt được các nan giấy. Các nan giấy tương đối đều nhau. Đường cắt tương đối thẳng.
- Dán được các nan giấy thành hình hàng rào đơn giản. Hàng rào có thể chưa cân đối.
*Với học sinh khéo tay:
- Kẻ, cắt được các nan giấy đều nhau.
- Dán được các nan giấy thành hàng rào ngay ngắn, cân đối.
II/ Chuẩn bị:
- GV: Mẫu các nan giấy và hàng rào , giấy thủ công, keo dán, bút chì....
- HS: Bút chì, thước kẻ, , một tờ giấy vở học sinh có kẻ ô. giấy thủ công.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài củ:
- K/tr đồ dùng học tập của h/s.
2/ Bài mới:
* Giới thiệu bài (bằng câu hỏi)
HĐ1: Giáo viên hướng dẫn H/s q/s và nhận xét.
- GV treo hình vẽ mẫu lên bảng(h1) cho h/s quan sát.
- Gv định hướng cho H/s thấy : cạnh của các nan giấy là những đường thẳng cách đều. Hàng rào được dán bỡi các nan giấy.
? Có bao nhiêu nan giấy? nan ngang.
? Khoảng cách giữa các nan đéng bao nhiêu ô? giữa các nan ngang bao nhiêu ô.
( H/s: 1 ô)
*HĐ2: Giáo viên hướng dẫn kẻ, cắt các nan giấy.
- Lật mặt trái của tờ giấy màu coa kẻ ô kẻ theo các đường kẻ để có 2 đường thẳng cách đều nhau. GV h/d kẻ 4 nan đứng và 2 nan ngang theo kích thước Y/c.
- G/v thao tác mẫu từng bước kẻ, cắt các nan giấy. H/s quan sát:
*HĐ3: HS thực hành kẻ, cắt nan giấy
- H/s lấy giấy thực hành theo hướng dẫn mẫu.GV qs giúp đỡ H/s còn lúng túng.
? H/s K,G lên bảng làm mẫu, cả lớp qs nhận xét.
3/ Củng cố,dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh tiết sau mang đầy đủ đồ dùng đi để học “Cắt dán hàng rào đơn giản”.
tiết 2.
File đính kèm:
- TUAN 30 LOP 1(1).doc