Hương pháp hướng dẫn học sinh phân tích số liệu thống kê trong dạy học địa lí lớp 11 (ban cơ bản)

Số liệu thống kê là phương tiện dạ y học quan trọng mang lại hiệu quả cao trong d ạ y

học địa lí lớp 11. Thông qua việc phân tích những mối liên hệ giữa các số liệu thống kê

với nhau sẽ giúp học sinh hiểu được bản chất, tính đặc trưng của từng nước và từng khu

vực trên thế giới. Tuy nhiên hiện na y phần lớn việc dạy học địa lí ở các trường THPT các

thầy cô mới chỉ xem số liệu th ống kê như là một phương tiện trực quan minh họa cho

kênh chữ mà chưa hướng dẫn cho học sinh khai thác nó như là một nguồn kiến th ức quan

trọng vì vậ y mà hiệu quả dạy học còn hạn chế cả về mục tiêu kiến thức và kỹ năng.

pdf4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2493 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hương pháp hướng dẫn học sinh phân tích số liệu thống kê trong dạy học địa lí lớp 11 (ban cơ bản), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iới. Tuy nhiên hiện nay phần lớn việc dạy học địa lí ở các trường THPT các thầy cô mới chỉ xem số liệu thống kê như là một phương tiện trực quan minh họa cho kênh chữ mà chưa hướng dẫn cho học sinh khai thác nó như là một nguồn kiến thức quan trọng vì vậy mà hiệu quả dạy học còn hạn chế cả về mục tiêu kiến thức và kỹ năng. NỘI DUNG 1. Số liệu thống kê trong dạy học địa lí 1.1 Khái niệm số liệu thống kê (SLTK) Số liệu thống kê là các số liệu cụ thể được thống kê đề cập đến một hiện tượng hoặc nhiều hiện tượng được rút ra qua các cuộc điều tra cụ thể như số liệu thống kê về tình hình gia tăng dân số, tốc độ phát triển các ngành kinh tế, sản phẩm, sản lượng… Những SLTK không chỉ đơn thuần phản ánh về mặt lượng mà chúng còn có những mỗi quan hệ mật thiết với mặt chất của nhiều hiện tượng khác. 1.2. Vai trò của số liệu thống kê Trong dạy học địa lí SLTK đóng vai trò rất quan trọng, cụ thể: - SLTK là phương tiện dạy học để minh họa các kiến thức địa lí một cách trực quan nhất. - SLTK là nguồn tri thức giúp cho học sinh khai thác, rèn luyện tìm ra các kiến thức địa lí thiết thực và quan trọng. - SLTK sử dụng trong dạy học còn là phương tiện để học sinh rèn luyện các kỹ năng Địa lí. 1.3. Phân loại Dựa vào hình thức và mỗi quan hệ thể hiện thì phân ra 2 dạng SLTK: - Số liệu thống kê riêng biệt: Đó là những số liệu thống kê dùng riêng rẽ để cụ thể hóa một số đối tượng địa lí kinh tế và xã hội nào đó về mặt lượng. - Các bảng số liệu: Đó là các số liệu thống kê được đưa dưới hình thức tập hợp thành bảng nhằm mục đích đặt các số liệu có liên quan với nhau ở vị trí gần nhau để người đọc dễ dàng nhận xét, so sánh, từ đó rút ra được những kết luận có căn cứ về các hiện tượng và quá trình địa lí kinh tế - xã hội. 2. Sự cần thiết sử dụng SLTK trong dạy học địa lí lớp 11 2.1. Đặc điểm chương trình sách giáo khoa địa lí lớp 11 (ban cơ bản) Tiếp nối theo chương trình khái quát địa lí lớp 10 thì chương trình địa lí lớp 11 trình bày khái quát kinh tế - xã hội trên thế giới và tìm hiểu một số quốc gia, khu vực tiêu biểu. Nên các vấn đề nghiên chương trình lớp 11 luôn mang tính biến động theo thời gian và không gian. Đó là các vấn đề về kinh tế, cơ cấu ngành, dân cư, xã hội… Để 2 chứng minh được các đối tượng, sự khác biệt đặc trưng giữa các quốc gia thì phân tích các số liệu thống kê là một phương tiện dạy học cần thiết và hiệu quả. Nó không những giúp giáo viên truyền đạt kiến thức dễ dàng mà còn tạo điều kiện học sinh rèn luyện các kỹ năng địa lí và ghi nhớ kiến thức một cách có hệ thống lôgic hơn. Đặc biệt là hiện nay khi chương trình SGK đã cải cách đổi mới, kiến thức không phải chỉ ở kênh chữ mà còn được thể hiện trên kênh hình thì các bảng số liệu thống kê, các số liệu riêng biệt được tăng cường đưa vào SGK rất nhiều. Vì vậy phương pháp hướng dẫn học sinh phân tích số liệu thống kê trong dạy học địa lí lớp 11 là một trong những phương pháp dạy học đổi mới quan trọng, cần thiết nhằm tích cực hóa các hoạt động của học sinh. 2.2. Đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 11 Học sinh lớp 11 là những em trung bình từ 16 -17 tuổi, đây là lứa tuổi đang trong quá trình hoàn thiện về mặt thể chất, sự phát triển ổn định của bộ não và chức năng thần kinh tạo nên những điều kiện tối ưu cho sự phát triển các hoạt động nhận thức của các em. Các em luôn luôn nhiệt tình hoạt động không mệt mỏi, đặc biệt là luôn muốn thể hiện mình trước mọi người nên tự đặt ra những câu hỏi và tìm tòi, sáng tạo ra những cách giải quyết mới. Vì vậy phương pháp truyền thống không còn phù hợp với lứa tuổi này, đây chính là cơ sở quan trọng để giáo viên tìm ra phương pháp thích hợp nâng cao hiệu quả dạy học. 2.3. Thực trạng của việc hướng dẫn học sinh phân tích số liệu thống kê trong dạy học địa lí lớp 11 ban cơ bản hiện nay Qua tìm hiểu thực tế một số trường phổ thông cho thấy việc sử dụng số liệu thống kê trong dạy học chương trình địa lí nói chung và dạy học kinh tế - xã hội lớp 11 nói riêng còn ít hiệu quả. Phần lớn các giáo viên dạy học hiện nay ở các trường phổ thông mới sử dụng số liệu thống kê chỉ là phương tiện minh họa kiến thức cho học sinh quan sát mà chưa hướng dẫn phân tích tìm ra kiến thức mới. Theo kết quả khảo sát sơ bộ, thu thập ý kiến của các giáo viên dạy ở các trường phổ thông thì tỉ lệ giáo viên có sử dụng số liệu như phương tiện dạy học là nguồn kiến thức không thể thiếu trong mỗi tiết học địa lý chỉ chiếm dưới 20%. Đó là một thực tế cần phải quan tâm và tìm biện pháp khắc phục để nâng cao chất lượng dạy học địa lí lớp 11 ban cơ bản. 3. Biện pháp hướng dẫn học sinh sử dụng số liệu thống kê 3.1. Yêu cầu đối với giáo viên - Để đạt hiệu quả cao trong mục tiêu sử dụng SLTK thì trước tiên giáo viên phải là người nắm rõ các nguyên tắc và thực hành các kỹ năng một cách nhuần nhuyễn. - Trước khi hướng dẫn cho học sinh phân tích bất cứ một bảng số liệu hoặc cập nhật các số liệu mới cho nội dung của bài học thì giáo viên phải là người thực hiện trước, để nắm rõ cụ thể các bước và các nguồn tài liệu chính xác cung cấp cho học sinh. - Giáo viên phải thường xuyên có biện pháp kiểm tra các bước thực hiện của học sinh khi thu thập, xử lý, phân tích, trực quan hóa SLTK. Để kịp thời khắc phục sửa chữa những sai sót trong quá trình rèn luyện các kỹ năng địa li cho học sinh. 3 3.2. Yêu cầu đối với học sinh Học sinh phải thực hiện đúng quy trình các bước phân tích SLTK do giáo viên hướng dẫn. Cụ thể quy trình các bước hướng dẫn học sinh sử dụng số liệu thống kê: - Thu thập số liệu thống kê Bước 1: Xác định mục đích thu thập số liệu thống kê. Bước 2: Tiến hành tìm kiếm các số liệu từ các nguồn tài liệu khác nhau: Từ sách, báo, hoặc từ mạng Internet. Nguyên tắc thu thập số liệu thống kê: + Tôn trọng tính khách quan của SLTK: Nghĩa là thu thập các số liệu về các hiện tượng, sự vật một cách chính xác, nguồn thu thập có độ tin cậy lớn, các số liệu phải đúng bản chất không được tự ý sửa đổi theo chủ quan. + Các SLTK thu thập được phải gắn liền với lãnh thổ nhất định. - Xử lí số liệu thống kê Bước 1: Xác định nội dung, mục đích của bài học. Bước 2: Sử dụng các công thức để tiến hành xử lí số liệu phù hợp với mục đích sử dụng như thể hiện cơ cấu, tính tỉ lệ so sánh các đối tượng hay tính tốc độ tăng trưởng… Bước 3: Lập bảng số liệu mới đã được xử lí Có 2 phương pháp xử lý SLTK: + Xử lý sơ bộ: Là giai đoạn kiểm tra và hiệu đính số liệu quy đổi giá trị theo mục đích sử dụng. Giai đoạn này giáo viên có thể cung cấp các cho học sinh các công thức tính như cơ cấu, tỉ trọng, tốc độ phát triển... + Sắp xếp các số liệu vào các bảng biểu riêng: Là giai đoạn kết hợp các đối tượng cùng đơn vị hoặc có mối liên quan đứng cạnh nhau để dễ đối chiếu, so sánh. - Phân tích SLTK  Các nguyên tắc cơ bản khi phân tích SLTK + Khi phân tích SLTK phải tìm mối liên hệ giữa hiện tượng nghiên cứu với hiện tượng có liên quan trong không gian và thời gian. + Phải có quan điểm lịch sử khi phân tích SLTK. + Khi phân tích phải chú ý tới tính lãnh thổ của SLTK.  Các bước phân tích số liệu Bước 1: Xác định mục đích phân tích SLTK. Dựa vào trọng tâm kiến thức bài học. Bước 2: Đánh giá SLTK Thông thường đánh giá số liệu trên các mặt: + SLTK có chính xác kịp thời không? + Phương pháp tính toán để đưa ra các số liệu, xử lý số liệu có chính xác khoa học ? + SLTK có điển hình cho bản chất của đối tượng không? Bước 3: Phân tích so sánh đối chiếu các SLTK * Những chú ý khi phân tích số liệu: - Không được bỏ sót bất cứ dữ kiện nào để không dẫn đến việc cắt nghĩa sai sót các nội dung. 4 - Phân tích các số liệu từ tầm khái quát cao rồi mới đi chi tiết vào cụ thể. - Phải tìm ra được các mối quan hệ giữa các số liệu, phân tích theo các cột, hàng quan hệ giữa các số liệu cột hàng. - Có thể vận dụng những kiến thức đã học để giải thích sự biến đổi các số liệu thống kê đó nếu đề yêu cầu hoặc cảm thấy cần thiết để thể hiện rõ bản chất xu hướng của đối tượng. * Nguyên tắc thực hiện bước so sánh là: + So sánh các số liệu trong một thời gian nhất định. + So sánh các số liệu giữa tình hình phát triển kinh tế xã hội với những với những đặc điểm riêng của mỗi lãnh thổ, mỗi quốc gia, mỗi khu vực… + So sánh các số liệu ở các thời điểm tĩnh cả thời điểm động. Bước 4: Trực quan hóa số liệu bằng biểu đồ, đồ thị, bản đồ…để học sinh dễ quan sát, đối chiếu. Bước 5: Rút ra kết luận chính là nội dung kiến thức mà học sinh cần đạt được KẾT LUẬN Như vậy qua quá trình nghiên cứu, phân tích thì nhận thấy SLTK là một phương tiện dạy học quan trọng có chức năng vai trò lớn trong quá trình thể hiện kiến thức địa lí lớp 11 nói riêng và chương trình địa lí THPT rói chung. Nó vừa là nguồn kiến thức quan trọng bổ sung cho phần kênh chữ lại là một phương pháp dạy học đổi mới nhằm gây hứng thú, tích cực hóa các hoạt động của học sinh tự tìm tòi, sáng tạo nâng cao kiến thức và rèn luyện các kỹ năng. Thông qua kết quả thực nghiệm từ dạy đối chứng và phiếu điều tra thì đề tài cũng đã xác định được tính khả thi thiết thực của phương pháp. Chính vì vậy trong dạy học địa lí hiện nay việc hướng dẫn học sinh sử dụng SLTK là hết sức cần thiết quan trọng để nâng cao hiệu quả dạy học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Dược, Đặng Văn Đức, 1996. Nguyễn Trọng Phúc, Nguyễn Thu Hằng, Trần Đức Tuấn. Phương pháp dạy học địa lí. NXB Giáo dục. [2] Nguyễn Thị Dung. Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học địa lý lớp 11 THPT theo hướng tích cực. Luận án 2005. [3] Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng, 2003. Phương pháp dạy học địa lý theo hướng tích cực. NXB ĐHSP. [4] Vũ Quốc Lịch, 2009. Thiết kế bài giảng địa lí 11 tập 2. NXB Hà Nội [5] Nguyễn Trọng Phúc, 1998. Phương pháp sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lý kinh tế xã hội. NXB ĐHQG Hà Nội. [6] Lê Thông (Tổng chủ biên), Nguyễn Thị Minh Phương (Chủ biên) và nhiều tác giả khác, 2009. Địa lí 11 SGK ban Cơ bản. NXB Giáo dục

File đính kèm:

  • pdfPhuong phap huong dan hs phan tich so lieu thong ketrong day hoc Dia ly 11.pdf
Giáo án liên quan