Mục lục 2
Chữ viết tắt 2
1. FDS là gì? 3
2. Các phương án FDS 3
3. Chương trình học cho mỗi phương án FDS 3
3.1. Chương trình học hiện hành 3
3.2. Chương trình học cho FDS 7
3.2.1. Chương trình học cho T30 14
3.2.2. Chương trình học cho T33 và T35 16
4. Xây dựng thời khóa biểu FDS 18
4.1. Các yếu tố chi phối việc xây dựng TKB 18
4.1.1. Các quy định và hướng dẫn 18
4.1.2. Nhu cầu của học sinh 19
4.1.3. Nhu cầu cha mẹ học sinh và điều kiện của cộng đồng 19
4.1.4. Đội ngũ giáo viên 20
4.1.5. Điều kiện CSVC, trang thiết bị 21
4.1.6. Phương pháp giảng dạy và học tập trong FDS 23
4.2. Kế hoạch sắp xếp TKB cho FDS 23
4.3. Một số TKB minh hoạ và lý do 27
4.3.1. Thời khóa biểu minh họa cho phương án T30 27
4.3.2. Thời khóa biểu minh họa cho phương án T33 và T35 32
37 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 999 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hướng dẫn sư phạm Xây dựng nội dung chương trình và thời khoá biểu dạy học cả ngày, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giáo dục là trồng rau, những cha mẹ là người có kinh nghiệm trồng rau có thể giúp tổ chức hoạt động này cho học sinh; nếu học sinh muốn tìm hiểu về nghề dệt, cha mẹ học sinh nào biết dệt vải có thể giúp hỗ trợ tổ chức hoạt động câu lạc bộ, thông qua việc giới thiệu, tổ chức cho học sinh đến tham quan công việc dệt vải tại nhà của mình; một số học sinh muốn học múa thì có thể mời một thành viên trong cộng đồng giúp tổ chức và dạy các em các điệu múa truyền thống; nếu học sinh muốn có một câu lạc bộ thư viện thì nhân viên thư viện có thể tổ chức hoạt động đọc sách, kể truyện trong thời gian hoạt động câu lạc bộ. Giáo viên cũng có thể yêu cầu các em đề xuất các nội dung, hình thức sinh hoạt của các câu lạc bộ.
Giáo viên dạy tiếng dân tộc dạy bán thời gian nên các tiết học Tiếng dân tộc được xếp vào buổi chiều. Giáo viên chủ nhiệm khối 5 lớp sẽ dạy tiếng dân tộc cho học sinh của mình vào buổi chiều. Trường có giáo viên chuyên âm nhạc và thể dục chỉ có thể dạy vào buổi sáng tại trường này nên tiết học âm nhạc và thể dục được lên lịch vào buổi sáng. Đây là một lý do khác khi xếp 5 tiết vào buổi sáng để tất cả các lớp học đều có tiết âm nhạc và ít nhất một tiết học thể dục mỗi tuần.
Minh hoạ thời khóa biểu Lớp 2 cho mô hình T35 của FDS
Buổi học
Tiết
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thời gian
Buổi sáng
Học sinh có thể đến lớp sớm để chuẩn bị cho buổi học
7.45 – 8.00
1
Sinh hoạt dưới cờ
Tiếng Việt
Tiếng Việt
Tiếng Việt
Thể dục
8.00 – 8.40
2
Tiếng Việt
Tiếng Việt
Tiếng Việt
Tiếng Việt
Tiếng Việt
8.40 9.20
Morning Break – 20 minutes 9.20 - 9.50 am
3
Tiếng Việt
Tiếng việt tăng cường
Toán
Tiếng việt tăng cường
Toán
9.55- 10.35
4
Toán
Toán
Toán tăng cường
Maths
Toán tăng cường
10.40 - 10.45
Nghỉ trưa – 10.45 – 1.30 * Tất cả học sinh ăn trưa tại trường và sau giờ ăn nghỉ trưa hoặc vào thư viện đọc sách, truyện hoặc chơi một số trò chơi như cờ vua, cờ tướng
10.45 - 1.30
Buổi chiều
5
Mĩ thuật
Âm nhạc
TNXH
Đạo đức
Thư viện
1.30
2.15
6
Thủ công
Âm nhạc tăng cường
Văn hóa địa phương
Mĩ thuật tăng cường
Hoạt động thể dục thể thao
2.15 -2.50
7
Thể dục
động thể dục thể thao
Văn hoá địa phương
Mĩ thuật tăng cường
Hoạt động tập thể
2.50 – 3.30
Lý do sắp xếp thời khóa biểu chương trình FDS
Trường học nằm ở khu vực nông thôn cách xa thị xã. Điều kiện kinh tế xã hội của phần lớn gia đình học sinh dưới mức trung bình. Khoảng 15% học sinh từ những hộ nghèo trong huyện.
Trường có thư viện đã được cha mẹ và cộng đồng cải tạo từ phòng học tạm và một tổ chức Phi chính phủ Quốc tế hỗ trợ để thành lập thư viện trường học. Trong thư viện có trải chiếu và bàn thấp để học sinh ngồi xung quanh đọc sách và chơi trò chơi. Trường có một nhân viên thư viện làm việc toàn thời gian và rất tích cực khuyến khích học sinh phát triển thói quen đọc sách.
Các bậc cha mẹ thực sự muốn các kỹ năng học tập của con em mình được cải thiện. Kết quả kiểm tra năng lực cho thấy một số em vẫn còn gặp khó khăn về tiếng Việt - kỹ năng đọc hiểu cần được tăng cường cùng với phát triển kỹ năng tư duy. Nhà trường đã được một tổ chức Phi chính phủ Quốc tế hỗ trợ tập huấn cho giáo viên về phương pháp "học tập tích cực". Nhiều giáo viên nhận thấy dạy học theo FDS là một cơ hội tốt để có thời gian để sử dụng phương pháp mới và các đồ dùng dạy và học mà họ đã tạo ra trong khi được tập huấn.
Nhà trường trưng bày đồ dùng đồ dùng dạy học tự làm và tổ chức một cuộc họp cha mẹ học sinh để chia sẻ thông tin và giải thích những gì họ đã thực hiện trong đợt tấp huấn và chia sẻ nguồn tài liệu mới mà họ đã tạo ra cho lớp học. Cha mẹ đã rất quan tâm tìm hiểu về cách sử dụng các tài liệu trong lớp học và cách giáo viên giúp đỡ để khuyến khích học sinh học tập tích cực trong lớp. Các bậc cha mẹ nhận xét rằng họ đã nhận thấy trẻ em quan tâm nhiều hơn đến sách và chăm đọc sách hơn. Cha mẹ cũng rất quan tâm đến giáo viên, họ sẽ tiếp tục ủng hộ những ý tưởng mới của giáo viên.
Giáo viên tổ chức một số trò chơi toán học và các hộp toán học gồm hoạt động giải quyết vấn đề toán nhằm kích thích việc vận dụng kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng tư duy trong toán học của học sinh. Cha mẹ hỗ trợ giáo viên trong việc phát triển của các hộp toán học thông qua việc sử dụng các vật liệu tái chế.
Nhiều học sinh quan tâm đến các hoạt động nghệ thuật và thể thao vì thế có thể bổ sung thêm tiết nghệ thuật và các hoạt động thể thao vào chương trình học. Thực tế, theo chương trình HDS, học sinh lớp 2 chỉ có một tiết Mĩ thuật/tuần nên tăng thêm 1 tiết nữa các em sẽ có thêm thời gian dành cho môn học này.
Qua việc xếp tiết Tự nhiên & Xã hội liền với tiết văn hóa địa phương, giáo viên chủ nhiệm có thể phát triển một loạt các hoạt động để tăng cường thời gian học tập trong tiết Tự nhiên và Xã hội gắn với tiết văn hóa địa phương nhằm đảm bảo rằng chủ đề đó được bản địa hoá để phù hợp với tình hình của học sinh. Sắp xếp các tiết học này sau khi ăn trưa, giúp giáo viên có thêm thời gian để chuẩn bị cho các hoạt động thực tế trong các tiết học này.
Nhà trường có giáo viên chuyên Âm nhạc và Thể dục, giáo viên này làm việc toàn thời gian, cả buổi sáng và buổi chiều. Tiết tăng cường Âm nhạc sẽ cho phép các giáo viên tổ chức một số hoạt động hiệu quả với học sinh và cho các em thêm thời gian để khám phá âm nhạc với các nhạc cụ tự làm. Các em học sinh rất thích thú biểu diễn trước toàn trường vào trong các tiết hoạt động tập thể. Mỗi lớp đều có cơ hội để trình diễn một lần/tháng.
Minh họa thời khóa biểu Lớp 3 cho mô hình T35 của FDS
Buổi học
Tiết
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thời gian
Buổi sáng
Học sinh có thể đến lớp sớm để chuẩn bị cho buổi học
7.45 – 8.00
1
Sinh hoạt dưới cơ
Tiếng Việt
Tiếng Việt
Tiếng Việt
Tiếng Việt
8.00 – 8.40
2
Tiếng Việt
Tiếng Việt
Tiếng Việt
Tiếng Việt tăng cường
Tiếng Việt
8.40 9.20
Nghỉ giải lao – 20 phút 9.20 - 9.50
3
Âm Nhạc
Tiếng Việt tăng cường
Thể dục
Toán
Toán
9.55- 10.35
4
Toán
Toán
Toán
Toán tăng cường
Toán tăng cường
10.40 - 10.45
Buổi chiều
Nghỉ trưa – 10.45 – 1.30 * Tất cả học sinh ăn trưa tại trường và sau giờ ăn trưa thì ngủ trưa hoặc học sinh nào không muốn ngủ suốt buổi trưa có thể tới thư viện trường đọc sách, chơi trò chơi hoặc có các hoạt động thư viện như vẽ, làm sách
6
Tiếng Anh
TNXH
Tiếng Anh
TNXH
Câu lạc bộ
1.30-2.15
7
Mĩ thuật
Văn hoá địa phương
Tiếng Anh
Môi trường
Câu lạc bộ
2.15 -2.50
8
Thủ công
Tiếng Anh
Dao Duc
Thể dục
Hoạt động tập thể
2.50 – 3.30
Lý do sắp xếp thời khóa biểu chương trình FDS
Trường nằm ở một thị trấn thuộc tỉnh. Phần lớn của cộng đồng là người Kinh.Tình hình kinh tế xã hội của các hộ gia đình trong phạm vi trường này ở mức dưới trung bình đến trung bình. Trường có một sân chơi lớn và gần đây đã được tổ chức Phi chính phủ Quốc tế tài trợ để xây dựng xong một thư viện trường học.
Trường không có bếp ăn và không gian để phục vụ các bữa ăn nên nhà trường đặt xuất ăn cho học sinh tại một cơ sở cung cấp thực phẩm. Học sinh ăn trưa trong các lớp học và giáo viên giám sát các em cho đến khi ăn xong. Hai phụ huynh tình nguyện thay phiên nhau vào mỗi ngày để giúp đỡ việc vận chuyển các hộp cơm và trả lại cho cơ sở cung cấp bữa trưa cho các em.
Thư viện được mở cửa cho học sinh vào đọc trong giờ nghỉ trưa nếu các em muốn đọc từ lúc 12:30-1:30 và nhân viên thư viện sẽ giám sát học sinh trong thời gian này. Học sinh khác có thể ngủ sau khi ăn trưa tại lớp học của mình.
Để đáp ứng sở thích của phụ huynh và học sinh, trường này đã lựa chọn dạy tiếng Anh cho học sinh. Nhà trường có giáo viên Tiếng Anh có trình độ và cha mẹ đã đồng ý hỗ trợ chi phí mua tài liệu và sách cho con.
Học sinh thấy rất cần thiết có một chương trình câu lạc bộ, các hoạt động trong câu lạc bộ được thay đổi định kỳ 3 tháng một lần. Chương trình câu lạc bộ được tổ chức với sự tình nguyện hỗ trợ của phụ huynh và cộng đồng. Việc phân bổ thời gian cho các câu lạc bộ sẽ được thực hiện trong năm kể cả chương trình cắm trại tại trường.
Trường ở gần một công viên quốc gia và giáo viên đã được tập huấn về giáo dục môi trường. Trường có một chương trình học giáo dục về môi trường và mỗi tuần, trường tổ chức dạy Giáo dục môi trường cho học sinh , nội dung dạy có liên quan đến một trong hai chủ đề quan trọng: Rác thải &Tái chế và vấn đề đa dạng sinh học. Một số bài học Tự nhiên và Xã hội có liên quan đến lĩnh vực môi trường cho nên tiết học Tự nhiên và Xã hội được bố trí sát với tiết học giáo dục môi trường do đó sẽ cho phép giáo viên mở rộng các bài học Tự nhiên và Xã hội với các hoạt động, tạo điều kiện cho học sinh tham gia tích cực vào quá trình học tập.
Tiết học tiếng Anh dành cho lớp 3 và 4 được lên lịch học vào các buổi chiều vì giáo viên chỉ dạy vào buổi chiều.
Giáo viên Âm nhạc và Thể dục làm việc toàn thời gian nên một số lớp sẽ học các tiết này vào buổi sáng.
Môn Mĩ thuật và Thủ công được xếp lịch dạy kế tiếp nhau vào buổi chiều và do giáo viên chủ nhiệm đảm trách vì không có giáo viên chuyên. Điều này cho phép giáo viên chuẩn bị bài học trong giờ nghỉ trưa.
Đối với tiết Toán tăng cường, giáo viên tổ chức cho học sinh có cơ hội để chơi các trò chơi toán học và thực hiện các hoạt động giải quyết vấn đề do đó sẽ củng cố các kỹ năng đã học và kích thích kỹ năng tư duy của học sinh.
Tiết tiếng Việt tăng cường được sắp xếp kế tiếp tiết tiếng Việt, cho phép giáo viên vận dụng các phương pháp tiếp cận tích cực hơn trong việc dạy và học, tổ chức các hoạt động củng cố bài học trước. Ví dụ, kể lại với con rối hoặc kể chuyện trong nhóm hay các hoạt động khác để kích thích kỹ năng tư duy của học sinh, các hoạt động về trò chơi ô chữ để phát triển kỹ năng viết, các kỹ năng từ vựng của các em. Nội dung tăng cường cho Tiếng Việt tập trung vào kỹ năng đọc và làm văn trong chương trình học.
Các bậc phụ huynh yêu cầu các trường sắp xếp thời gian biểu khoảng 4 tiếtvào buổi sáng và 3 tiết vào buổi chiều để tiện đưa đón học sinh. Giáo viên giúp học sinh có thể hoàn tất việc học mỗi ngày sau khi kết thúc thời gian học ở trường.
File đính kèm:
- XDTKB 2buoingay.doc