Hướng dẫn sử dụng phần mềm Ebeam interact và bút tương tác (stylet interact) trong giảng dạy ở các trường phổ thông

Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin và các công cụ kỹ thuật mới vào việc giảng dạy ở các trường phổ thông là tương đối phổ biến. Về phần mềm ứng dụng trong việc soạn giảng phổ biến nhất hiện nay đối với giáo viên là phần mềm trình chiếu Power Point trong bộ Office Microsoft. Nhưng khi soạn giáo án để giảng dạy trên phần mềm này thì khi chúng ta đang giảng dạy (đang trình chiếu bài giảng của mình) muốn giải thích thêm ý nghĩa các câu, các hình vẽ có trên màn hình một cách trực tiếp thì không thể được; mặt khác khi trình chiếu bằng Power Point thì người giáo viên luôn bị phụ thuộc vào máy vi tính để điều khiển con chuột cũng như các phím chức năng khác làm cho giáo viên bị động, không được thoải mái trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh từ đó làm cho bài giảng kém phần sinh động trong việc minh họa, trình bày trước lớp của giáo viên và kém hấp dẫn đối với học sinh trong việc thu nhận kiến thức mới

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2876 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn sử dụng phần mềm Ebeam interact và bút tương tác (stylet interact) trong giảng dạy ở các trường phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó thể thay đổi kích thước, màu sắc, độ lớn cũng như vị trí của văn bản trên màn hình …. 5/ Mở phần Options của bảng các chức năng : Khi nhấn đôi đầu viết nhựa vào khung này ta có thể thay đổi độ đậm hay nhạt của bảng các chức năng cũng giống như kích thước to nhỏ của bảng chức năng này bằng cách kéo các thanh trượt trong bảng menu Options được hiện ra 6/ Chức năng thu lại các hoạt động ghi trên màn hình : Khi sử dụng chức năng này ta sẽ ghi lại được tòan bộ các hoạt động diễn ra trong buổi học hay hội thảo (với cả các âm thanh và hình ảnh, nội dung ghi trên bảng …) 7/ Chức năng mở một trang mới scrapbook (hay một trang scrapbook đã được soạn thảo trước đó): Khi nhấn đôi vào biểu tượng này thì màn hình làm việc của scrapbook sẽ xuất hiện, tại đây ở phần menu file ta có thể lấy ra một bài giảng hay thuyết trình đã chuẩn bị sẵn trong scrapbook để giảng dạy hay thuyết trình. Trong màn hình làm việc có các menu tương tự như các menu trong Power point như menu file, menu edit, menu options … và cách sử dụng thì cũng tương tự như trong Power Point. 8/ Chức năng dùng bút tương tác để ghi trực tiếp trên màn hình : Khi nhấn đôi vào biểu tượng này thì ta có thể sử dụng bút tương tác như một loại viết (viết ảo) để ghi chú thêm hay vẽ hình trên màn hình. Khi sử dụng chức năng này ta có thể thay đổi màu sắc của bút cũng như độ dày, mỏng của nét bút bằng cách nhấn đôi vào màu và độ lớn của nét chữ trên bảng chức năng 9/ Chức năng xóa những gì đã ghi chú trên màn hình : Khi nhấn đôi đầu bút tương tác vào biểu tượng này thì ta có thể dùng bút tương tác như một cục gôm dùng để tẩy, xóa những gì chúng ta đã ghi trên màn hình (chúng ta có thể thay đổi độ lớn của nét gôm hay tẩy) 10/ Chức năng phóng lớn hay thu nhỏ các hình ảnh trên màn hình: Khi sử dụng chức năng này ta có thể phóng lớn hay thu nhỏ các hình ảnh, chữ viết trên màn hình 11/ Chức năng dùng bút tương tác như là chuột trong các bài trình diễn Power Point: Khi sử dụng chức năng này ta có thể dùng bút tương tác để điều khiển sự xuất hiện của các slides hay các hiệu ứng. Khi cần ghi chú thêm trên các slides ta chuyển chức năng của bút tương tác thành bút ảo để ghi, ghi xong ta chuyển lại chức năng dùng bút tương tác như chuột Chú ý : Khi sử dụng bút tương tác làm một chức năng nào đó thì chức năng đó sẽ được biểu thị rõ ràng ở hình tròn trung tâm của bảng các chức năng  Sử dụng như bút ảo Màu của bút Độ dày, mỏng của nét chữ Ví dụ : Khi bảng các chức năng xuất hiện như thế này có nghĩa là chúng ta dùng bút tương tác như một bút ảo với màu đỏ và nét chữ là trung bình Ngoài các chức năng chính này ra thì bút tương tác (stylet Interact) còn có những chức năng khác nữa mà trong quá trình làm việc giáo viên sẽ khám phá thêm, dần thích nghi và sử dụng thành thạo trong việc giảng dạy bằng giáo án điện tử của mình. d/ Cách ghi chú, vẽ thêm hình trên màn hình (bảng thông minh) Chúng ta có thể sử dụng bút tương tác để thể hiện chữ viết hay hình vẽ trên màn hình, tất cả các hình mà ta lưu trữ trong máy tính có thể lấy ra màn hình. Khi bắt đầu sử dụng bút tương tác chúng ta cần định vị màn hình làm việc bằng cách mở bảng định vị và nhấn vào các nút định vị (gồm có 9 nút và nút đầu tiên có màu đỏ) để cố định màn hình soạn thảo khi đó ta có thể vẽ các hình hay viết nội dung cần thể hiện trong phần màn hình đã được định vị. B/ Các chức năng cơ bản của Scrapbook: eBeam Scrapbook lưu giữ các hình vẽ và chữ viết được thể hiện trên màn hình (nghĩa là chúng ta có thể lưu lại các nội dung đã được ghi lên bảng thông minh để làm tài liệu tham khảo), chúng ta cũng có thể đưa các hình có sẵn được lưu giữ trong máy tính lên màn hình tương tác cũng như các tài liệu có sẵn (văn bản word, exel, access … ) trong máy tính mà mình đã chuẩn bị lên màn hình tương tác (bảng thông minh). Chúng ta sử dụng chức năng Scrapbook để mở một trang mới và trình bày các nội dụng trong buổi hội thảo. Chúng ta cũng có thể chuyển tải các nội dung được hội thảo lên mạng Intranet hay Internet để thảo luận với các thành viên khác trên mạng (gián tiếp) hay trong phòng họp (trực tiếp). 1/ Cách trình bày một bài trình diễn: Một bài trình diễn (giáo án điện tử) được soạn bởi bởi phần mềm Power Point có thể được thể hiện trong phần mềm eBeam tương tác. Chúng ta có thể quay phim lại các nội dung được trình diễn trực tiếp trong bài trình diễn bởi phần mềm eBeam hay Power Point mà ta đã soạn. Chúng ta cũng có thể in ra tất cả nội dung được trình diễn trên bảng thông minh ra giấy để gửi cho người khác tham khảo khi có yêu cầu. 2/ Cách chia sẻ thông tin trong một cuộc hội thảo, tiết dạy bằng phần mềm eBeam Interact : Ta có thể mở một trang mới của eBeam Scrapbook và bắt đầu cho cuộc hội thảo, bài giảng … (trực tiếp hoặc gián tiếp qua mạng Internet) hoặc mở lại nội dung cuộc hội thảo, tiết dạy trước đó đã được thu hình lại để thảo luận. (Thông thường một cuộc hội thảo qua mạng sẽ được miễn phí khi số người tham gia dưới 25 người, còn trên số đó thì cần phải mua thêm một thiết bị khác để chuyển tải nội dung hội thảo) 3/ Cách chèn một bài giảng Power Point vào trong scrapbook: 1/ Vào menu File > Import/Merge… > File name ….. sẽ có một menu khác hiện ra yêu cầu chúng ta cho biết số slide cần chèn vào (trước đó ta cần chú ý phần file of type: cần chọn Power Point Présentation (dạng *.ppt) thì các file Power Point có trong các thư mục của máy tính mới xuất hiện) 2/ Một chú ý quan trọng là kích thức các slide trong Power Point khi chèn vào Scrapbook sẽ bị thu nhỏ lại và các hình ảnh trong file Power Point khi chèn vào Scrapbook thì độ rõ nét sẽ bị giảm đi so với các hình ảnh trong file gốc. Để tăng độ rõ nét của các hình ảnh trong file Power Point mà ta đã soạn khi chèn vào Scrapbook là ta có thể làm như sau: Vào menu edit chọn menu Option đánh dấu chọn vào ô Use Original image quality (ta cần chú ý là hành động này sẽ làm tăng sự hoạt động của bộ nhớ RAM nên tốc độ chuyển tải, xử lý của máy tính sẽ bị chậm đi) 4/ Cách chèn một file Excel vào trong scrapbook: Vào menu Page chọn add image … trong khung File of type ta chọn các file excel (có dạng *.xls) thì các file excel có trong các thư mục mới xuất hiện. Khi đó sẽ có một menu khác xuất hiện yêu cầu chúng ta chọn các trang nào, từ cột nào đến cột nào, từ dòng nào đến dòng nào (sheet, cells, column … to … row … to … ) sau đó nhấn OK. 5/ Cách chèn một hình ảnh vào trong scrapbook: Vào menu page chọn add image … trong khung file of type ta chọn dòng graphique files (*.bmp; *.gif …) khi đó các hình mà ta lưu trữ trong máy tính mới xuất hiện và ta click đôi vào hình muốn chèn vào scrapbook (hoặc trong khung file name ta gõ tên file và nhấn phím Open) thì hình đó sẽ xuất hiện trong màn hình scrapbook 6/ Cách chèn một file Word vào trong scrapbook; Vào menu page chọn add image … trong khung file of type ta chọn dòng word document (*.doc, *.rtf, *.docx, *.docm) khi đó các file word mà ta lưu trữ trong máy tính mới xuất hiện. Ta có thể click đôi vào file word muốn chèn vào scrapbook (hoặc trong khung file name ta gõ tên file và nhấn phím Open) Nếu file word chỉ có một trang thì Scrapbook không hỏi gì thêm, nhưng nếu file word có nhiều trang thì scrapbook sẽ yêu cầu chúng ta chỉ rõ muốn chèn vào trang nào. Chú ý là tất cả các văn bản word, bảng tính excel, hình ảnh … khi đã chèn vào scrapbook thì đều có thể thay đổi kích thước, di chuyển đến vị trí mà người điều khiển mong muốn, hay xoay với bất kỳ góc nào … 7/ Cách chèn một hình có sẵn của eBeam Interact vào scrapbook: Trong phần mềm eBeam Interact đã có sẵn một thư viện hình ảnh (không nhiều lắm) Muốn chèn một hình ảnh có trong thư viện hình ảnh này vào trang scrapbook để trình chiếu ta làm như sau: Mở một trang scrapbook mới. Vào menu file chọn Image Gallery sẽ xuất hiện một số thư mục chứa các hình ảnh với đủ thể loại, chủ đề, muốn chèn hình có chủ đề nào ta chọn file chứa hình của chủ đề đó và chọn hình cần chèn vào scrapbook bằng cách nhấn đôi trên hình đó bằng bút tương tác. IV/ Hiệu quả khi sử dụng bút tương tác và bảng thông minh trong giảng dạy: Qua một quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và sử dụng bút tương tác trong việc giảng dạy (môn Toán) tôi thấy rằng các thiết bị mới này (bảng thông minh, bút tương tác, phần mềm eBeam Interact) đã góp phần rất tốt trong việc hỗ trợ người giáo viên trong việc sử dụng giáo án điện tứ để giảng dạy nhất là sử dụng phần mềm Power Point để truyền đạt kiến thức. Bút tương tác giùp người giáo viên thoát ly khỏi sự phụ thuộc vào máy tính khi thao tác trên màn hình, giáo viên có thể minh họa thêm, vẽ thêm hình ... trực tiếp trên màn hình và học sinh cũng có thể tham gia trực tiếp vào bài giảng, làm bài trực tiếp trên màn hình bằng bút ảo với đủ màu sắc và kích cỡ. Điều này giúp cho giáo viên được chủ động hơn trong tiết dạy của mình và học sinh sẽ có nhiều hứng thú hơn với việc tiếp thu các kiến thức mới một cách trực quan và sinh động. V/ Kết luận: Với những lợi ích như đã trình bày ở trên (phần I và II) cũng như phần hướng dẫn sử dụng bút tương tác (phần III) tôi thấy rằng đây thực sự là một công cụ tiên tiến rất hữu ích đối với giáo viên trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy, nhất là trong năm học này (2008 – 2009) theo chủ trương của Bộ Giáo Dục là năm cần ứng dụng nhiều hơn nữa công nghệ thông tìn vào việc giảng dạy để thay đổi theo hướng tích cực phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả giảng dạy tạo thêm hứng thú cho học sinh khi tiếp thu bài học (vì học sinh có thể tham gia trực tiếp vào bài giảng của giáo viên, và giáo viên có thể thêm hay bớt nội dung bài giảng đã được chuẩn bị sẵn) Ngoài ra, vì đây là một phần mềm và thiết bị công nghệ mới vừa được trang bị cho các trường học nên việc sử dụng chúng trong việc giảng dạy của tôi cũng còn chưa nhiều. Chắc chắn rằng trong phần giới thiệu, hướng dẫn sử dụng nhiều chỗ còn chưa rõ ràng và đầy đủ, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp đã sử dụng những thiết bị công nghệ mới này trong việc giảng dạy Đà lạt, tháng 11 năm 2008 Người viết Trần Quang Tuyên

File đính kèm:

  • docHuong dan su dung but tuong tac Stylet Interact tronggiang day.doc