Bài giảng Tin học 9 Tuần 26 - Tiết 52 - Bài 12: Tạo hiệu ứng động

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết tạo các hiệu ứng động có sẵn cho bài trình chiếu và sử dụng khi trình chiếu.

- Biết sử dụng các hiệu ứng động một cách hợp lí.

2. Kĩ năng:

- Thực hiện được thao tác tạo hiệu ứng động có sẵn cho bài trình chiếu.

3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.

 II. Chuẩn bị

Gv: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu

 

doc2 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tin học 9 Tuần 26 - Tiết 52 - Bài 12: Tạo hiệu ứng động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/03/2014 Ngày dạy: 03/03/2014 Tuần 26 Tiết: 52 Bài 12: TẠO HIỆU ỨNG ĐỘNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết tạo các hiệu ứng động có sẵn cho bài trình chiếu và sử dụng khi trình chiếu. - Biết sử dụng các hiệu ứng động một cách hợp lí. 2. Kĩ năng: - Thực hiện được thao tác tạo hiệu ứng động có sẵn cho bài trình chiếu. 3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn. II. Chuẩn bị Gv: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu. Hs: Vở ghi, sách giáo khoa. III. Phương pháp: - Gv diễn giải, thuyết trình, thao tác mẫu, giải thích. Hs quan sát, thao tác thực hiện. IV. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp: (1’) 9A1:................................................................................................................ 9A2:................................................................................................................ 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu hỏi: Trình bày các bước tạo hiệu ứng chuyển động cho các trang chiếu? 3. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động 1: (18’) Tìm hiểu tạo hiệu ứng động cho đối tượng. + GV: Đặt vấn đề có thể tạo hiệu ứng động cho từng đối tượng trên cùng một trang chiếu hay không? + GV: Các hiệu ứng này giúp gì cho bài trình chiếu khi trình chiếu. + GV: Đưa ra ví dụ về tạo hiệu ứng động cho các đối tượng trên trang chiếu? + GV: Cách đơn giản nhất để tạo hiệu ứng động cho các đối tượng trên trang chiếu là gì? + GV: Thao tác mẫu các bước đặt hiệu ứng chuyển cho các đối tượng trên trang chiếu. + GV: Cho HS thực hiện các thao tác đã làm mẫu. + GV: Gọi một số HS lên bảng thực hiện thao tác. + GV: Yêu cầu HS nhắc lại các bước thực hiện. + GV: Quan sát các HS thực hiện các thao tác. + GV: Hướng dẫn các thao tác khó, các thao tác thực hiện chưa thành thục còn yếu. + GV: Muốn áp dụng hiệu ứng đã chọn cho mọi trang chiếu trong bài trình chiếu ta nhấn nút lệnh nào? + GV: Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác trên. + GV: Gọi 2 HS lên bảng thực hiện thao tác. + GV: Yêu cầu các HS khác nhận xét các bước thực hiện. Hoạt động 2: (8’) Tìm hiểu sử dụng các hiệu ứng động. + GV: Các hiệu ứng động trong bài trình chiếu giúp cho việc trình chiếu như thế nào? + GV: Nếu sử dụng quá nhiều hiệu ứng trong bài trình chiếu sẽ gây tác động như thế nào? + GV: Việc sử dụng hiệu ứng phải được thực hiện những lưu ý gì? Hoạt động 3: (12’) Tìm hiểu một vài lưu ý khi tạo bài trình chiếu. + GV: Lưu ý cho HS thấy rằng việc định dạng nội dung văn bản, đặt màu hoặc ảnh nền và thêm hình ảnh minh họa, cũng như liên kết trang chiếu khá đơn giản. + GV: Thuyết trình cho HS để có sản phẩm đẹp, hấp dẫn và phục vụ tốt cho nội dung cần trình bày thì ý tưởng của người tạo bài trình chiếu là quan trọng nhất. + GV: Diễn giải cho HS một số nội dung khi tạo cho các trang chiếu cần tránh. + HS: Ngoài việc tạo hiệu ứng chuyển trang chiếu, ta còn có thể tạo hiệu ứng động cho các đối tượng trên trang chiếu. + HS: Giúp thu hút sự chú ý của người nghe. + HS: Quan sát ví dụ của GV đưa ra và nhận biết các hiệu ứng được thực hiện trang trang chiếu. + HS: Là sử dụng các hiệu ứng có sẵn của phần mềm. + HS: Tập trung quan sát, chú ý lắng nghe à ghi nhớ kiến thức. + HS: Thực hiện theo từng cá nhân thao tác thực hiện. + HS: Lên bảng thực hiện các yêu cầu của GV đưa ra. + HS: Các bước thực hiện: 1. Chọn các trang chiếu cần áp dụng hiệu ứng động có sẵn. 2. Mở bảng chọn Slide Show và chọn Animation Schemes. 3. Nháy chọn hiệu ứng thích hợp trong ngăn bên phải cửa sổ. + HS: Nháy nút Apply to All Slides. + HS: Thực hiện các thao tác đã được hướng dẫn trên phần mềm. + HS: Hai HS lên bảng thực hiện thao tác theo yêu cầu. + HS: Các bạn khác quan sát nhận xét cách thực hiện của bạn. + HS: Giúp cho việc trình chiếu trở nên hấp dẫn và sinh động hơn. + HS: Có thể không giúp đạt mục tiêu làm sinh động và hấp dẫn mà có thể gây ra tác dụng ngược lại. + HS: Cân nhắc xem hiệu ứng đó có giúp nội dung trang chiếu rõ ràng và hiểu quả hơn không. + HS: Quan sát thao tác thực hiện của GV và nhận biết được rằng việc tạo bài trình chiếu khá đơn giản. + HS: Cần ghi nhớ rằng để sản phẩm đẹp, hấp dẫn và phục vụ tốt cho nội dung cần trình bày thì ý tưởng của người tạo bài trình chiếu là quan trọng nhất. + HS: Tâp trung chú ý lắng nghe và ghi nhớ kiến thức. 2. Tạo hiệu ứng động cho đối tượng. Các bước thực hiện: 1. Chọn các trang chiếu cần áp dụng hiệu ứng động có sẵn. 2. Mở bảng chọn Slide Show và chọn Animation Schemes. 3. Nháy chọn hiệu ứng thích hợp trong ngăn bên phải cửa sổ. - Muốn áp dụng hiệu ứng đã chọn cho mọi trang chiếu trong bài trình chiếu ta nhấn nút lệnh Apply to All Slides. 3. Sử dụng các hiệu ứng động. - Cần lưu ý, các hiệu ứng động chỉ là công cụ phục vụ cho truyền đạt nội dung. 4. Một vài lưu ý khi tạo bài trình chiếu. - Để có “sản phẩm” đẹp, hấp dẫn và phục vụ tốt cho nội dung cần trình bày thì ý tưởng của người tạo bài trình chiếu là quan trọng nhất. 4. Củng cố: - Củng cố trong nội dung bài học. 5. Hướng dẫn và dặn dò về nhà: (1’) - Xem lại các thao tác đã được hướng dẫn thực hiện. Đọc trước nội dung bài tiếp theo. 6. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doctuan 26 tiet 52 tin 9 2013 2014.doc