A. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH:
Môn khoa học 4, 5 nhằm giúp học sinh:
I.Có một số kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực về:
- Sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng và sự lớn lên của cơ thể người. Cách phòng tránh một số bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm.
- Sự trao đổi chất, sự sinh sản của thực vật, động vật.
- Đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu và dạng năng lượng thường gặp trong đời sống và sản xuất.
II.Bước đầu hình thành và phát triển những kỹ năng:
-Ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến vấn đề sức khoẻ của bản thân gia đình và cộng đồng.
7 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1136 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn dạy môn khoa học 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ái độ,và hành vi:
-Tự giác thực hiện các qui tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
-Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống.
-Yêu con người, thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp. Có ý thức và hành động bảo vệ môi trường xung quanh.
B. PHƯƠNG PHÁP DẠY MÔN KHOA HỌC:
Dạy môn khoa học có thể sử dụng các phương pháp sau: trình bày, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi, đóng vai, động não,quan sát, thí nghiệm, thực hành,
Trong mỗi tiết học cần phối hợp một số phương pháp khác nhau một cách linh hoạt, sáng tạo theo hướng giảm sự can thiệp và quyết định của giáo viên và tăng cường sự tham gia của HS vào các hoạt động tìm tòi, phát hiện ra kiến thức mới. Trong đó GV cần đặc biệt lưu ý tới:
-Tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động khám phá nhằm khêu gợi sự tò mò khoa học, thói quen đặt câu hỏi, tìm câu giải thích khi các em được tiếp cận với thực tế xung quanh.
-Tổ chức cho HS tập giải quyết những vấn đề đơn gian gắn liền với tình huống có ý nghĩa, HS sẽ có dịp vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống một cách phù hợp.
-Tổ chức cho HS làm việc theo cặp(nhóm 2 HS) và nhóm nhỏ(3HS) sẽ giúp các em có nhiều cơ hội để nói lên những ý kiến của mình, giúp các em được rèn luyện khả năng diễn đạt, giao tiếp và hợp tác trong công việc.
-Tăng cường cho HS sử dụng tranh ảnh, sơ đồ, mẫu vật, đồ dùng, thí nghiệm,
Sau đây là những gợi ý cụ thể về việc áp dụng một số phương pháp dạy học để dạy môn Khoa học nhằm phát huy tính tích cực học tập của HS.
I.Phương pháp quan sát:
1.Phương pháp quan sát là gì?
Phương pháp quan sát là phương pháp dạy cho HS cách sử dụng các giác quan để tri giác trực tiếp, có mục đích các sự vật, hiện tượng diến ra trong tự nhiên và trong cuộc sống mà không có sự can thiệp vào quá trình diễn biến các sự vật hoặc hiện tượng đó.
2. Phương pháp quan sát bao gồm những bước nào?
Phương pháp quan sát bao gồm các bước:
-Quan sát để thu thập thông tin;
-Xử lí thông tin đẫ thu thập để rút ra kết luận;
-Thông báo, mô tả kết quả quan sát.
Để thu thập thông tin về các sự vật và hiện tượng tự nhiên,GV phái hướng dẫn HS quan sát bằng cách sử dụng một hay nhiều giác quan(cần lưu ý rằng việc sử dụng vị giác khứu giác hay xúc giác đều phải rất thận trọng; đối với việc sử dụng thị giác, nếu có điều kiện, GV có thể hướng dẫn HS sử dụng phương tiện hỗ trợ nhu kính lúp để tăng độ phóng đại của vật cần quan sát ).
Sau khi quan sát, HS phải tập xử lí các thông tin đã tìm được (đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp, nhận xét, khái quát hoá để rút ra kết luận)
Cần khuyến khích HS thông báo, mô tả kết quả quan sát bằng việc sử dụng nhũng thuật ngữ chuyên môn phù hợp với HS các lớp cuối tiểu học. HS cũng có thể thông báo kết quả quan sát bằng hình vẽ hay sơ đồ.
3. Đối tượng quan sát là gì?
- Đối tượng quan sát có thể là tranh ảnh, mô hình, sơ đồ, vật thật, các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên và trong quá trình sống của các sinh vật.
- Đối tượng quan sát còn là các hiện tượng diiễn ra trong khi làm thí nghiệm.
-GV cần chú ý điều gì để phát huy tính tích cực của HS khi sử dụng phương pháp quan sát?
- Đôi tượng quan sát được sử dụng là nguồn tri thức để GV tổ chức các hoạt động học tập của HS; để HS tự lực tìm tòi, phát hiện ra những kiến thức mới; để HS có thể đưa ra những thắc mắc, những câu hỏivới các bạn hoặc với GV
II.Phương pháp thí nghiệm:
PHương pháp thí nghiệm được dùng để dạy các bài học nghiên cứu về các sự vật, hiện tượng, các quá trình diễn ra trong thế giới tự nhiên nhằm giúp HS có hiểu biết về nguyên nhân của các hiện tượng, tính qui luận của các hiên tượng
Để dạy học theo phương pháp thí nghiệm, cần tuân theo các bước sau:
1.Xác định mục đích của thí nghiệm.
2.Vạch kế hoạch tiến hành thí nghiệm.
3.Tiến hành thí nghiệm.
4.Phân tích kết quả và kết luận.
5.Sử dụng phương pháp thí nghiệm theo hướng dạy và học tích cực.
III.Dạy học hợp tác theo nhóm;
Tại sao tổ chức cho HS học theo nhóm lại quan trọng?
Việc tổ chức dạy học theo nhóm là quan trọng. Trước hết, nó cho phép HS có nhiều cơ hội hơn để diễn đạt và khám phá ý tưởng, mở rộng suy nghĩ, hiểu biết và rèn luyện kỹ năng nói. Nó cũng cho phép HS có cơ hội để học hỏi từ các bạn, phát huy vai trò trách nhiệm, điều đó làm phát triển kĩ năng xã hội và tính cách của HS, gồm cả việc tham gia một cách hợp tác, phối hợp với các bạn khác
2.Dạy học hợp tác theo nhóm bao gồm những bước nào?
- Chuẩn bị.
- Làm việc theo nhóm.
- Làm việc chung cả lớp.
3. Hạn chế của học theo nhóm:
- Các nhóm có thể đi chệch hướng, và một số cá nhân nào đó có thể “ lấn át” các bạn khác. Cả nhóm sẽ trở thành “bù nhìn” nếu GV không đảm bảo được mọi thành viên đều hoạt động, đều có trách nhiệm với công việc của nhóm.
- Học nhóm sẽ kém tác dụng khi bị áp dụng cứng nhắc hay thời gian quá dài.
IV. Trò chơi học tập:
Trò chơi học tập có nội dung gắn với hoạt động học tập của HS. Với mục đích:
-Làm thay đổi hình thức học tập.
-Làm không khí trong lớp học thoả mái, dễ chịu hơn.
-Làm quá trình học tập trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn.
-HS thấy vui, nhanh nhẹn, cởi mở hơn.
-HS tiếp thu tự giác tích cực hơn.
-HS được củng cố và hệ thống hoá kiến thức.
V. Động não:
Ưu điểm của phương pháp có ích để thu thập được nhiều ý kiến nhất, nhiều thông tin từ nhiều người nhất trong một thời gian ngắn nhất.
C.Đánh giá kết quả học tập:
I.Mục đích đánh giá:
-Đánh giá để nhận định kết quả học tập của HS.
-Đề xuất những biện pháp để cải tiến cách dạy, cách học; nâng cao chất lượng học tập của HS.
II.Nội dung đánh giá:
Việc dánh giá kết quả học tập môn Khoa học cần quan tâm đến các mặc kiến thức, kỹ năng và thái độ theo mục tiêu cụ thể của môn học đã được trình bayfowr phần trên.
III.Cách đánh giá:
-Kết hợp việc cho điểm với nhận xét để giúp HS nhận ra những kiến thức, kỹ năng .cần bổ sung.
-Phối hợp các hình thức kiểm tra miệng, kiểm tra viết .
-Có thể kiểm tra đánh giá từng cá nhân HS hoặc một nhóm HS.
IV. Công cụ đánh giá:
Phối hợp các loại câu hỏi như:
+ Câu hỏi tự luận.
+ Câu hỏi trắc nghiệm.
+ Câu hỏi mở.
Phối hợp các loại bài tập lí thuyết với bài tập thực hành,.
___________________________________________________________________
CÁCH THIẾT KẾ BÀI HỌC.
XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:
Mục tiêu bài học cần được viết dưới dạng cụ thể, thực tiễn, đoi được, với ngôn từ phù hợp và có thể đạt được. GV cần tự đặt ra câu hỏi: Sau khi học xong bài này, HS cần đạt được những kiến thức, kỹ năng thái độ nào?
Dưới đây là một số động từ có thể tham khảo khi viết các loại mục tiêu:
Về kiến thức: liệt kê, mô tả, nêu tên, nêu đặc điểm, nêu ví dụ, xác định, chỉ ra,
Về kỹ năng: quan sát, thí nghiệm, so sánh, đối chiếu, phân tích, sắp xếp, phân loại, báo cáo,
Về thái độ: có ý thức, tự giác, giúp đỡ, bảo vệ,...
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-GV cần suy nghĩ xem để đạt được mục tiêu của bài học này cần phải sử dụng những đồ dùng nào. Những phương tiện, dụng cụ thí nghiệm nào không thể thiếu trong tiết học.
-GV cần xem lại các danh mục về thiết bị và đồ dùng dạy - học của nhà trường hoặc bản thân tích luỹ được từ trước để xác định những đồ dùng dạy học cần thiết cho bài đã có sẵn hay phải tự làm hoặc phải dành thời gian cho việc thu thập chúng. GV cần xác định rõ trong số những đồ dùng dạy - học đó, HS sẽ phải chuẩn bị gì, GV sẽ phải chuẩn bị gì để liệt kê trong kế hoạch bài học và nhớ chuẩn bị chúng.
III.XÁC ĐỊNH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Ví dụ:
-Trình bày có hướng dẫn.
-Quan sát hay làm thí nghiệm.
-Đóng vai diễn tả một tình huống.
-.
IV. XÁC ĐỊNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GVcần lựa chọn hoặc xây dựng các hoạt động dạy -học để đạt được mục tiêu của bài; phù hợp với điều kiện của trường và với đối tượng HS. Lên kế hoạch, boostris thời gian cho các hoạt động dạy - học đã xác định. Trong từng hoạt động cần nêu rõ hoạt động nào của GV, hoạt động nào của HS.
-Hoạt động1: (tên hoạt động)
+ Mục tiêu: ( nêu các mục tiêu)
+ Cách tiến hành:
Bước 1
Bước 2
..
+ Kết luận của GV.
Hoạt động2: ( tên hoạt động)
+ Mục tiêu: ( tên các mục tiêu)
+ Cách tiến hành:
Bước 1
Bước 2
..
+ Kết luận của GV.
Hoạt động 3.
.
Kết thúc bài học.
--------------------------------------------------------------------------------------------
BÀI 56: ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG.
MỤC TIÊU:
Giúp HS:
Củng cố các kiến thức về phần Vật chất và năng lượng.
Củng cố các kỹ năng: quan sát, làm thí nghiệm.
Củng cố những kỹ năng về bảo vệ môi trường, giữ ginf sức khoẻ liên quan đến phần vật chất và năng lượng.
Biết yêu thiên nhiên, có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học, kĩ thuật, lòng hăng say khoa học, khả năng sáng tạo khi làm thí nghiệm.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tất cả các đồ dùng chuẩn bị từ những tiết trước để làm thí nghiệm về: nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt như: cốc, túi ni lông, miếng xốp, xi lanh, đền, nhiệt kế,
Tranh ảnh của những tiết học trước về việc sử dụng: nước, âm thanh, ánh sáng, bóng tối, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi, giải trí.
Bảng lớp hoặc bảng phụ viết sẵn nội dung câu hỏi 1,2 trang 110.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: ( Tiết 2)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 3: TRIỄN LÃM.
GV phát giấy A0 cho HS hoạt động nhóm 4.
-Yêu cầu HS dán tranh ảnh nhóm mình sưu tầm được, sau đó tập thuyết minh, giới thiệu về các nội dung tranh, ảnh.
-GV cùng 3 HS làm Ban giám khảo thống nhất tiêu chí đánh giá.
+Nội dung đầy đủ, phong phú, phản ánh các nội dung đã học: 10điểm
+Trình bày đẹp, khoa học: 3điểm
+Thuyết minh rõ, đủ ý, gọn 3điểm
+Trả lời được các câu hỏi đặt ra: 2điểm
+Có tinh thần đồng đội khi triển lãm2điểm
GV nhận xét, kết luận chung.
Hoạt động4: THỰC HÀNH
GV vẽ các hình sau lên bảng.
Yêu cầu HS: Quan sát các hình minh hoạ.
-HS thực hiên theo sự điều khiển của nhóm trưởng.
-Cả lớp đi tham quan khu triển lãm của từng nhóm.
-Ban giám khảo chấm điểm và thông báo kết quả.
-Nêu từng thời gian trong ngày ứng với sự xuất hiện của bóng cọc.
+H1: Buổi sáng, bóng cọc ngã về phía Tây.
File đính kèm:
- huong dan day mon khoa hoc 4.doc