Kiến thức
Biết được:
- Khái niệm chất và một số tính chất của chất.
- Khái niệm về chất nguyên chất (tinh khiết ) và hỗn hợp.
- Cách phân biệt chất nguyên chất (tinh khiết ) và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí.
Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu chất. rút ra được nhận xét về tính chất của chất.
- Phân biệt được chất và vật thể, chất tinh khiết và hỗn hợp
- Tách được một chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí.
- So sánh tính chất vật lí của một số chất gần gũi trong cuộc sống, thí dụ đường, muối ăn, tinh bột.
127 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 4326 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hướng dẫn dạy học môn Hóa học Lớp 8 THCS theo phương pháp "Bàn tay nặn bột", để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xit axetic.
- GV: yêu cầu HS trình bày quan điểm của các em về vấn đề trên (GV cho HS làm việc theo nhóm)
- HS: có thể nêu ra các ý kiến khác nhau:
+ Axit axetic có tan trong nước không?
+ Axit axetic có tính chất gì giống với các chất đã học?
+ Ngoài tác dụng làm dấm ăn, axit axetic còn được ứng dụng trong những lĩnh vực nào của cuộc sống?...
3. Đề xuất các câu hỏi:
Từ những ý kiến ban đầu của HS do các nhóm đề xuất, GV tập hợp thành các nhóm biểu tượng ban đầu rồi hướng dẫn HS so sánh sự giống nhau và khác nhau của các ý kiến trên, sau đó giúp các em đề xuất các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu về axit axetic.
- HS: Dưới sự hướng dẫn của GV, có thể nêu ra các câu hỏi liên quan như:
+ Thành phần của axit axetic có chứa các nguyên tố hóa học nào?
+ Axit axetic có tính chất nào giống và khác với ancol etylic? Đó là những phản ứng nào? Tại sao
+...
- GV: tập hợp các câu hỏi của các nhóm (chỉnh sửa và nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung tìm hiểu về axit axetic).
+ Axit axetic có phản ứng với Na không?
+ Axit axetic có tính chất gì giống và khác với các axit vô cơ khác (HCl, H2SO4...)? Tại sao?
+ Axit axetic có phản ứng được với ancol etylic không?
+ Axit axetic có sẵn trong tự nhiên không? Nếu có thì ở đâu?
+ Điều chế axit axetic bằng cách nào?
4. Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu:
4.1. Đề xuất thí nghiệm
GV tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất thí nghiệm nghiên cứu để tìm hiểu các kiến thức về axit axtic, HS có thể đề xuất nhiều cách khác nhau, GV nên chọn cách thí nghiệm, quan sát và nghiên cứu tài liệu như sau:
- GV đưa cho mỗi nhóm HS các chất: Kẽm, axit clohiđric, cục vôi sống nhỏ, nước, thanh củi, que đóm. (tùy từng đối tượng HS mà GV có thể yêu cầu thêm một số thí nghiệm khác như: thổi hơi vào ống nghiệm đựng nước và ống nghiệm đựng nước vôi trong...)
GV yêu cầu mỗi nhóm làm các thí nghiệm: Ống nghiệm, đèn cồn, cốc thủy tinh, ống dẫn khí, giá sắt, dung dịch axit axetic, quỳ tím, dung dịch phenolphthalein, CuO, Zn, Na2CO3, H2SO4, ancol etylic.
4.2. Tiến hành thí nghiệm
GV lưu ý cung cấp đồ dùng thí nghiệm, yêu cầu HS nghiên cứu tiến hành thí nghiệm để đạt được mục đích nghiên cứu có nghĩa là tìm được câu trả lời cho câu hỏi. (GV không mô tả trước cách tiến hành thí nghiệm cho HS làm theo).
GV lưu ý HS quan sát (trạng thái của chất, chất rắn có tan không, có xuất hiện chất khí hay kết tủa không, nghiên cứu SGK đặc biệt phần ứng dụng). GV yêu cầu HS dự đoán sản phẩm xảy ra và viết các phương trình phản ứng.
Khi HS tiến hành thí nghiệm GV bao quát lớp, đi tới các nhóm để hướng dẫn thêm, điều chỉnh các sai lầm, giúp đỡ HS (nếu cần thiết).
GV nên nhắc nhở động viên HS làm thí nghiệm độc lập, không copy làm theo ý tưởng của nhóm khác.
CHÚ Ý:
- Trước khi tiến hành thí nghiệm nghiên cứu, GV yêu cầu HS viết dự đoán vào vở thí nghiệm theo các mục: Câu hỏi, dự đoán, cách tiến hành thí nghiệm, hiện tượng quan sát được, rút ra kết luận.
- HS tiến hành thí nghiệm và nghiên cứu tài liệu theo nhóm để tìm câu trả lời và điền thông tin vào các mục còn lại trong vở thí nghiệm.
5. Kết luận, kiến thức mới:
- GV tổ chức cho các nhóm HS báo cáo kết quả sau khi đã tiến hành thí nghiệm và nghiên cứu tài liệu.
- GV hướng dẫn cho HS so sánh lại với các suy nghĩ ban đầu của mình ở phần 2 để khắc sâu kiến thức.
Khi HS tiến hành thí nghiệm xong, GV yêu cầu các nhóm thảo luận (GV nên chọn các nhóm có nhiều sai lầm nên trình bày trước để các nhóm khác bổ sung và hoàn thiện). GV nên ghi ra một góc riêng của bảng để tổng kết về các phản ứng hóa học thể hiện tính chất của axit axetic và so sánh tính chất giống và khác với axit vô cơ khác (tùy đối tượng HS có thể giải thích vì sao không bắt buộc).
TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ 10: CHẤT BÉO
A. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
Kiến thức
Biết được:
- Khái niệm chất béo, trạng thái thiên nhiên, công thức tổng quát của chất béo đơn giản là (R- COO)3 C3H5, đặc điểm cấu tạo.
- Tính chất vật lí: Trạng thái, tính tan.
- Tính chất hoá học: Phản ứng thủy phân trong môi trường axit và trong môi trường kiềm ( phản ứng xà phòng hoá).
- Ứng dụng: Là thức ăn quan trọng của người và động vật, là nguyên liệu trong công nghiệp.
Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về công thức đơn giản, thành phần cấu tạo và tính chất.
-Viết được PTHH phản ứng thuỷ phân của etyl axetat trong môi trường axit và môi trường kiềm.
- Phân biệt chất béo (dầu ăn, mỡ ăn) với hiđrocacbon ( dầu, mỡ công nghiệp),
- Tìm khối lượng xà phòng thu được theo hiệu suất.
B. PHƯƠNG PHÁP
Sử dụng thí nghiệm, quan sát và nghiên cứu tài liệu
C. THIẾT BỊ SỬ DỤNG
Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm cho các nhóm: Ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ, nước, chất béo lỏng, dung dịch NaOH, dung dịch NaCl, dầu ăn, lạc, khoai, đỗ, dừa, gạo, rau muống,..
Bút dạ, giấy khổ lớn
D. NỘI DUNG
1. Tình huống xuất phát: GV đặt vấn đề
Chất béo là thành phần quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Vậy theo các em chất béo là gì? Có ở đâu, thành phần và tính chất của nó như thế nào?
2. Nêu ý kiến ban đầu của HS:
GV yêu cầu HS mô tả bằng lời những hiểu biết ban đầu của mình vào vở thí nghiệm về trạng thái, màu sắc và tính chất của oxi.
- GV: yêu cầu HS trình bày quan điểm của các em về vấn đề trên (GV có thể cho HS làm việc theo nhóm)
- HS: có thể nêu ra các ý kiến khác nhau về những hiểu biết của mình về chất béo …
3. Đề xuất các câu hỏi:
Từ những ý kiến ban đầu của HS do các nhóm đề xuất, GV tập hợp thành các nhóm biểu tượng ban đầu rồi hướng dẫn HS so sánh sự giống nhau và khác nhau của các ý kiến trên, sau đó giúp các em đề xuất các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu về chất béo.
- HS: Dưới sự hướng dẫn của GV, có thể nêu ra các câu hỏi liên quan như:
+ Chất béo có tan trong nước không, tan trong những chất nào?
+ Trong thành phần bữa ăn hàng ngày những thực phẩm nào cung cấp chất béo?
+ Tại sao chất béo lại có trong thành phần bữa ăn hàng ngày? Có phải để cung cấp chất béo? v.v…
- GV: tập hợp các câu hỏi của các nhóm (chỉnh sửa và nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung tìm hiểu về chất béo…), ví dụ:
+ Chất béo có sẵn trong tự nhiên không? Nếu có thì ở đâu?
+ Chất béo có cấu tạo như thế nào? Thành phần có chứa nguyên tố hóa học nào?
+ Chất béo có tác dụng gì? v.v…
4. Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu:
4.1. Đề xuất thí nghiệm
GV tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất thí nghiệm nghiên cứu để tìm hiểu các kiến thức về chất béo, HS có thể đề xuất nhiều cách khác nhau, GV nên chọn cách thí nghiệm, quan sát và nghiên cứu tài liệu như sau
- GV đưa cho mỗi nhóm HS: Ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ, nước, chất béo lỏng, dung dịch NaOH, dung dịch NaCl, xăng, dầu ăn, lạc, khoai, đỗ, dừa, gạo, rau muống,..
GV yêu cầu mỗi nhóm đề xuất cách tiến hành thí nghiệm và quan sát hiện tượng (HS có thể nghiên cứu sách giáo khoa, tùy đối tượng HS có thể gợi ý cho HS làm thí nghiệm phản ứng xà phòng hóa: cho chất béo lỏng vào 2 ống nghiệm, thêm nước và NaOH đặc lần lượt vào, đặt cả 2 ống vào nước nóng già 70-80o trong 5-10’.)
4.2. Tiến hành thí nghiệm
GV lưu ý cung cấp đồ dùng thí nghiệm, yêu cầu HS nghiên cứu tiến hành thí nghiệm để đạt được mục đích nghiên cứu có nghĩa là tìm được câu trả lời cho câu hỏi. (GV không mô tả trước cách tiến hành thí nghiệm cho HS làm theo.
GV lưu ý HS quan sát (trạng thái các chất trước và sau thí nghiệm, ..). Nếu quan sát hiện tượng chưa rõ HS có thể làm lại thí nghiệm đến khi thu được kết quả rõ ràng.
Khi HS tiến hành thí nghiệm GV bao quát lớp, đi tới các nhóm để hướng dẫn thêm, điều chỉnh các sai lầm, giúp đỡ HS (nếu cần thiết).
GV yêu cầu HS dự đoán sản phẩm của phản ứng xà phòng hóa và viết phương trình phản ứng.
GV nên nhắc nhở động viên HS làm thí nghiệm độc lập, không nên làm theo ý tưởng của nhóm khác.
CHÚ Ý:
- Trước khi tiến hành thí nghiệm nghiên cứu, GV yêu cầu HS viết dự đoán vào vở thí nghiệm theo các mục: Câu hỏi, dự đoán, cách tiến hành thí nghiệm, hiện tượng quan sát được, dự đoán sản phẩm và viết phương trình phản ứng.
- HS tiến hành thí nghiệm và nghiên cứu tài liệu theo nhóm để tìm câu trả lời và điền thông tin vào các mục còn lại trong vở thí nghiệm.
5. Kết luận, kiến thức mới:
- GV tổ chức cho các nhóm HS báo cáo kết quả sau khi đã tiến hành thí nghiệm và nghiên cứu tài liệu.
Khi HS tiến hành thí nghiệm xong, GV yêu cầu các nhóm thảo luận (GV nên chọn các nhóm có nhiều sai lầm nên trình bày trước để các nhóm khác bổ sung và hoàn thiện). Với các nhóm làm thí nghiệm chưa thành công GV yêu cầu theo dõi bài trình bày của nhóm khác để tìm ra nguyên nhân cũng như tìm ra các thao tác cũng như thủ thuật để thí nghiệm thành công
- GV hướng dẫn cho HS so sánh lại với các suy nghĩ ban đầu của mình ở phần 2 để khắc sâu kiến thức.
Khi thảo luận GV cố gắng hướng cho HS dẫn đến kiến thức trọng tâm của bài và đi tới kết luận về thành phần và tính chất hóa học của chất béo, nhất là ứng dụng của chất béo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Georger Charpak (chủ biên) (Người dịch: Đinh Ngọc Lân), Bàn tay nặn bột - khoa học ở trường tiểu học, NXBGD 1999.
2. Nguyễn Vinh Hiển, Hoạt động quan sát và thí nghiệm trong dạy và học thực vật học ở trung học cơ sở, NXBGD, 2006.
3. Bùi Phương Nga (chủ biên), Học tích cực, Tài liệu tập huấn giáo viên, Dự án giáo dục THCS vùng khó khăn nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2011.
4. Nguyễn Xuân Thành (chủ biên), Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và tài liệu bổ trợ trong phương pháp dạy học tích cực, Tài liệu tập huấn giáo viên, Dự án giáo dục THCS vùng khó khăn nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2011.
5. Đỗ Hương Trà, Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông, NXBĐHSP, 2011.
6. Vũ Anh Tuấn - Giới thiệu giáo án hoá học lớp 8 THCS – NXBGD (2005)
7. Vũ Anh Tuấn - Giới thiệu giáo án hoá học lớp 9 THCS – NXB Hà Nội (2006)
8. Vũ Anh Tuấn - Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng THCS (2009)
9. Vũ Anh Tuấn - Thực hành thí nghiệm hoá học lớp 8 THCS (2006)
10. Vũ Anh Tuấn - Thực hành thí nghiệm hoá học lớp 9 THCS (2007)
11. Website:
12. Website:
File đính kèm:
- Tai lieu PP ban tay nan bot.doc