Hợp tác ASEAN Cộng Ba (ASEAN+3)

I. Bối cảnh

1. Hợp tác ASEAN+3 bắt đầu vào tháng 12 năm 1997 với việc nhóm họp Hội nghị Thượng đỉnh không chính thức giữa các nhà Lãnh đạo ASEAN và đối tác từ Đông Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Cộng hoà Triều Tiên (Hàn Quốc) bên lề Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN không chính thức lần thứ hai tại Malaysia.

2. Tiến trình ASEAN+3 được thể chế hoá vào năm 1999 khi các nhà Lãnh đạo đưa ra Tuyên bố chung về Hợp tác Đông Á tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN+3 lần thứ 3 tại Manila. Các nhà Lãnh đạo ASEAN+3 đã thể hiện quyết tâm và niềm tin vào việc tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa hợp tác Đông Á ở mọi cấp độ và trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế và xã hội, chính trị và các lĩnh vực khác.

3. Kể từ đó, một loạt các văn kiện then chốt đã được thông qua để đưa ra định hướng cho hợp tác ASEAN+3. Những văn kiện này bao gồm Báo cáo của Nhóm Tầm nhìn Đông Á (EAVG) năm 2001 và Báo cáo của Nhóm Nghiên cứu Đông Á (EASG) năm 2002.

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1520 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hợp tác ASEAN Cộng Ba (ASEAN+3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hợp tác ASEAN Cộng Ba (ASEAN+3) I. Bối cảnh Hợp tác ASEAN+3 bắt đầu vào tháng 12 năm 1997 với việc nhóm họp Hội nghị Thượng đỉnh không chính thức giữa các nhà Lãnh đạo ASEAN và đối tác từ Đông Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Cộng hoà Triều Tiên (Hàn Quốc) bên lề Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN không chính thức lần thứ hai tại Malaysia. Tiến trình ASEAN+3 được thể chế hoá vào năm 1999 khi các nhà Lãnh đạo đưa ra Tuyên bố chung về Hợp tác Đông Á tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN+3 lần thứ 3 tại Manila. Các nhà Lãnh đạo ASEAN+3 đã thể hiện quyết tâm và niềm tin vào việc tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa hợp tác Đông Á ở mọi cấp độ và trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế và xã hội, chính trị và các lĩnh vực khác. Kể từ đó, một loạt các văn kiện then chốt đã được thông qua để đưa ra định hướng cho hợp tác ASEAN+3. Những văn kiện này bao gồm Báo cáo của Nhóm Tầm nhìn Đông Á (EAVG) năm 2001 và Báo cáo của Nhóm Nghiên cứu Đông Á (EASG) năm 2002.  II. Hợp tác Kinh tế và Chính trị 4. Hợp tác Kinh tế và Chính trị giữa các nước ASEAN+3 đang tiến triển tốt đẹp. Các nước ASEAN+3 thường xuyên tổ chức các cuộc tham vấn và đối thoại thường xuyên ở cấp thượng đỉnh, bộ trưởng, quan chức cao cấp và chuyên viên/ nhóm công tác để tăng cường và làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác giữa các bên. 5. ASEAN+3 đã hợp tác trong việc giải quyết đe doạ khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia. Hội nghị tham vấn quan chức cấp cao ASEAN+3 về tội phạm xuyên quốc gia (SOMTC+3) được tổ chức vào tháng 6/2003 tại Hà Nội. Hội nghị Bộ trưởng ASEAN+3 về tội phạm xuyên quốc gia được tổ chức vào 10/01/2004 tại Băng-cốc, và tại đây các Bộ trưởng cũng đã thông qua kế hoạch xử lý tội phạm xuyên quốc gia trên 8 lĩnh vực là: khủng bố, buôn bán thuốc phiện bất hợp pháp, buôn bán người, cướp biển, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế và tội phạm thông tin mạng. 6. Hội nghị SOMTC+3 được tổ chức vào ngày 29/09/2004 tại Bandar Seri Begawan đã nhất trí phát triển chương trình làm việc cụ thể trong tám lĩnh vực của chương trình hợp tác chung. Từng lĩnh vực sẽ do một “nước đầu tầu” trong ASEAN chủ trì với sự hỗ trợ của các nước Cộng Ba. III. Hợp tác Kinh tế, Thương mại và Tài chính 7. Hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, tài chính đã đạt được tiến bộ to lớn. Tổng kim ngạch thương mại giữa các nước ASEAN và các nước Cộng Ba đạt 195,6 tỷ đôla Mỹ năm 2003 so với 170,8 tỷ năm 2002, tăng 14,49%. 8. Các thoả thuận thương mại song phương giữa ASEAN và Trung Quốc, giữa ASEAN và Nhật Bản đã được thiết lập, hiệp định giữa ASEAN với Hàn Quốc đang được đàm phán. Những thoả thuận này sẽ làm cơ sở cho khả năng thiết lập Khu vực Mậu dịch tự do Đông Á (EAFTA) trong tương lai không xa. 9. Về hợp tác tài chính, một thoả thuận tài chính khu vực có tên là “Sáng kiến Chiềng Mai” (CMI) đã được đưa ra. CMI gồm Thoả thuận hoán đổi ASEAN mở rộng (ASA) và một mạng lưới các thoả thuận hoán đổi song phương (BSAs) giữa các nước thành viên ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. ASA hiện đã đạt mức 1 tỷ đôla Mỹ, trong khi có 16 BSAs đã được ký kết với trị giá 36,5 tỷ đôla Mỹ. Các nước ASEAN+3 cũng đang tìm cách để tăng cường hiệu quả của CMI. 10. Về hợp tác tài chính tiền tệ, đã có tiến bộ lớn trong việc phát triển thị trường trái phiếu Châu Á (ABMI). Các nước ASEAN+3 đang nỗ lực để sửa đổi các quy định hiện tại để tạo thuận lợi cho việc phát hành và đầu tư vào trái phiếu được định giá bằng đồng bản địa theo ABMI. Trang Web trái phiếu trực tuyến (The AsianBondsOnline Website -ABW) được đưa ra vào tháng 5/2004.  IV. Thực thi các biện pháp của Nhóm Nghiên cứu Đông Á (EASG) 11. Báo cáo cuối cùng của EASG đã được các nhà Lãnh đạo thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN+3 năm 2002 tại Căm-pu-chia. Báo cáo này gồm 17 biện pháp ngắn hạn, 9 biện pháp trung và dài hạn. Các biện pháp ngắn hạn của EASG 12. Kể từ khi thông qua báo cáo cuối cùng của EASG năm 2002, các nước ASEAN+3 đã tiến hành thực hiện 17 biện pháp ngắn hạn theo EASG. Các nước ASEAN+3 đã đồng ý hoàn thành tất cả các biện pháp ngắn hạn vào lễ kỷ niệm 10 năm ASEAN+3 vào năm 2007. 13. Bốn biện pháp ngắn hạn: 1) “thực thi một chương trình phát triển nhân lực tổng thể cho Đông Á” bằng cách thiết lập Nhóm Nghiên cứu ASEAN+3 về Tạo Thuận lợi và Xúc tiến Trao đổi và Phát triển Nguồn Nhân lực” của Nhật Bản. 2) “ xây dựng một mạng lưới các chuyên gia cố vấn Đông Á ” (NEAT) của Trung Quốc và Thái Lan. 3) “thiết lập Diễn đàn Đông Á” (EAF) của Hàn Quốc và Malaysia, và 4) “thành lập Hội đồng Kinh doanh Đông Á” (EABC) của Malaysia. Một số biện pháp đã được thực thi thông qua hợp tác chuyên ngành ASEAN+3 như ‘dành đối xử ưu đãi và cơ chế GSP cho các nước kém phát triển” và “cơ chế tăng cường hợp tác đối với các vấn đề an ninh không truyền thống”.   Các biện pháp trung và dài hạn của EASG 14. Có 9 biện pháp trung và dài hạn do EASG đề xuất. Trung Quốc dự định đăng cai Hội nghị Cấp cao về đầu tư và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) vào nửa đầu năm 2005. 15. Các nước ASEAN+3 tiếp tục tổ chức thảo luận về thời điểm thích hợp để họp Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) và ý tưởng về cộng đồng Đông Á. ASEAN và Nhật Bản đã phát triển các văn bản thảo luận về EAS. Malaysia đã đề nghị đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vào năm 2005. 16. Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN+3 được tổ chức vào ngày 14/09/2004 đã thông qua đề xuất thành lập Nhóm Chuyên gia gồm các học giả và nhà nghiên cứu để nghiên cứu tính khả thi của EAFTA. 17. Các biện pháp khác đang được thảo luận tại các cuộc họp chuyên ngành ASEAN+3 gồm: 1) “thiết lập một công cụ tài chính khu vực” và “theo đuổi một cơ chế tỷ giá hối đoái có sự điều phối chặt chẽ hơn” thông qua Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN+3; 2) “thúc đẩy hợp tác môi trưởng biển khu vực chặt chẽ hơn nữa trong toàn khu vực; và 3) “xây dựng một khung khổ chính sách, chiến lược và kế hoạch hành động về năng lượng” thông qua Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN+3. Cơ chế thể chế 18. Hiện có 48 cơ chế điều phối 16 lĩnh vực hợp tác trong khuôn khổ ASEAN+3, bao gồm kinh tế, tài chính và tiền tệ, chính trị và an ninh, du lịch, nông nghiệp, môi trường, năng lượng và sản phẩm công nghệ thông tin (ICT). 19. Cơ quan ASEAN+3 được thiết lập tại Ban Thư ký ASEAN vào tháng 12 năm 2003 để trợ giúp các đồng Chủ tịch ASEAN+3 điều phối và quản lý hợp tác ASEAN+3. **************

File đính kèm:

  • docGioi thieu chung ve hop tac ASEAN 3.doc
Giáo án liên quan