Ngày 24-7- 2009, hội thảo khoa học quốc tế 100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa
Sa Huỳnh (1909-2009) do UBND tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Bộ VH-TT&DL tổ chức đã
diễn ra tại Quảng Ngãi với sự tham dự của đại sứ đặc mệnh toàn quyền Pháp Herve’
Bolot cùng gần 100 nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
Cách đây vừa tròn 100 năm (1909), nhà khảo cổ học người Pháp M.Vinet đã phát hiện
ở vùng cồn cát cạnh đầm An Khê thuộc xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ - vùng ven biển
Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), một khu mộ chum với rất nhiều hiện vật giá trị. Đó là lần đầu
tiên phát hiện một nền văn hóa cổ có niên đại cách nay 2.500 - 3.000 năm mà sau này
gọi là văn hóa Sa Huỳnh.
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1379 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hội thảo 100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh: Tìm về dấu chân người tiền sử ở Sa Huỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn Hóa Sa Huỳnh - 1
Thứ Sáu, 24/07/2009, 20:20
HỘI THẢO 100 NĂM PHÁT HIỆN VÀ NGHIÊN CỨU VĂN HÓA SA HUỲNH:
TÌM VỀ DẤU CHÂN NGƯỜI TIỀN SỬ Ở SA HUỲNH
Ngày 24-7- 2009, hội thảo khoa học quốc tế 100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa
Sa Huỳnh (1909-2009) do UBND tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Bộ VH-TT&DL tổ chức đã
diễn ra tại Quảng Ngãi với sự tham dự của đại sứ đặc mệnh toàn quyền Pháp Herve’
Bolot cùng gần 100 nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
Cách đây vừa tròn 100 năm (1909), nhà khảo cổ học người Pháp M.Vinet đã phát hiện
ở vùng cồn cát cạnh đầm An Khê thuộc xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ - vùng ven biển
Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), một khu mộ chum với rất nhiều hiện vật giá trị. Đó là lần đầu
tiên phát hiện một nền văn hóa cổ có niên đại cách nay 2.500 - 3.000 năm mà sau này
gọi là văn hóa Sa Huỳnh.
Một trong ba trung tâm văn hóa hết sức quan trọng trong thời đại kim khí
“Từ khu mộ chum Sa Huỳnh, các nhà khảo cổ Pháp đã liên tục tìm thấy các dấu vết của
một nền văn hóa thời tiền sử qua các đợt khai quật tìm thấy khoảng 500 mộ chum có
chứa nhiều loại đồ tùy táng phân bố từ dọc các tỉnh duyên hải miền Trung, Đông Nam
bộ và Tây nguyên. Trong đó Quảng Ngãi được xem như là cái nôi của văn hóa Sa Huỳnh
với 26 di tích được khai quật trong số hơn 80 địa điểm được phát hiện và nghiên cứu”.
Theo PGS, TS Lương Hồng Quang, những nghiên cứu của các nhà khoa học suốt một thế
kỷ qua về văn hóa Sa Huỳnh cho thấy đây là một trong ba trung tâm văn hóa hết sức
quan trọng trong thời đại kim khí thuộc thời đại sắt. Với các di chỉ ở Quảng Ngãi là trung
tâm, các nghiên cứu của các nhà khoa học đã xác nhận ảnh hưởng của nền văn hóa Sa
Huỳnh là hết sức rộng lớn, phạm vi của nền văn hóa này về phía Bắc có thể tới địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh với địa điểm Bãi Cọi vừa được khai quật, về phía Nam là các tỉnh miền Đông
Nam bộ: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương...
Phó viện trưởng Viện Khảo cổ học Nguyễn Giang Hải nhận định: “Quảng Ngãi không chỉ
là nơi đầu tiên phát hiện được các di tích Sa Huỳnh mà đây còn là vùng đất có các di tích
được chứng minh là cội nguồn phát triển lên văn hóa Sa Huỳnh tại khu vực duyên hải
miền Trung. Văn hóa Sa Huỳnh được ghi nhận là một trong ba trung tâm văn hóa quan
trọng nhất trong thời đại kim khí Việt Nam”.
Theo nhiều nhà khảo cổ, căn cứ vào hiện vật văn hóa Sa Huỳnh từng được phát hiện,
khai quật tại Quảng Ngãi như: mộ chum làm bằng đất nung có kèm đồ trang sức quí
gồm các chuỗi hạt đá quí, khuyên tai ba chấu… tùy táng theo mộ chum, một số dụng cụ
làm bằng đồng, sắt có niên đại khoảng 2.500 năm chứng tỏ cư dân Sa Huỳnh từ ngàn
xưa đã có trình độ kỹ thuật cao, có giao lưu quan hệ rộng với thế giới bên ngoài.
TS sử học Đoàn Ngọc Khôi - Bảo tàng Quảng Ngãi, cho biết ngoài các địa điểm đã được
khai quật trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, huyện đảo Lý Sơn cũng là một di chỉ khảo cổ
quan trọng của văn hóa Sa Huỳnh.
Năm 1997, các nhà khảo cổ học đã khai quật trên diện tích khoảng 10.000m2, sau đó
phát hiện tại đây mộ nồi làm bằng đất nung, dụng cụ sinh hoạt: cuốc đá, rìu đá, đồ
trang sức tuỳ táng theo mộ nồi… đặc trưng văn hóa Sa Huỳnh được chế tác từ đá có
niên đại 2000 - 2.500 năm. Năm 2000, các nhà khảo cổ học tiếp tục khai quật di tích
Suối Chình bên dưới chân núi Thới Lới, xã An Hải, huyện Lý Sơn thì cũng phát hiện mộ
nồi, một số dụng cụ sinh hoạt bằng gốm, đồ trang sức làm từ ốc biển… Sở dĩ gọi là xóm
Ốc vì khai quật lên địa điểm này phát hiện nhiều vỏ ốc dưới đất do cư dân Sa Huỳnh để
lại.
Văn Hóa Sa Huỳnh - 2
Đề xuất xây dựng Bảo tàng Sa Huỳnh
Là một trong ba nền văn hóa cổ của Việt Nam, văn hóa Sa Huỳnh đã in đậm dấu ấn
trong đời sống cư dân cổ qua những hiện vật quý hiếm khai quật được từ các khu mộ
chum nằm rải ráctrong bờ và các đảo gần bờ .
Đồ gốm được đoán định cách nay 3.000 năm,
khai quật được tại di tích Gò Ma Vương (Đức Phổ, Quảng Ngãi) năm 1978
Các ý kiến tham luận tại hội thảo đã đưa ra nhiều phát hiện và nhận định mới về văn
hóa Sa Huỳnh. Theo giáo sư Yamagata Mariko, khoa khảo cổ ĐH Waseda (Nhật ), hội
thảo này là cơ hội để xem xét lại đồ gốm Sa Huỳnh vì đồ gốm Sa Huỳnh đóng một vai
trò quan trọng trong những nghiên cứu đồ gốm thời tiền sử và trong một số nghiên cứu
rải rác về đạo lý và ngôn ngữ ở Đông Nam Á.
Trong khi đó TS Judith Cameron, ĐH Quốc gia Úc, lại cho rằng: Những khai quật khảo cổ
gần đây tại các di tích Sa Huỳnh ở miền Trung VN đã giúp nâng cao đáng kể tri thức của
chúng ta về nền văn hóa Sa Huỳnh. Số lượng dồi dào các đồ tạo tác đẹp lạ kỳ trong các
bình lọ địa táng tại các địa điểm này chứng thực rõ ràng sự giàu có của các nhóm người
thời kỳ lịch sử nguyên thủy.
Với ba nhóm đề tài được đưa ra trình bày tại hội thảo, có khá nhiều ý kiến trái ngược
nhau. Xung quanh vấn đề nguồn gốc của nền văn minh Sa Huỳnh và ảnh hưởng của nó
đối với các quốc gia cổ trong lưu vực sông Mekong và hải đảo Đông Nam Á có những
quan điểm khác nhau.
TS Nguyễn Thị Ninh, Viện Khảo cổ học VN, nhận xét : Các học giả phương Tây khi
nghiên cứu các di tồn vật chất thu được từ các di tích mộ chum của văn hóa Sa Huỳnh
đều đánh giá cao trình độ văn minh của cư dân nền văn hóa này. Họ cho rằng có một
nền văn minh rực rỡ như vậy phải do một lớp cư dân có trình độ văn minh cao hơn đem
từ bên ngoài tới.
Trong khi đó theo TS Nguyễn Thị Ninh, quan điểm của các nhà nghiên cứu VN dựa trên
những bằng chứng khảo cổ được phát hiện từ gần 100 di tích văn hóa tiền Sa Huỳnh và
văn hóa Sa Huỳnh đã từng bước chứng minh cho nguồn gốc bản địa của nền văn minh
này. Và trên cơ sở bóc tách những yếu tố hội nhập nội sinh và sự tiếp thu có chọn lọc
những yếu tố văn hóa ngoại sinh, đã tạo nên bản sắc văn hóa đặc sắc của nền văn minh
Sa Huỳnh.
Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá Sa Huỳnh trên dải đất miền Trung , GS Petter
Bellwood -Trường ĐH Quốc gia Pháp - khuyến cáo: Cần bảo vệ nghiêm ngặt các di tích
văn hóa Sa Huỳnh, không để xảy ra sự đào bới sai nguyên tắc. Nếu tiến hành khai quật
Văn Hóa Sa Huỳnh - 3
các di tích cần phải thông qua kênh nhà nước để vừa bảo tồn được hiện vật, vừa phát
huy được giá trị nền văn hóa Sa Huỳnh.
Hiện tại, Sở VH-TT &DL Quảng Ngãi đang lập đề án khả thi trình Bộ VH-TT&DL xét duyệt
xây dựng Bảo tàng Sa Huỳnh ngay trên vùng đất Sa Huỳnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng
Ngãi - nơi 100 năm trước lần đầu tiên phát hiện khu mộ chum đặc trưng văn hoá Sa
Huỳnh. Theo tiến sĩ sử học Đoàn Ngọc Khôi, bảo tàng Sa Huỳnh này sẽ là mắt xích quan
trọng để kết nối, bảo tồn hiện vật văn hóa Sa Huỳnh, hình thành con đường di sản văn
hóa Sa Huỳnh trên dải đất miền Trung.
KIM EM-MINH THU
PGS-TS Nguyễn Khắc Sử, phó chủ tịch hội đồng khoa học
- trưởng phòng nghiên cứu thời đại đá - Viện Khảo cổ học Việt Nam
Cần khẩn trương nghiên cứu tổng thể các di tích văn hóa Sa Huỳnh
Trung tâm văn hóa Sa Huỳnh thực chất là ở Quảng Ngãi và lan tỏa ra các tỉnh lân cận:
Bình Định và Quảng Nam. Đây là cái nôi sản sinh ra sắc thái đặc thù riêng của nền văn
hóa Sa Huỳnh. Văn hóa Sa Huỳnh không chỉ mang tính bản địa ven biển mà còn có yếu
tố lan rộng vào sâu trong khu vực đồng bằng, ra hải đảo và lên tận vùng núi.
Theo tôi, cư dân Sa Huỳnh đã xây dựng cơ tầng văn hóa vững chắc, hình thành sắc thái
đặc thù, phát triển đạt đến trình độ cao thì họ mới có thể lan tỏa, mở rộng mối quan hệ
giao lưu vươn ra thế giới bên ngoài. Dấu tích của mối quan hệ giao lưu ấy là những dấu
ấn văn hóa chứ không phải là cội nguồn văn hóa Sa Huỳnh.
Ngày nay, ở Việt Nam tốc độ đô thị hóa, phát triển các khu kinh tế, KCN ở các địa
phương đang lan nhanh. Để tránh tình trạng các di tích khảo cổ học văn hóa Sa Huỳnh
bị xâm hại, chúng ta cần khẩn trương tiến hành điều tra, nghiên cứu tổng thể các di tích
khảo cổ học văn hóa Sa Huỳnh. Quy hoạch xây dựng sau này cũng cần dựa trên những
điều tra, quy hoạch các điểm di tích văn hóa Sa Huỳnh.
Chúng ta đã có luật di sản văn hóa, do vậy các cơ quan nào, doanh nghiệp nào triển
khai dự án lớn tại khu vực có di tích văn hóa Sa Huỳnh cần phối hợp chặt chẽ với các cơ
quan văn hóa để các nhà khảo cổ học tiến hành điều tra, khai quật di dời. Tránh tình
trạng xây dựng dự án án xong mới phát hiện di tích thì không thể xử lý được. Cần xây
dựng bảo tàng trưng bày những hiện vật văn hóa Sa Huỳnh đã phát hiện và nghiên cứu
suốt 100 năm qua tại VN để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa Sa Huỳnh…
KIM EM ghi
File đính kèm:
- Hoi Thao Van Hoa Sa Huynh.pdf