Trách nhiệm là phần việc được giao, nghĩa vụ phải làm tròn theo cương vị, chức trách của mình. Con người có bao nhiêu vị trí, vai trò, chức năng trong các mối quan hệ xã hội thì có bấy nhiêu trách nhiệm. Đó là trách nhiệm thành viên của mỗi người trong quan hệ gia đình; trong cộng đồng, tổ chức, xã hội; trách nhiệm công dân trong quan hệ với đất nước; trách nhiệm phục vụ nhân dân, là công bộc của dân, của cán bộ, công chức
Trách nhiệm là một khái niệm kép, vừa thuộc phạm trù đạo đức, vừa thuộc phạm trù pháp luật. Có trách nhiệm chỉ chịu sự phán xét của dư luận, đạo đức. Có trách nhiệm ngoài sự phán xét của dư luận, đạo đức còn chịu sự xét xử của pháp luật. Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, chịu sự phán xét của cả dư luận, đạo đức, kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước, trong đó việc nhận thức đúng đắn, tự giác thực hiện có vai trò quan trọng
17 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chính phủ nhận trách nhiệm. Trong Thư gửi đồng bào nông thôn và cán bộ nhân dịp cải cách ruộng đất ở miền Bắc căn bản hoàn thành, sau khi nêu những khuyết điểm, sai lầm của Đảng trong việc đoàn kết nông thôn, việc đánh kẻ địch, việc chấn chỉnh tổ chức, trong chính sách thuế nông nghiệp, Người viết: “Vì sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ có chỗ thiếu cụ thể, thiếu kiểm tra đôn đốc - cho nên khi cải cách ruộng đất đã xảy ra những khuyết điểm, sai lầm Trung ương Đảng và Chính phủ đã nghiêm khắc kiểm điểm những sai lầm, khuyết điểm ấy và đã có kế hoạch kiên quyết sửa chữa, nhằm đoàn kết cán bộ, đoàn kết nhân dân, ổn định nông thôn, đẩy mạnh sản xuất”[21].
2. Tấm gương hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân
a) "Tổ quốc trên hết"; "Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi"
Cả cuộc đời cách mạng của Hồ Chí Minh là hiện thân của tinh thần và quyết tâm phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Trong câu trả lời phóng viên báo Granma, Cuba, Người nói: “Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi”. Điều đó được chứng minh một cách đầy đủ bằng cả cuộc đời hoạt động của Người.
Sau hơn ba mươi năm lặn lội tìm đường cứu nước, cứu dân, khi chính quyền đã về tay nhân dân, Hồ Chí Minh không hề gợn lên một suy nghĩ nhỏ nào về hưởng thụ. Sau khi giành được độc lập, Người đã cùng Trung ương Đảng, Chính phủ đưa chính quyền nhân dân non trẻ vượt qua bao thác ghềnh, gian khó. Nếm mật, nằm gai, lội suối ngủ rừng, tiếp tục lãnh đạo nhân dân đánh thắng hai cuộc chiến tranh của thực dân, đế quốc. Trong điều kiện hòa bình, với cương vị Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, Người vẫn giữ gìn lối sống trong sạch, giản dị, vì nước, vì dân.
b) Tất cả vì độc lập, tự do của Tổ quốc; "Không có gì quý hơn độc lập, tự do!"
Trước thời cơ giành độc lập, Người quyết tâm: “dù có đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho kỳ được độc lập dân tộc".
Sau khi giành được chính quyền và trong suốt 24 năm lãnh đạo đất nước, Người luôn luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc, "dĩ bất biến, ứng vạn biến" để giữ gìn và bảo vệ nền độc lập ấy.
Trước chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, tư tưởng "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" của Người có sức lan tỏa mạnh mẽ, huy động được sức mạnh của toàn dân tộc chiến đấu vì độc lập, tự do và giành được thắng lợi vẻ vang.
c) Tất cả vì lợi ích của Tổ quốc và nhân dân, không dành riêng cho cá nhân và gia đình
Trả lời các nhà báo nước ngoài, Người nói: “Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui. Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì với vòng danh lợi"[22].
Trong bản Di chúc, Người viết: “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”[23].
IV.HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ NĂNG CAO Ý THỨC TRÁCH NHIỆM, HẾT LÒNG, HẾT SỰC PHỤNG SỰ TỔ QUỐC, PHỤC VỤ NHÂN DÂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. Quán triệt tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh “trung với nước, hiếu với dân”, nâng cao nhận thức về ý thức trách nhiệm, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân trong cán bộ, đảng viên, công chức
- Giáo dục đạo đức trước hết là tác động vào nhận thức, tạo ra ý thức đạo đức đúng đắn, qua đó mỗi người tự giác thực hiện để có hành vi đạo đức phù hợp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên những phẩm chất đạo đức cơ bản của người cán bộ cách mạng, tiêu biểu nhất là “trung với nước, hiếu với dân”. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trước hết cần quán triệt sâu sắc tư tưởng của Người, để vận dụng và làm theo.
- Học tập và làm theo tư tưởng “tận trung với nước, tận hiếu với dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay là mỗi người phải tuyệt đối trung thành với lợi ích của đất nước, của dân tộc, đặt độc lập dân tộc, chủ quyền và lợi ích quốc gia lên trên hết và trước hết. ý thức hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân của mỗi người phải được thể hiện trong hành động đem hết tài năng, sức lực cống hiến cho độc lập, tự do của Tổ quốc, cho sự phát triển của đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, mỗi cán bộ, công chức phải hoàn thành nhiệm vụ, chức trách của mình theo đúng pháp lệnh công chức. Biểu hiện cụ thể là làm tốt những công việc hàng ngày, nhất là những việc liên quan trực tiếp tới đời sống của người dân.
- Để nâng cao ý thức trách nhiệm, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân cần kiên quyết đấu tranh, phê phán những quan niệm và biểu hiện sai trái. Đó là sự lầm lẫn giữa quyền uy được tổ chức giao phó với quyền lực cá nhân. Sự lẫn lộn đó dẫn tới cơn khát quyền lực, chạy quyền, mua quyền, bán quyền, lộng quyền, cửa quyền, tham quyền cố vị. Khi có quyền mà thiếu lương tâm sẽ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân, đục khoét dân, ăn của đút, “dĩ công vi tư”. Lúc sinh thời Bác Hồ đã cảnh báo: “Cậy thế mình ở trong ban này ban nọ, rồi ngang tàng phóng túng, muốn sao được vậy, coi khinh dư luận, không nghĩ đến dân. Quên rằng dân bầu mình ra là để làm việc cho dân, chứ không phải để cậy thế với dân”[24].
2. Cụ thể hóa ý thức trách nhiệm phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân trong từng cơ quan, đơn vị, địa phương
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, mỗi người, dù ở cương vị nào cũng cần phải tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức. Người đã có nhiều lời dạy rất cụ thể về đạo đức của các giai cấp, tầng lớp, nhóm xã hội Những lời dạy của Người đến nay vẫn còn nguyên giá trị và cần được cụ thể hóa trong điều kiện mới.
- Cơ sở để vận dụng, cụ thể hóa những lời dạy của Bác với các giai cấp, tầng lớp, nhóm xã hội là đường lối, quan điểm, giải pháp đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Đó là đảm bảo quyền làm chủ của dân “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, thực hiện đường lối quần chúng “gần dân, học dân, gắn bó với dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”, thực hiện được nhiệm vụ của người cán bộ “nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, đảm bảo dân sinh, nâng cao dân trí”. Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, dù làm việc ở vị trí nào cũng đều cần quán triệt những quan điểm chung đó.
- Cần cụ thể hóa tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân thành các nhiệm vụ trên từng vị trí công tác, từng loại công việc. Thấm nhuần, quán triệt sâu sắc tư tưởng và tấm gương vì nước quên mình, vì nhân dân phục vụ của Bác Hồ để vận dụng, cụ thể hóa nội dung những lời dạy của Bác đối với ngành, địa phương, giới mình trong điều kiện mới, gắn với hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị.
3. Kết hợp chặt chẽ giữa tổ chức, hướng dẫn với động viên, kiểm tra, giám sát việc làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" hướng vào việc nâng cao vai trò tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Vì vậy, cần động viên, khuyến khích, hướng dẫn mọi người, đặc biệt là cán bộ, đảng viên, công chức tự giác đề ra chỉ tiêu phấn đấu “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh”. Trong đợt học tập chủ đề "Nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân" của năm nay, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức công tác ở mọi cấp, mọi ngành, nhất là các cán bộ lãnh đạo chủ trì, chủ chốt, cần xây dựng kế hoạch của mỗi cá nhân học tập và làm theo Bác với những việc làm cụ thể, định kỳ báo cáo trước chi bộ, cơ quan, đơn vị.
- Để hỗ trợ mỗi cá nhân thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mỗi tập thể đảng, chính quyền, đoàn thể xây dựng các chương trình hành động, giúp đỡ, giám sát và kiểm tra việc tự giác làm theo. Định kỳ yêu cầu các cá nhân báo cáo những việc đã làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
4. Phát huy vai trò nêu gương trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Một trong những nguyên tắc thực hành đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh là phải nêu gương về đạo đức. Hồ Chí Minh yêu cầu mọi người đều phải nêu gương về đạo đức. Ông bà nêu gương cho con cháu, cha mẹ nêu gương cho con, anh chị nêu gương cho em, đảng viên nêu gương cho quần chúng... Phát huy vai trò nêu gương trong thực hành đạo đức có ý nghĩa to lớn không chỉ trước mắt mà còn mãi mãi lâu dài về sau.
- Trong phạm vi xã hội, việc nêu gương về đạo đức của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo các cấp, có vai trò đặc biệt quan trọng. Trong tác phẩm Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy, nhân dân ta đã có câu nói rất hay và rất đúng là “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Theo yêu cầu đó của dân, trong Đảng và hệ thống quản lý nhà nước, việc lãnh đạo đi trước, làm trước để đảng viên, quần chúng, nhân dân đi sau, làm theo có ý nghĩa rất quan trọng. Việc nêu gương về đạo đức không chỉ là sự vận động mà phải trở thành những quy định, sự ràng buộc trách nhiệm để mỗi người đều tự giác và cần phải thực hiện. Các cấp, các ngành cần chủ động ban hành các quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo trước nhân viên; cán bộ, đảng viên trước quần chúng.
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Ts. Nguyễn Duy Hùng
Chịu trách nhiệm nội dung:
Ts. Hoàng phong Hà
Biên tập nội dung:
TS. Trịnh đình Bảy
Phí ngọc Nội
Trình bày bìa: Phạm thuý Liễu
Chế bản vi tính: Nguyễn thị Hằng
Sửa bản in: phòng biên tập kỹ thuật
Đọc sách mẫu: Phí ngọc Nội
File đính kèm:
- TailieuhoctapDDHCM-He2009.doc