Hoạt động làm quen với văn học Đề tài : truyện “một phen sợ hãi”

* Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên truyện, cảm nhận và hiểu được nội dung câu chuyện. Nắm được trình tự nội dung câu chuyện, tên và đặc điểm tính cách của nhân vật qua lời nói, hoàn cảnh, hành động cách cư xử. Biết một số luật lệ giao thông đường bộ.

- Trẻ biết kể truyện cùng cô.

* Kĩ năng:

- Nghe trọn vẹn câu chuyện và biết trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc. Phát triển khả năng tư duy cho trẻ.

* Thái độ:

- Giáo dục trẻ tính cẩn thận, ý thức chấp hành luật lệ giao thông.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 13514 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động làm quen với văn học Đề tài : truyện “một phen sợ hãi”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gv: Vũ Thị Dung Lớp: Mẫu giáo lớn trung tâm. Trường mầm non sơn Ca Ngày soạn: Thứ 5, ngày 27/03/2014. Ngày dạy: Thứ 6, ngày 28/03/2014. HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC Đề tài: Truyện “Một phen sợ hãi”. I. Mục tiêu: * Kiến thức: - Trẻ nhớ tên truyện, cảm nhận và hiểu được nội dung câu chuyện. Nắm được trình tự nội dung câu chuyện, tên và đặc điểm tính cách của nhân vật qua lời nói, hoàn cảnh, hành động cách cư xử. Biết một số luật lệ giao thông đường bộ. - Trẻ biết kể truyện cùng cô. * Kĩ năng: - Nghe trọn vẹn câu chuyện và biết trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc. Phát triển khả năng tư duy cho trẻ. * Thái độ: - Giáo dục trẻ tính cẩn thận, ý thức chấp hành luật lệ giao thông. II. Chuẩn bị: Máy tính, máy chiếu, hoặc tranh minh họa nội dung câu chuyện. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu - Cô cho trẻ hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố” ? Các con vừa hát bài hát gì? ? Bài hát nói về điều gì? - Bài hát nói về các bạn nhỏ chơi trò chơi về giao thông ở sân trường. ? Khi đèn đỏ bật lên các bạn nhỏ đã làm gì? ? Khi đèn xanh bật lên các bạn nhỏ đã làm gì? - Các bạn nhỏ rất ngoan đã biết chấp hành luật lệ giao thông và cô cũng có một câu truyện rất hay nói về cún anh và cún em cũng tham gia giao thông đấy, để xem Cún anh Và Cún em có chấp hành luật lệ giao thông không các con hãy lắng nghe cô kể câu chuyện “Một phen sợ hãi” do tác giả (Phạm Minh Thư) sang tác nhé ! 2. Hoạt động 2: Cô kể diễn cảm câu chuyện. - Cô kể lần 1 kết hợp giọng điệu minh hoạ. ? Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì ? - Lần 2 (kết hợp hình ảnh trên máy chiếu hoặc tranh minh họa). 3. Hoạt động 3: Đàm thoại, giảng giải. ? Cô vừa kể các con nghe câu chuyện gì? ? Do tác giả nào sang tác? ? Trong chuyện có những nhân vật nào? + Cún anh và cún em được mẹ cho phép đi đâu? + Mẹ dặn 2 anh em điều gì ? - Hai anh em nhà cún được mẹ cho phép đi chơi phố. Trước khi đi mẹ đã dặn hai anh em phải đi trên vỉa hè phía bên tay phải, đến ngã tư đường phố thấy đèn đỏ thì phải dừng lại, đèn xanh mới được đi. + Cún em có nghe lời mẹ dặn không?   + Khi ra phố chơi cún em đã đi như thế nào? + Cún anh có nghe lời mẹ dặn không?   + Khi ra phố chơi cún anh đã đi như thế nào? + Thấy Cún em đi gữa lòng đương cún anh đã làm gì ? + Điều gì xẩy ra với cún em? - Ra đến phố cún em đã không nghe lời mẹ dặn đi giữa lòng đường còn cún anh thì ngoan ngoãn đi sát lề đường phía bên phải. Chỉ vì không nghe lời mẹ dặn nên cún em xít nữa thì bị xe đâm phải. + Ai đã giúp cún em đi lên vỉa hè ? + Chú cảnh sát giao thông căn dặn điều gì? + Cún em có biết nhận lỗi không ? - Nhờ có chú cảnh sát giao thông mà cún em đã đi lên được vỉa hè, cún em cảm thấy rất hối hận vì không nghe lời mẹ dặn, khi được chú cảnh sát giúp đỡ và căn dặn cún em đã nhận lỗi và hứa sẽ không đi sai đường như vậy nữa. - Khi các con đi đường các con sẽ đi như thế nào? - Các con phải biết khi ra đường các con nhớ đi sát lề đường, đi bên phía tay phải, khi qua đường phải có người lớn dắt, khi đến ngã tư đường phố các con phải chú ý khi có đèn đỏ thì đứng lại, đèn xanh thì qua đường các con nhé. * Chơi trò chơi: Đèn xanh đèn đỏ. - Cho trẻ cầm tay nhau thành vòng tròn đi xung quanh lớp, vừa đi vừa hát bài “Đèn xanh, đèn đỏ” Đến từ đèn đỏ thì trẻ dừng lại, đèn xanh thì trẻ tiếp tục đi. 4. Hoạt động 4: Trẻ kể truyện. - Cô gọi 1 – 2 trẻ nhanh nhẹn lên kể truyện. - Cô bao quát và hướng dẫn động viên trẻ kể truyện. 5 Hoạt động 5: Trò chơi: “Thi xem độ nào nhanh”. * Cách chơi: - Cô chia trẻ trong lớp thành hai đội, 1 đội bạn nam, 1 đội bạn nữ. Nhiệm vụ của trẻ sẽ phải bật qua suối nhỏ lên lấy 1 đèn tín hiệu gắn vào bảng của nhóm mình. Đội nam sẽ gắn đèn màu xanh, đội nữ sẽ gắn đèn màu đỏ. Thời gian gian của trò chơi được tính bằng 1 bản nhạc, kết thúc 1 bản nhạc đội nào gắn được nhiều đèn tín hiệu đội đó sẽ thắng cuộc, đội thua cuộc sẽ phải nhảy lò cò. * Luật chơi: - Phải bật qua suối nhỏ, mỗi bạn lên chơi chỉ được gắn 1 tín hiệu đèn. - Cô tổ chức cho trẻ chơi, bao quát khuyến khích động viên trẻ chơi. - Nhận xét giờ học và ra chơi. - Trẻ hát - Em đi qua ngã tư đường phố - Trả lời. - Dừng lại. - Đi nhanh qua đường. - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Một phen sợ hãi. - Phạm Minh Thư. - Mẹ , cún anh, cún em, chú cảnh sát giao thông... - Đi chơi phố - Đường phố đông người....qua đường  - Không nghe lời mẹ dặn, đi giữa lòng đường. - Ngoan ngoãn...bên phải đường. - Gọi cún em.Xít bị xe ô tô đâm phải. - Chú cảnh sát giao thông - Trẻ trả lời - Đi sát lề đường, đi bên phía tay phải… - Trẻ chơi - Trẻ kể. - Lắng nghe - Trẻ chơi.

File đính kèm:

  • docGv.doc